Nội dung chính Sinh học 11 chân trời sáng tạo Bài 18: Tập tính ở động vật
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 18: Tập tính ở động vật sách Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
BÀI 18. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TẬP TÍNH
Khái niệm tập tính
Tập tính là chuỗi phản ứng của cơ thế trả lời lại các kích thích từ môi trường, đảm bảo động vật thích ứng và tồn tại.
Phân loại tập tính
Tập tính ở động vật được chia thành:
- Tập tính bẩm sinh
- Tập tính học được
- Tập tính hỗn hợp.
2. CÁC DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT
Tập tính kiếm ăn
- Tập tính kiếm ăn: giúp động vật có thể tìm được nguồn thức ăn, đảm bảo cho sự sinh tồn của động vật
Tập tính bảo vệ lãnh thổ
- Tập tính bảo vệ lãnh thổ: nhằm bảo vệ nguồn thức ăn, nước uống, nơi ở và nơi sinh sản để không bị xâm phạm bởi các động vật khác.
Tập tính di cư
- Tập tính dân cư: giúp động vật có thể di chuyển đến nơi có điều kiện sống phù hợp, đảm bảo cho sự sinh tồn của động vật.
Tập tính sinh sản
- Tập tính sinh sản giúp động vật duy trì nòi giống, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
Tập tính xã hội
- Tập tính xã hội đảm bảo trật tự trong bầy đàn cũng như hỗ trợ nhau trong kiếm ăn, săn mồi hoặc chống lại kẻ thù
Kết luận:
Ở động vật có một số dạng tập tính phổ biến như: kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, di cư, sinh sản, tập tính xã hội.
Các dạng tập tính này đảm bảo cho động vật có thể tồn tại và duy trì nòi giống.
3. PHEROMONE
Pheromone là một chất hoá học được tiết ra từ cơ thế động vật, chất này đóng vai trò tín hiệu giúp cho các cá thể cùng loài có thể nhận biết và giao tiếp với nhau.
4. CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT
- Một số hình thức học tập chủ yếu ở động vật gồm: quen nhờn, in vết, học nhận biết không gian, học liên hệ (điều kiện hoá đáp ứng, điều kiện hoá hành động), nhận thức và giải quyết vấn đề, học qua giao tiếp xã hội.
- Các hình thức học tập chủ yếu làm biến đổi các tập tính học được ở động vật.
- Quá trình học tập ở người dựa trên cơ sở là sự hình thành và củng cố các phản xạ có điều kiện, được chia thành các giai đoạn: tiếp nhận, xử lý, ghi nhớ và cúng cố thông tin.
5. QUAN SÁT MỘT SỐ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Loài động vật | Mô tả tập tính quan sát được | Loại tập tính | Dạng tập tính | Hình thức học tập | Vai trò |
Báo Gêpa | Săn mồi dựa chính vào khả năng quan sát rất tốt. Thân hình báo gần như hoàn hảo dành cho việc đua tốc độ nước rút: trong các cuộc đi săn tốc độ chạy tối đa của báo có thể đạt đến 113 km/h Chỉ trong 2,2s chúng có thể tiếp cận con mồi | Tập tính hỗn hợp | Tập tính kiếm ăn | In vết Học liên hệ | Đảm bảo cho báo có thức ăn để sinh trưởng duy trì sự sống. |
Sư tử | Chiến đấu bảo vệ lãnh thổ | Tập tính hỗn hợp | Tập tính bảo vệ lãnh thổ | Học nhận biết không gian | Bảo vệ nơi ở |
Cá ngựa | Sau khi thụ tinh cá ngựa cái sẽ đẻ trứng vào túi trước bụng của cá ngựa đực. Cá ngựa đực sẽ ấp trứng một lần đẻ cá ngựa có thể giải phóng từ 2.000 cá thể | Tập tính bẩm sinh | Tập tính sinh sản | Duy trì nòi giống | |
Cá hàm Jawfish | Ấp trứng trong miệng: Vào mùa sinh sản, cá hàm cái sẽ đẻ trứng vào miệng của cá hàm đực, Để chúng bảo vệ và cung cấp Oxygen. Mỗi lần ấp khoảng 300-400 trứng. Trong thời gian ấp cá đực sẽ nhịn ăn, nhưng phải đến 30% lượng trứng chui vào trong dạ dày cá đực và bị tiêu hóa | Tập tính bẩm sinh | Tập tính sinh sản | Duy trì nòi giống | |
Chim | Chim di cư định hướng nhờ từ trường của trái đất | Tập tính bẩm sinh | Tập tính di cư | Để tránh rét, tìm nguồn thức ăn mới, … | |
Sư tử | Trong bài sư tử con sư tử đầu đàn phải là con to lớn nhất hung hãn nhất và luôn chiến thắng ở mọi trận đấu. Con đầu đàn được ăn đầu tiên khi kiếm được thức ăn | Tập tính hỗn hợp | Tập tính thứ bậc | Duy trì trật tự trong đàn, tăng cường truyền tính trạng tốt của con đầu đàn cho thế hệ sau. | |
Khỉ | Con khỉ đầu đoàn sẽ sở hữu mọi lợi thế gồm: thức ăn, bạn đời,... | Tập tính hỗn hợp | Tập tính thứ bậc |
6. ỨNG DỤNG TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Con người đã ứng dụng tập tính ở động vật để phục vụ cho nhu cầu của mình như bảo vệ mùa màng; chăn nuôi các loài gia súc, gia cầm; bảo vệ an ninh, quốc phòng; giáo dục con người phù hợp với yêu cầu của xã hội.
=> Giáo án Sinh học 11 chân trời bài 18: Tập tính ở động vật