Nội dung chính Ngữ văn 12 chân trời Bài 9: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội sách Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
BÀI 9: KHÁM PHÁ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (VĂN BẢN THÔNG TIN)
Viết: VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN HOẶC XÃ HỘI
I. Tri thức về báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
a. Khái niệm
Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là kiểu bài trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội dựa trên những bằng chứng đã thu thập từ quá trình khảo sát thực tế, thu thập và phân tích dữ liệu/thực nghiệm những giải pháp mà người nghiên cứu đề xuất.
b.Yêu cầu đối với kiểu bài
+ Xác định được đề tài và câu hỏi nghiên cứu.
+ Thực hiện được các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu.
+ Trình bày được đầy đủ,sáng tạo,thuyết phục các kết quả nghiên cứu bằng văn phong khoa học.
+ Sử dụng phân tích được đa dạng các loại dữ liệu trong nghiên cứu, xác định được tính cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu.
+ Sử dụng phù hợp các trích dẫn, cước chú, các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu…) để làm rõ thông tin.
+ Trình bày phần tài liệu tham khảo đúng quy cách.
+ Bố cục văn bản báo cáo gồm các phần mục:
Tên đề tài/nhan đề báo cáo
Tóm tắt
Từ khoá
Mở đầu
Nội dung chính
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục nếu có
II. Phân tích bài tham khảo
(1)
- Nhan đề: Đánh giá hiện trạng phát sinh và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lí rác thải nhựa tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm,thành phố hồ Hà Nội.
- Tóm tắt: Trong nghiên cứu này… phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội.
- Từ khoá: Rác thải nhựa, nhựa, nguồn phát sinh rác, quản lí môi trường, Thượng Cát.
- Mở đầu:Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới… Nghiên cứu được thực hiện với 7 tổ dân phố và 2578 hộ gia đình của phường Thượng Cát.
- Nội dung chính: 2.1. Khái niệm rác thải nhựa. 2.2. Kết quả nghiên cứu và đề xuất (2.2.1. Thành phần và khối lượng rác thải nhựa theo từng nguồn, 2.2.2. Khối lượng rác thải nhựa phát sinh tại phường Thượng Cát, 2.2.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí rác thải nhựa tại phường Thượng Cát).
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
(2)
Câu hỏi nghiên cứu: HIện trạng phát sinh rác thải nhựa tại phường Thượng Cát như thế nào? Cần có giải pháp nào để nâng cao công tác quản lí rác thải nhựa tại địa phương?
- Phương pháp nghiên cứu:
+ 1 xác định khối lượng và thành phần rác thải đối với khu dân cư, nhà hàng, cơ quan, công sở….
+ 2 xác định khối lượng và thành phần rác thải đối với chợ dân sinh và khu công cộng.
+ 3 Kết hợp với phỏng vấn, điều tra khảo sát.
- Phạm vi nghiên cứu: 7 tổ dân phố và 2587 hộ gian đình của phường Thượng Cát.
(3)
Những loại dữ liệu được sử dụng trong bài báo cáo:
+ Dữ liệu sơ cấp: Kết quả khảo sát khối lượng và thành phần rác thải nhựa theo từng nguồn như khu dân cư, nhà hàng, chợ, khu cơ quan, công sở, từ các hoạt động quét đường và các khu công cộng….
+ Dữ liệu thứ cấp: Báo cáo tổng kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường năm 2019, 2020 trên địa bàn phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, kết quả nghiên cứu của tác giả như Jambeck, J.R, Geyer….
Vai trò của dữ liệu ấy:
+ Dữ liệu sơ cấp: Cung cấp bằng chứng tin cậy cho những nhận định, đánh giá của nhóm nghiên cứu hiện trạng phát sinh nguồn rác thải nhựa tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội , cho việc nhóm nghiên cứu xác lập cách hiểu biết về khái niệm rác thải nhựa, tạo cơ sở tin cậy để nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lí rác thải nhựa trên tại địa phương trên.
+ Dữ liệu thứ cấp: Cho phép người nghiên cứu thu thập thông tin về thực trạng xử lí rác thải nhựa của Việt Nam trong mối tương quan so sánh với thế giới, khối lượng rác thải thu gom được trên địa bàn phường Thượng Cát (vốn là loại dữ liệu mà người nghiên cứu khó có thể tiếp cận trực tiếp được do cần có phương tiện, thiết bị lớn để thu gom và thu thập trên một phạm vi địa bàn rất rộng.
(4)
Các thông tin do báo cáo cung cấp có tính cập nhật, độ tin cậy và khách quan cao vì:
+ Được trích từ các tài liệu có tính học thuật như tạp chí khoa học chuyên ngành, báo cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, VB quy phạm pháp luật hướng dẫn của cơ quan quản lí nhà nước.
+ Được công bố bởi chuyên gia trong lĩnh vực đó và có người đọc là học giả hoặc chuyên gia trong lĩnh vực đó.
+ Có tính minh bạch vì dữ liệu được thu thập và phân tích hợp lí, có thể kiểm chứng được.
+ Có tính khách quan, không có tính định kiến và không được công bố vì mục đích thương mại hay chính trị.
+ Mới cập nhật vì các dữ liệu, thông tin đều được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2020 thời điểm bài báo cáo công bố là năm 2021, vì vậy những dữ liệu, thông tin được trình bày trong bài báo cáo trên đều mới và được cập nhật.
Từ những yếu tố trên có thể kết luận các thông tin do bài báo cáo trên cung cấp có tính cập nhật, độ tin cậy và khách quan cao.
(5)
Danh mục các tài liệu tham khảo trong bài viết này đã được trình bày theo đúng chuẩn APA.
(6) HS tự thực hiện
(7)
Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong báo cáo là biểu đồ và bảng biểu. Tác dụng: Hỗ trợ biểu đạt trực quan, sinh động nội dung trình bày và cung cấp thêm một số thông tin mà phương tiện ngôn ngữ chưa trình bày trong báo cáo.
2. Thực hành viết theo các bước
(a) Chuẩn bị
- Xác định đề tài:
+ Đề tài có thể là một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội được bạn và nhiều người quan tâm.
+ Đề tài nên có tính cụ thể, tránh chọn đề tài quá rộng hoặc quá hẹp khó triển khai.
+ Đề tài có thể góp phần tìm hiểu một vấn đề thực tiễn hoặc vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế để cải thiện thực trạng.
Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc, mục tiêu, câu hỏi phương pháp và phạm vi nghiên cứu.
+ Tránh đặt quá nhiều câu hỏi nghiên cứu, vượt quá khả năng giải quyết, phạm vi nghiên cứu của đề tài. Từ câu hỏi nghiên cứu, xác định phạm vi tài liệu tham khảo, cơ sở lí thuyết cần tìm hiểu, cách thức điều tra khảo sát/ thực nghiệm bao gồm cách chọn đối tượng nghiên cứu, các dữ liệu cần thu thập, cách thu thập, phân tích đánh giá dữ liệu.
+ Xác định phạm vi nghiên cứu cụ thể và phù hợp với năng lực cá nhân, thời gian và kinh phí thực hiện.
Thu thập tư liệu
+ Mục đích của việc thu thập tài liệu là để tìm hiểu cơ sở lí thuyết của đề tài cũng như những đóng góp hạn chế của những công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài… từ đó xác định hướng nghiên cứu, đóng góp từ đề tài của bạn.
+ Việc thu thập dữ liệu. thông tin cần đảm bảo tính mới mẻ, cập nhật và độ tin cậy cao.
+ Chú ý thu thập cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để có cái nhìn toàn diện, khách quan về vấn đề nghiên cứu.
+ Lưu trữ dữ liệu hệ thống, khoa học bằng cách lập danh mục dữ liệu với đầy đủ thông tin, có thể trích dẫn trực tiếp một số thông tin quan trọng từ dữ liệu hoặc trích dẫn gián tiếp.
b.Phác thảo đề cương nghiên cứu
Sau khi thu thập đủ dữ liệu thông tin, các bạn cần đọc kĩ các dữ liệu đó. Tiếp theo, phác thảo đề cương nghiên cứu gồm các phần như: tên đề tài, ló do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, cơ sở lí thuyết….
Thực hiện nghiên cứu
+ Dựa trên các tài liệu đã đọc, phác thảo cơ sở lí thuyết để xác lập căn cứ cho việc khảo sát thực trạng hoặc thực nghiệm giải pháp đề xuất nhằm cải tiến thực trạng.
+ Để tăng tính khách quan độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu, cần trực tiếp thu thập các dữ liệu liên quan đến dề tài để làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu như: số liệu thống kê từ khảo sát thực trạng hoặc kết quả thực nghiệm, ý kiến của những người có liên quan đến vấn đề nghiên cứu….
+ Phân tích xử lí dữ liệu thu thập được bằng những công cụ phù hợp. Chẳng hạn như phân tích, xử lí các số liệu thống kê bằng cách làm thủ công hoặc sử dụng các phần mềm.
+ Sau khi phân tích dữ liệu thì tiến hành lí giải, phân tích, đánh giá, nhận xét về những thông tin thu thập được.
Viết báo cáo
Trên cơ sở đề cương và các thông tin đã có, tiến hành viết báo cáo kết quả nghiên cứu theo đề cương. Khi viết cần lưu ý:
+ Tuân thủ các quy định về hình thức trình bày của một báo cáo nghiên cứu.
+ Đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan dựa trên bằng chứng thu thập được.
+ Sử dụng phù hợp trích dẫn, cước chú và phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ việc trình bày kết quả.
+ Trình bày tài liệu tham khảo đầy đủ và đúng quy định.
Xem lại và chỉnh sửa
HS Dựa vào bảng kiểm sau.
Phương diện | Nội dung kiểm tra | Đạt | Chưa đạt |
Tóm tắt nội dung | Tóm lược mục tiêu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu. | ||
Từ khoá | Nêu được từ ba đến năm từ khoá | ||
Mở đầu | Giới thiệu được vấn đề nghiên cứu | ||
Trình bày được lí do chọn đề tài | |||
Nêu được nhiệm vụ, mục đích, câu hỏi nghiên cứu | |||
Trình bày được phương pháp và phạm vi nghiên cứu | |||
Cơ sở lí thuyết | Trình bày ngắn gọn cơ sở lí thuyết làm nền tảng cho đề tài | ||
Kết quả nghiên cứu | Trình bày ngắn gọn cơ sở lí thuyết làm nền tảng cho đề tài | ||
Đưa ra lí giải, bằng chứng để lần lượt làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu | |||
Đề xuất giải pháp cho vấn đề | |||
Kết Luận | Tóm lược kết quả nghiên cứu | ||
Gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài | |||
Tài liệu tham khảo | Liệt kê đầy đủ chính xác và trình bày đúng quy cách | ||
Sử dụng đa dạng các loại tài liệu | |||
Tài liệu tham khảo đảm bảo độ cập nhật, độ tin cậy cao | |||
Trình bày diễn đạt | Đề mục rõ ràng, sắp xếp theo trình tự hợp lí | ||
Sử dụng trích dẫn và cước chú phù hợp, đúng quy định | |||
Sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hợp lí, hiệu quả | |||
Dùng ngôn ngữ chính xác, khách quan | |||
Đảm bảo không mắc lỗi chính tả, diễn đạt | |||
Sử dụng hiệu quả các phương tiện liên kết để tạo sự mạch lạc cho báo cáo |