Nội dung chính Ngữ văn 12 chân trời Bài 6: Đây thôn Vĩ Dạ

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Đây thôn Vĩ Dạ sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ (THƠ) 

VĂN BẢN: ĐÂY THÔN VĨ DẠ

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Tên: Hàn Mặc Tử tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí.

- Năm sinh: 1912 – 1940.

- Quê quán: làng Lệ Mĩ, huyện Đồng Lộc, Đồng Hới (nay là Quảng Bình).

- Ông bắt đầu làm thơ từ 14-15 tuổi.

- Năm 1936, ông chủ xướng Trường Thơ Loạn với quan điểm sang tác độc đáo thiên về siêu thực – tượng trưng, hoàn toàn khác với quan điểm lãng mạn của các nhà thơ cùng thời.

- Cuối năm 1936, bệnh phong khởi phát khiến Hàn Mặc Tử phải về Quy Nhơn chạy chữa. Sau đó qua đời tại trại phong Quy Hòa. 

b. Tác phẩm chính

- Các tác phẩm chính của ông bao gồm: Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), kịch thơ Duyên kì ngộ (1939), thơ văn xuôi Chơi giữa mùa trăng (1941).

2. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Thể loại: Thơ

- Xuất xứ: Bài thơ sáng tác năm 1938 và trích trong tập Thơ Điên.

- Theo nhiều nguồn thông tin, bài thơ gợi cảm hứng từ tấm bưu thiếp của một cô gái Huế gửi cho Hàn Mặc Tử khi ông được cách li để chữa trị bệnh phong ở Quy Nhơn.

II. Khám phá văn bản

1. Tìm hiểu một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố siêu thực.

Trạm dừng chân 1:

- Khổ thơ này có thể hiểu là toàn bộ lời của cô gái nói với chàng trai, nhưng cũng có thể hiểu là chàng trai tự nói với mình (dòng thơ thứ nhất nhắc lại lời cô gái mời về thôn Vĩ, dòng thơ thứ hai, thứ ba, thứ tư tưởng tượng chuyến đi thăm thôn Vĩ của mình).

- Cảnh vật thông Vĩ tươi mới, trong trẻo, sáng ngời, thể hiện qua hình ảnh nắng mới lên, mướt, xanh như ngọc, đặc biệt là cách dùng phép so sánh rất mới mẻ: xanh như ngọc, cho thấy sắc xanh như phát sáng. Con người thông Vĩ phúc hậu, dịu dàng, kín đáo, thể hiện qua hình ảnh “mặt chữ điền” khuất sau “lá trúc”.

Trạm dừng chân 2:

- Gió và mây luôn đi cùng một hướng, và khi có gió thì nước cũng gợn lăn tăn. Tuy nhiên, trong khổ thơ này, gió và mây chia lìa hai ngả, dòng nước cũng lặng im, buồn thiu, không gợn sống.

- Từ “kịp” thể hiện lo âu, sợ hãi trước bước đi thời gian của chủ thể trữ tình. Vạn vật như đang chia lìa, người rời xa nhau, mà thời gian của chủ thể có lẽ không còn nhiều để kịp đón chiếc thuyền chở trăng về.

Trạm dừng chân 3:

- “Khách đường xa” ở khổ thơ cuối có thể là người con gái mà chủ thể trữ tình thương nhớ, người mà anh luôn “mơ” đến. Từ không gian “ở đây” mịt mù sương khói, chủ thể trữ tình dõi nhìn ra không gian “đường xa”. Những hình ảnh trong khổ thơ này tràn ngập những đường nét cụ thể bị xóa mờ (đường xa), sự cách trở đến gần như xa lạ, mất mát (nhìn không ra), sự mịt mờ khiến con người không còn nhận ra nhau (sương khói mờ nhân ảnh), cặp đại từ “anh – em” thân thương trở thành “khách đường xa” và đại từ “ai- ai” đầy xa cách. Từ đó, có thể thấy, dường như sự tin tưởng, nhớ thương giữa chủ thể trữ tình và “em” đã dần phai nhạt và trở thành nỗi lo âu về sự chia li, mất mát không thể tránh khỏi.

Trạm dừng chân 4:

Yếu tố siêu thực thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh sau:

+ Gió theo lối gió, mây đường mây Thể hiện sự kết hợp giữa những hình ảnh vốn dĩ rất khác biệt, ít khi đi liền nhau, tạo nên một không gian phi hiện thực.

+ Hình ảnh vườn buổi sớm, bến sông đêm khuya và một nơi chốn “ở đây” không xác định cả về không gian và thời gian, đặt liền nhau: Thể hiện sự kết hợp giữa những không gian, thời gian khác xa nhau tạo nên những liên tưởng đột ngột, bất ngờ về những ám ảnh đau thương của chủ thể trữ tình. Trong không gian “ở đây” đầy cô độc, chủ thể trữ tình hình dung bản thân được “về chơi” ở thế giới bên ngoài, tìm lại những vẻ đẹp tươi mát, rực rỡ của thế giới đó, nhưng rồi vẫn ám ảnh về sự chia lìa, mất mát và cuối cùng lại bị những nỗi đau, lo âu, sợ hãi của bản thân kéo trở về với thế giới cô độc của riêng mình.

2. Tìm hiểu chủ đề và mối quan giữa chủ thể với hình thức nghệ thuật của tác phẩm

a. Chủ đề và mối quan giữa chủ thể với hình thức nghệ thuật của tác phẩm

- HS dựa vào sơ đồ sau để trả lời câu hỏi:

BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ (THƠ) VĂN BẢN: ĐÂY THÔN VĨ DẠ

+ Câu hỏi 1: Câu hỏi và cũng là lời mời mọc, pha chút trách móc nhẹ nhàng của người con gái thôn Vĩ => thể hiện tình cảm thân mật, trân trọng, quý mến.

+ Câu hỏi 2: Câu hỏi mang cảm xúc lo âu, xót xa của chủ thể trữ tình trước sự chia lìa, tan vỡ của vạn vật.

+ Câu hỏi 3: Câu hỏi mang cảm xúc hoang mang, cô đơn, đầy tổn thương và mất mát của chủ thể trữ tình trước sự xa cách của những người mình yêu thương, nhớ nhung.

- Về ngoại cảnh, sự biến đổi đột ngột từ cảnh vườn tược buổi sáng sớm, tươi xanh, tràn đầy sức sống, đến cảnh sông nước đêm khuya lặng lẽ, hiu hắt và cuối cùng là một không gian “ở đây” mịt mờ sương khói, không rõ ở thời điểm nào trong ngày.

+ Về cảm xúc của chủ thể trữ tình, sự biến đổi đột ngột từ hạnh phúc, tươi vui đến lo lắng, bất an và cuối cùng là đau buồn, thất vong, cô độc.

- Chủ thể của bài thơ: Vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ trong những hình dung đầy thương nhớ, lo âu và đau thương của một con người mãi mãi không còn dịp trở lại.

+Một số biện pháp nghệ thuật góp phần thể hiện chủ đề: câu hỏi tu từ, thủ pháp so sánh, sự kết hợp giữa các từ ngữ, hình ảnh vốn khó kết hợp với nhau, sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng... kết hợp với các chi tiết: Vườn thôn Vĩ đẹp một cách hư ảo với nắng hàng cau, là xanh và gương mặt phúc hậu của người thôn Vĩ bên sống thôn Vĩ hư hư thực thực với gió và mây, dòng nước lặng lẽ, hoa bắp lay và con thuyền chở đầy ánh trăng; cô gái thôn Vĩ đẹp trong trắng, thanh khiết đến gần như xa lạ, gần như không có thực, khiến chủ thể trữ tình càng xót xa, đau đớn về tình yêu tuyệt vọng của mình.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Cả bài thơ là một bức tranh thôn Vĩ vừa mang vẻ đẹp rất thực với tất cả nét trong sáng, tinh khôi, thơ mộng với những đặc trưng của thiên nhiên xứ Huế. Nhưng dường như những hình ảnh ấy mơ hồ, mờ nhòe như thực, như ảo. Tất cả được tái hiện lại qua kí ức của người nghệ sĩ.

+ Ba khổ thơ với những hình ảnh dường như không liên quan nhưng sự thực chúng là những mảnh ghép kí ức của nhà thơ. Đồng thời cũng là nỗi đau đớn, quằn quại của Hàn Mặc Tử khi khao khát được sống, tha thiết với đời còn quá sâu nặng mà thời gian còn lại của đời người lại quá ngắn ngủi.

=> Bài thơ vừa là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước nhưng đồng thời cũng là khao khát sống đến cháy bỏng của nhà thơ.

2. Nghệ thuật

+ Mạch thơ đứt nối không theo tính liên tục của thời gian và duy nhất của không gian nhưng lại diễn tả mạch vận động nhất quán của dòng tâm tư.

+ Hình ảnh độc đáo giàu sức gợi, ngôn ngữ cực tả trong sáng, súc tích khiến cho trường liên tưởng được mở rộng, khung cảnh thiên nhiên trở nên đẫy đà, giàu sức sống để nhấn mạnh hơn khao khát sống của người nghệ sĩ

+ Sử dụng hàng lọat câu hỏi tu từ, giọng điệu da diết khắc khoải khiến cho bài thơ đọng lại trong lòng người đọc là một nỗi băn khoăn, day dứt về cuộc đời.

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 6: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay