Nội dung chính Ngữ văn 12 chân trời Bài 9: Khuôn đúc đồng Cổ Loa - "nỏ thần" không chỉ là truyền thuyết
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Khuôn đúc đồng Cổ Loa - "nỏ thần" không chỉ là truyền thuyết sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
BÀI 9: KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (VĂN BẢN THÔNG TIN)
VĂN BẢN: KHUÔN ĐÚC ĐỒNG CỔ LOA: “NỎ THẦN” KHÔNG CHỈ LÀ TRUYỀN THUYẾT
I. Tìm hiểu văn bản
Tác phẩm Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “Nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết.
- Tên đầy đủ của văn bản là Tận mắt khuôn đúc đồng Cổ Loa: “Nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết.
II. Tìm hiểu bố cục, mạch lạc, cách chọn lọc thông tin của văn bản thông tin
1.
- Các thông tin chính của VB:
+ Nhà trưng bày khu di tích Cổ Loa... trong tiến trình lịch sử dân tộc: Giới thiệu khái quát về nơi trưng bày bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao động Cổ Loa.
+ Những bảo vật này được phát hiện... viết là “Người”: Giới thiệu hoàn cảnh phát hiện bộ sưu tập và mô tả chi tiết một số hiện vật trong bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng Cổ Loa.
+ Ông Hoàng Công Huy... được thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vệ Quốc gia theo quyết định số 2283/QĐ-TTg: Trình bày dữ liệu cho thấy giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc đồng Cổ Loa.
+ Hàng nghìn di vật mũi tên đồng... cùng lúc nhiều mũi tên là có thật: KHẳng định sự tồn tại có thật của “nỏ thần” trong lịch sử.
VB đã sử dụng kiểu bố cục sau: trật tự logic, cụ thể như sau:
+ Phân loại đối tượng: Miêu tả hiện trạng của di tích lò đúc và mười một mang khuôn đúc bằng đá.
+ Quan hệ nhân quả: Giới thiệu về hiện trạng, giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng ở Cổ Loa để khẳng định về sự tồn tại có thật của “nỏ thần” trong lịch sử.
2.
Người viết chọn trình bày những thông tin miêu tả chi tiết về hình dáng, hiện trạng và giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc, mũi tên và lao đồng Cổ Loa => Lí do chọn lựa: Cung cấp chứng tích vật chất về sự hiện diện của “nỏ thần” trong lịch sử, tiến đến khẳng định “nỏ thần” là có thật, chứ không phải chỉ có trong truyên thuyết.
=>Nhận xét: Thông tin được chọn lọc phù hợp với mục đích của VB, đáp ứng việc thực hiện mục đích ấy.
III. Tìm hiểu dữ liệu của văn bản thông tin
Trạm 1:
Loại dữ liệu được sử dụng trong đoạn văn:
+ Nội dung phỏng vấn ông Hoàng Công Huy – lãnh đạo Ban quản lí khu di tích Cổ Loa: Dữ liệu thể hiện ý kiến cá nhân của ông Hoàng Công Huy về giá trị của bộ sưu tập khuôn đúc đồng Cổ Loa, đây người đang trực tiếp chịu trách nhiệm quản lí, bảo tồn bộ sưu tập. Đây cũng là dữ liệu được thu thập trực tiếp bởi người thực hiện bài viết.
+ Quyết định số 2283/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận khuôn đúc đồng Cổ Loa là Bảo vẩ Quốc gia: dữ liệu sơ cấp.
Vai trò của dữ liệu trong việc thể hiện thông tin chính của VB: Tăng tính thuyết hục độ tin cậy của thông tin chính.
Trạm 2:
Dữ liệu mới mẻ, cập nhật vì bộ sưu tập khuôn đúc mũi tên và lao đồng ở Cổ Loa là những di vật được phát hiện mới nhất (2004 – 2007) trong số những chứng tích được tìm thấy liên quan đến kĩ thuật đúc đồng của người Việt ở giai đoạn Cổ Loa – thời kì An Dương Vương (hai hiện tượng khảo cổ học có liên quan được phát hiện trước đó là khi mũi tên đồng ở Cầu Vực (1959) và trống đồng, lưỡi cày đồng ở Mả Tre (!982).
Dữ liệu, thông tin có độ tin cậy cao vì được trích xuất từ nhà trưng bày khu di tích Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội)
3. Tìm hiểu phương tiện phi ngôn ngữ
- Trường hợp VB sử dụng hình ảnh minh họa: Người đọc hiểu rõ khái niệm mang khuôn đúc, hình dung rõ hơn về mang khuôn đúc mũi tên ba cạnh và mang đúc lũi lao hình cánh én. Hình ảnh minh hoạ này cũng giúp người đọc hình dung rõ hơn về cách người viết mô tả các bộ phận của khuôn đúc và cách người dân Âu Lạc đúc mũi tên đồng.
- Trường hợp VB không sử dụng hình ảnh minh hoạ (hình 3): Người đọc rất khó hình dung và hiểu rõ những nội dụng được trình bày trong phần VB: “Trong số mười một mang khuôn đúc bằng đá được tìm thấy… ráp vào nhau sẽ tạo thành một sự trùng khít lí tưởng”.
4. Thái độ của người viết
Qua văn bản trên người viết thể hiện thái độ: Khẳng định sự tồn tại có thật của “nỏ thần” trong lịch sử - giai đoạn Cổ Loa, thời kì An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa và nhà nước Âu Lạc, tự hào về trình độ kỹ thuật và tư duy bậc thầy của các nghệ nhân luyện kim thời Việt cổ.
III. Tổng kết
Nội dung
+ Khẳng định sự tồn tại của “nỏ thần” trong lịch sử là thật.
+ Ca ngợi tư duy cũng như trình độ điêu luyện của những nghệ nhân luyện kim Việt cổ.
2. Nghệ thuật
+ Sử dụng thành công phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ góp phần thể hiện thành công dụng ý của tác giả.