Nội dung chính Ngữ văn 12 chân trời Bài 7: Ngày 30 Tết

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Ngày 30 Tết sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ (TIẾU THUYẾT HIỆN ĐẠI) 

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: NGÀY 30 TẾT

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Ma Văn Kháng: 1936.

- Quê ở Hà Nội, từng là giáo viên ở Lào Cai và Phó giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Lao động, Ủy viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài.... 

- Ông được trao tặng Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1988 và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.

b. Sự nghiệp văn chương

Một số tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm có: Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết – 1979), Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết – 1985); Ngày đẹp trời (tập truyện ngắn – 1986)....

2. Tác phẩm

Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn ra đời trong giai đoạn xã hội Việt Nam đang chuyển mình từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, với biến động âm thầm mà dữ dội trong đời sống tâm lí, tư tửng con người và những giá trị tinh thần của xã hội đang dần thay đổi.

- Đoạn trích có nhan đề do ban biên soạn đặt. Trích từ chương 12 của tác phẩm.

II. Phân tích văn bản Ngày 30 Tết.

(1)

Nội dung chính của văn bản: Kể về cuộc viếng thăm gia đình chồng cũ của chị Hoài, người chị dâu cả góa chồng trong nhà.

 (2)

- Những hành động, lời nói của nhân vật Hoài:

+ Ăn mặc giản dị, gương mặt nhân hậu với nụ cười tươi tắn.

+ Xởi lởi, vui vẻ hỏi thăm từng người trong gia đình chồng cũ, quan tâm từng chuyện buồn vui của từng thành viên trong gia đình cũ của mình.

+ Đều đặn viết thư hỏi thăm các em chồng và bố chồng.

+ Dù bận rộng vẫn cố gắng thu xếp về an ủi gia đình chồng cũ  khi có chuyện không vui.

+ Mang theo những món đặc sản giản dị nhưng chứa đựng sự quan tâm, chăm sóc từ những gì nhỏ nhất.

=> Từ đó có thể thấy, nhân vật Hoài là một người phụ nữ đảm đang, khéo léo, giàu tình cảm và mạnh mẽ làm chủ số phận của mình. Đó là kiểu phụ nữ truyền thống, ân tình, thủy chung là kiểu người lưu giữ nét đẹp ngàn đời qua những biến thiên dữ dội của thời đại.

(3)

- Những chi tiết về gia đình mới của chị Hoài: Chồng mới và các con chị luôn ủng hộ chị về thăm gia đình cũ, thậm chí con chị còn nhét quà vào tay nải, giục chị đi nhanh, đòi đi thăm gia đình ông Bằng, còn nói về ông Bằng và các em chồng cũ của mẹ như chính ông và các cô chú của mình. Từ đó, có thể thấy, gia đình mới của chị Hoài rất tôn trọng quá khứ của chị và cũng yêu quý gia đình cũ của chị như bản thân chị.

(4)

- Những hình ảnh, chi tiết nói lên tình cảm của mọi người trong gia đình đối với chị Hoài:

+ Ông Bằng sững người, xúc động khi nhìn thấy chị Hoài, ân cần hỏi thăm gia đình mới của chị.

+ Lý ôm chầm chị Hoài, nức nở.

+ Phượng reo lên, mừng rỡ nắm tay chị Hoài, mắt ngấn lệ khi thấy đôi gót chân nứt nẻ của chị Hoài.

+ Mọi người dồn dập hỏi thăm về sức khỏe, gia đình và những công việc thường ngày. Như vậy, mọi người rất yêu thương và tôn trọng chị, vẫn coi chị là chị dâu cả trong gia đình.

(5)

- Thái độ tinh cảm của các nhân vật trong cảnh thắp hương ngày Tết:

+ Ông Bằng chỉnh lại trang phục, thành kính thắp hương khấn vái tổ tiên và những người đã mất.

+ Luận biến sắc khi thấy cha bỏ qua tên em trai.

+ Lý khéo léo chuẩn bị mâm cỗ, tự hào khoe biết khấn đúng bài kinh Phật.

+ Chị Hoài nhìn đăm đăm lên bàn thờ, thế chân ông cụ sau khi ông lui ra.

=> Từ đó ta thấy, dù có thời đại có thay đổi thì truyền thống văn hóa của người Việt Nam vẫn luôn tồn tại, sống mãi trong từng bữa cơm, từng câu khấn Tết, sự tưởng nhớ về những người đã mất, sự quan tâm chăm sóc của các thành viên gia đình với nhau.

(6)

Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm: Cần phải bảo vệ những giá trị truyền thống về văn hóa gia đình trước những biến chuyển của thời cuộc.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Cuộc viếng thăm gia đình chồng cũ của chị Hoài người dâu cả góa chồng trong nhà. 

- Đồng thời gửi gắm thông điệp về giữ bảo tồn phát huy những giá trị truyền thống của người Việt.

2. Nghệ thuật

Lời văn chân thực, giản dị, mộc mạc nhưng xoáy sâu vào tâm trí cũng như cảm nhận của độc giả.

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 7: Ngày 30 Tết (Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay