Nội dung chính Ngữ văn 12 chân trời Bài 6: Đàn ghi ta của Lor-ca
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Đàn ghi ta của Lor-ca sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ (THƠ)
VĂN BẢN: ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
I. Tìm hiểu tác giả Thanh Thảo và văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca.
1. Tác giả.
a. Tiểu sử
- Tên: Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công.
- Sinh: 1946.
- Quê quán: Tỉnh Quảng Ngãi.
- Ông tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sau đó vào chiến trường miền Nam tham gia chiến đấu.
b. Sự nghiệp
- Sau năm 1975, ông viết báo, tiểu luận phê bình và nhiều thể loại khác song đóng góp quan trọng nhất của ông là ở lĩnh vực thơ.
- Thơ Thanh Thảo giàu suy tư, trăn trở về những vấn đề của xã hội và thời đại, thể hiện sự nỗ lực cách tân thơ ca, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do với nhịp điệu và những liên tưởng phóng khoáng, có sức khơi gợi mạnh mẽ.
c. Tác phẩm chính
- Các tác phẩm chính của Thanh Thảo gồm có: Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trăng cỏ (1978), Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988)…
2. Tác phẩm
Xuất xứ
- Đàn ghi ta của Lor-ca được rút từ tập Khối vuông ru-bích.
- Tập thơ thể hiện rõ qua phong cách thơ Thanh Thảo: giàu tính chất tượng trưng và siêu thực. Thể hiện cái tôi nội cảm, hướng tới vẻ đẹp tinh thần của con người, đặc biệt quan tâm đến những nhà thơ, nhà văn lớn có nhân cách và số phận đặc biệt như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Xéc-gây Ê-xê-nhin, Gác-xi-a Lor-ca….
II. Phân tích hình tượng Lor-ca
1. Tìm hiểu một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực
Trạm 1:
- Các dòng thơ không có dấu câu, dòng thơ, khổ thơ có độ dài, ngắn khác nhau.
- Bố cục và mạch cảm xúc:
+ Phần 1: 6 cầu đầu: Hình ảnh người nghệ sĩ tự do, cô độc trong bối cảnh không gian rộng lớn.
+ Phần 2: 16 dòng tiếp theo: Hình ảnh Lor-ca bị hạ sát và niềm xót xa, tiếc thương của tác giả.
+ Phần 3: Còn lại: Hình ảnh bất tử của Lor-ca.
=> Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai từ sự cảm thương với người nghệ sĩ đơn độc đến sự xót xa tiếc thương của tác giả đối với cái chết của Lor-ca và niềm tin vào sự bất tử của ông.
Trạm 2:
Từ ngữ, hình ảnh gợi tả hình tượng nhà thơ Lor-ca | Nét độc đáo của từ ngữ, hình ảnh | |
Khổ 1 | Áo choàng đỏ gắt Lang thang về miền đơn độc Trên yên ngựa mỏi mòn .... | Vừa gợi tả hình ảnh dũng mãnh của Lor-ca trong chiếc áo choàng đỏ của các dũng sĩ đấu bò, vừa gợi tả hình ảnh người nghệ sĩ tự do, cô độc trong không gian rộng lớn. |
Khổ 2 | Áo choàng bê bết đỏ Cháng đi như người mộng du ..... | Gợi tả nỗi xót xa, tiếc thương của tác giả đối với cái chế của Lor-ca, đồng thời gợi lên hình ảnh bi trang của người nghệ sĩ. |
Trạm 3:
- Áo choàng đỏ gắt: Biểu tượng cho người dũng sĩ, cũng là biểu tượng cho người nghệ sĩ Lor-ca trong cuộc đấu tranh cho khát vọng dân chủ, cho những cách tân trong nghệ thuật.
- Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta xanh lá, tiếng ghi ta tròn bọt nước, tiếng ghi ta màu bạc: Biểu tượng cho những cách tân trong nghệ thuật của Lor-ca.
=> Hành động ném lá bùa vào xoáy nước, ném trái tim vào lặng yên: Biểu tượng cho sự hi sinh vì nghệ thuật của người nghệ sĩ, đồng thời cũng có thể là biểu tượng của sự giải thoát cho Lor-ca khỏi những đau khổ trần gian.
Trạm 4:
- Việc lặp lại âm thanh tiếng đàn “li-la lia-la li-la” có tác dụng gợi tả âm thanh vang mãi, không dứt của chùm hợp âm tiếng đàn ghi ta, đồng thời gợi tả sự bất tử của Lor-ca va nghệ thuật của ông.
Trạm 5:
Các dòng thơ được viết theo lối vắt dòng, câu thơ dài, ngắn khác nhau. Khổ thơ thứ hai gần như không có vần (chỉ có 2/6 dòng dùng vân thông, nhạc điệu có phần trúc trắc, gợi tả sự kinh hoàng, nhạc điệu có phần du dương, vang xa, gợi tả sự trường tồn của nghệ thuật của Lor-ca.
Trạm 6:
HS có thể phát triển suy nghĩ của bản thân.
III. Tìm hiểu chủ đề và mối quan hệ giữa chủ đề với hình thức nghệ thuật của tác phẩm
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng xót thương, tiếc nuôi cho cái chế của Lor-ca nói riêng, của người nghệ sĩ trên hành trình đấu tranh cho tự do, cho sự sáng tạo nghệ thuật, đồng thời ca ngợi, tôn vinh sự bất tử của nghệ thuật.
Khái niệm | Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca | Biện pháp tu từ | |
Chủ đề | Là vấn đề chính mà VB nêu lên qua một hiện tượng đời sống | Niềm tiếc thương, xót xa của nhà thơ Thanh Thảo đối với cái chết của Lor-ca, niềm tin vào sự bất diệt của Lor-ca nói riêng nghệ thuật nói chung. |
Chủ đề tư tưởng thông điệp của VB được thể hiện qua biện pháp tu từ: điệp từ, ẩn dụ. |
Tư tưởng | Là sự nhận thức, lí giải và thái độ của tác giả đối với toàn bộ nội dung | Sự nhận thức của Thanh Thảo về số phận bi kịch của người nghệ sĩ, về sự dâng hiến của người nghệ sĩ cho cuộc đời. | |
Thông điệp | Là ý tưởng quan trọng nhât, là bài học, cách ứng xử mà tác giả muốn gửi đến người đọc | Sự bất tử của nghệ thuật. |
IV.Tổng kết
1. Nội dung
- Bài thơ đã xây dựng được hình tượng Lor-ca với những khía cạnh khác nhau: một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một cái chết oan khốc, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác, một tâm hồn nghệ sĩ bất diệt.
- Lor-ca là một hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính trong một môi trường bạo lực thống trị đã sống và chết rất cao đẹp. Qua việc thể hiện cái chết đau xót của Lor-ca, bài thơ còn là tiếng nói tri âm của Thanh Thảo với nghệ thuật chân chính và nghệ sĩ Lor-ca.
2. Nghệ thuật
- Hình thức nghệ thuật độc đáo: kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc về kết cấu; mang phong cách tượng trưng pha màu sắc siêu thực rất gần gũi với phong cách thơ Lor-ca; hình ảnh thơ phong phú, ngôn từ mới mẻ góp phần làm nên diện mạo phong phú của thơ ca Việt Nam sau 1975.
=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 6: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo)