Nội dung chính Ngữ văn 12 chân trời Bài 8: Nguyên tiêu
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Nguyên tiêu sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
BÀI 8: HAI TÂY XÂY DỰNG MỘT SƠN HÀ (TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)
VĂN BẢN: NGUYÊN TIÊU (RẰM THÁNG GIÊNG)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Tiểu sử
Xem lại phần tìm hiểu tác giả - VB 1 tác gia Hồ Chí Minh.
2. Tìm hiểu văn bản Nguyên tiêu.
2.1. Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của
Nguyên tiêu
+ Bài thơ Nguyên tiêu được sáng tác trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại chiến khu Việt Bắc.
+ Theo một số tư liệu, bài thơ được Hồ Chí Minh ứng tác sau một cuộc họp bàn về chiến dịch, giữ khung cảnh núi rừng, tác phẩm được nhà thơ Xuân Thủy dịch ứng khẩu ngay tại thời điểm đó. Giữa bản dịch phổ biên ssua này và bản dịch lần đầu có khác nhau đôi chút.
II. Khám phá văn bản
1. Bố cục bài thơ
HS có thể chia theo 2 cách:
- Cách 1:
+ Dòng 1: Khai: Khai mở chức năng của bài thơ. Đại ý đêm rằm thàng Giêng, trăng tròn, rất đẹp.
+ Dòng 2: Chuyển: Sắc xuân của sông nước, bầu trời chan hòa khắp không gian.
+ Dòng 3: Chuyển: Xuân của đất trời xuân kháng chiến: bàn việc quân sự giữa nơi khói sóng hư ảo, đêm rằm.
+ Dòng 4: Kết: Khuya về, con thuyền chở đầy ánh trăng xuân.
- Cách 2:
+ Hài dòng thơ đầu: Khung cảnh đêm trăng rằm tháng Giêng ngời sắc xuân.
+ Hai dòng cuối: Con thuyền bàn việc quân sự, khuya về, chở đầy ánh trăng xuân.
2. Tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, trong hai dòng thơ đầu
Đặc trưng của bức tranh đêm rằm trong hai dòng thơ đầu | Các hình thức nghệ thuật diễn tả đặc trưng ấy |
Đêm trăng rằm, ánh trăng vằng vặc lan toản khắp không gian. | Hình ảnh “nguyệt chính viên” (trăng vào lúc tròn nhất) |
Không gian mênh mông rộng lớn, trời nước giao hòa. | Hình ảnh “xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên”. Nhấn mạnh vào từ “tiếp” như xóa nhòa đường chân trời => Trời và nước giao hòa mở rộng không gian đến vô cùng vô tận, càng cộng hưởng với ánh trăng vằng vặc, lung linh, huyền ảo. |
Sắc xuân cũng tràn ngập khắp không gian | - Điệp ngữ “xuân giang, xuân thủy, tiêp xuân thiên” (sông mùa xuân, nước mùa xuân tiếp liền với trời xuân) -> sức xuân, sắc xuân cùng với ánh trăng phủ khắp vạn vật, trở thành đặc tính của không gian. - Vần chân (“viên”, “thiên”, “thuyền”) kết hợp với nhịp 4/3; 2/2/3 đặc trưng của thơ thất ngôn tứ tuyệt tạo ra âm điệu nhẹ nhàng, thanh lịch, cổ điển => góp phần miêu tả không gian tĩnh lặng, bồng bềnh, hài hòa, tràn ngập sắc trăng và sắc xuân. |
3. Tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh trong hai dòng thơ cuối
(1)
- “Yên ba thâm xứ” nghĩa là “giữa thăm thẳm khói sóng” trong thơ cổ điển thường chỉ đến việc những tạo nhân mặc khách lánh xa cuộc đời để giữ gìn sự trong sạch cho tâm hồn. Trong dòng thơ này, “yên ba thâm xứ” gợi đến nơi các chí sĩ cách mạng bàn việc quân - ở giữ dòng sông trong đêm trăng rằm tháng Giêng => vừa gợi ra dáng vẻ thanh cao, nhàn tản, thoát tục như các bậc tao nhân mặc khách thưở trước (màu sắc cổ điển), nhưng không lánh đời mà ngược lại, trăn trở giúp đời, hướng đến lí tưởng yêu nước và sự nghiệp cách mạng cứu nước.
- Cụm từ “đàm quân sự” cho thấy hình ảnh con người trong bức tranh nguyên tiêu là những chí sĩ cach mạng bàn bạc việc quân, mang nặng “nỗi nước nhà” => Thể hiện đặc trưng của sáng tác Hồ Chí Minh luôn gắn với sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc, coi văn chương là vũ khí trên mặt trận tư tưởng, phục vụ cho lí tưởng cao đẹp ấy.
=> Khái quát sự biến chuyển về hình ảnh thơ từ hai dòng thơ đầu sang hai dòng thơ cuối: Hai dòng thơ đầu là bức tranh của thiên nhiên, hai dòng thơ sau là bức tranh của con người, hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau tả hoạt động, tất cả là những mảnh ghép làm nên bức tranh nguyên tiêu trọn vẹn.
(2)
- Nguyệt mãn thuyền gợi ra hình ảnh ánh trăng kì ảo như kết đọng lại thành dòng ánh sáng, hữu hình, gợi cảm, rót khắp không gian và tràn ngập thuyền,cho thấy sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo và cảm nhận tinh tế trước vẻ đẹp của trăng. Nếu hiểu là “trăng tràn vào đầy thuyền”, hình dung của người đọc tập trung vào “trăng” ánh trăng kì ảo lan tỏa khắp không gian trời, nước, hòa cùng sắc xuân bức tranh thiên nhiên hiện ra tĩnh và có những khoảng lặng giống như một bức tranh thủy mặc được họa bằng thơ. Nếu hiểu là “trăng đầy thuyền” hình dung của người đọc tập trung vào “thuyền” và con người trong bài thơ, gợi ra một tâm thế chủ động nắm bắt thời cuộc giữa vẻ đẹp thiên nhiên kì ảo.
- Bài thơ kết lại bằng hình ảnh “nguyệt mãn thuyền” tức là kết lại trong ánh sáng kì ảo của trăng => tạo ra dư ba vang vọng, như lan tỏa ánh sáng trong tâm hồn người đọc. Từ đó, làm bật lên tâm hồn của chủ thể trữ tình: yêu thiên nhiên, lạc quan, ung dung, tự tại....
4. Tìm hiểu tâm hồn, phong thái, đặc điểm sáng tác của tác giả Hồ Chí Minh thể hiện trong bài thơ
- Nguyên tiêu có sự kết hợp tính chất cổ điển và hiện đại.
+ Tính cổ điển: Thể hiện qua thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: sáng tác thơ chữ Hán tạo sắc thái trang nhã, hoài cổ, đề tài quen thuộc trong thơ cổ, thủ pháp chấm phá, hình ảnh con người nơi “yên ba thâm xứ” đầy thanh tao, cao nhã...
+ Tính hiện đại: Làm mới các hình ảnh cổ điển thanh tao nhưng không lánh đời, trái lại giúp đời, trăn trở về sự nghiệp cứu nước, “nguyệt mãn thuyền” gợi tới “Quá ngọ tính lai, tuyết mãn thuyền” nhưng mang phong vị lạc quan, tin tưởng của người chí sĩ cách mạng, gắn bó với lí tưởng cách mạng và tình yêu nước. Cách cảm nhận chuyển đổi cảm giác tinh tế, đặc trưn của văn học hiện đại, hình tượng người chí sĩ cách mạng là trung tâm, không lánh đời mà nhập thế “bàn việc quân” cứu nước, mang đậm cảm hứng yêu nước, thể hiện lí tưởng cách mạng của chủ thể trữ tình, mang tới hơi thở thời đại mới.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Nguyên tiêu:
+ Miêu tả đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc. Qua đó, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
2. Nghệ thuật
- Nguyên tiêu
+ Thể thơ tứ tuyệt.
+ Hình ảnh thơ đẹp đẽ, bay bổng, vừa cổ điển vừa hiện đại.
+ Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, hiện đại.
=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 8: Nguyên tiêu (Hồ Chí Minh)