Nội dung chính Ngữ văn 12 chân trời Bài 6: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ (THƠ)
VIẾT: VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TUỔI TRẺ
I. Tri thức về kiểu bài
1. Kiểu bài:
Nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ là kiểu bài dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận và làm sáng tỏ một vấn đề xã hội có liên quan đến tuổi trẻ từ đó giúp người đọc nhận thức đúng đắn về vấn đề và có thái độ, hành động phù hợp với vấn đề đó.
2. Yêu cầu đối với kiểu bài:
+ Trình bày luận điểm rõ ràng, gãy gọn, thể hiện được quan điểm của người viết về vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ.
+ Đưa ra hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục chính xác, tin cậy, thich hợp, đẩy đủ để làm sáng tỏ luận điểm.
+ Có thể phân tích, trao đổi ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện, khách quan về vấn đề.
3. Bố cục
Bố cục bài viết gồm có 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ cần bàn luận, trình bày được quan điểm của người viết về vấn đề.
+ Thân bài: Giải thích được vấn đề cần bàn luận, trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết, có thể trao đổi với các ý kiến khác về vấn đề, nêu được những đề xuất, giải pháp phù hợp để thực hiện hoặc giải quyết vấn đề.
+ Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề, đề xuất tóm tắt giải pháp hoặc bài học phù hợp.
II. Phân tích ngữ liệu tham khảo
1.
Bố cục bài viết gồm 3 phần: mở bài (đoạn đầu), kết bài và thân bài. Vấn đề được bàn luận trong bài viết là khẳng định bản thân như thế nào?
2.
Cách mở bài của bài viết vô cùng ấn tượng, mở bài bằng cách dẫn hình ảnh của kình ngư Ánh Viên, từ đó, nêu câu hỏi về vấn đề cần bàn luận. Ở phần kết, người viết dùng hình ảnh tấm bảng chỉ dường để vừa thể hiện quan điểm của người viết đối với vấn đề đã bàn luận, đồng thời đề xuất cách khẳng định bản thân.
3.
4.
HS có thể trả lời theo các định hướng:
+ Bạn học được điều gì từ cách mở bài, kết bài?
+ Bạn học được điều gì từ cách trình bày luận điểm, cách lập luận?
III. Quy trình viết bài
* Quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ được thực hiện như sau:
Quy trình viết | Thao tác cần làm | Lưu ý |
Bước 1: Chuẩn bị viết | Xác định đề tài, mục đích, đối tượng người đọc…. | |
Thu thập tư liệu ………. | ||
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý | Tìm ý: ………… | |
Lập dàn ý …………. | ||
Bước 3: Viết bài | ………… …………. | |
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa | Đọc lại bài viết và chỉnh sửa ……….. | |
Rút kinh nghiệm ……….. |
Lưu ý trong từng bước thực hiện viết bài
*Bước 1: Chuẩn bị viết
+ Để bài viết hấp dẫn bạn nên chọn những vấn đề xã hội được nhiều người trẻ quan tâm, đang có nhiều ý kiến, quan điểm trái ngược và có ý nghĩa với chính bạn:
+ Mục đích của bài viết là gì?
+ Người đọc là ai? Họ mong đợi điều gì từ bài viết của bạn?
+ Thu thập tài liệu cần thiết phục vụ cho bài viết.
*Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Trả lời các câu hỏi:
+ Vấn đề xã hội có liên quan đến tuổi trẻ mà tôi quan tâm là gì? Những nội dung khái niệm nào cần được giải thích?
+ Quan điểm, ý kiến của tôi về đề tài này là gì?
+ Tôi nên sử dụng những lí lẽ, bằng chứng gì để làm sáng tỏ luận điểm?
+ Có những biểu hiện tiêu cực hay ý kiến trái chiều nào về đề tài mà tôi đang quan tâm? Quan điểm của tôi về những biểu hiện ý kiến đó là gì?
+ Tôi thay đổi nhận thức và hành động của bản thân như thế nào sau khi suy ngâm trao đổi cụ thể, toàn diện về vấn đề.
*Bước 3: Viết bài
+ Trình bày luận điểm rõ ràng, ngắn gọn. Kết hợp nêu luận điểm với lí lẽ bằng chứng để tăng tính thuyết phục.
+ Tách đoạn hợp lí và sử dụng các phương tiện liên kết để tăng sức thuyết phục, hấp dẫn.
+ Có thể kết hợp với thuyết minh, tự sự, biểu cảm để tăng tính thuyết phục.
…..
*Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa.
=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 6: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ