Nội dung chính Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 18: Tập tính ở động vật

Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 18: Tập tính ở động vật sách Sinh học 11 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức

BÀI 18. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TẬP TÍNH

- Đáp án vai trò và khái niệm:

+ Vai trò của tập tính:

    Làm tăng khả năng sinh tồn của động vật: (2), (3), (5).

    Đảm bảo cho sự thành công sinh sản: (4).

    Cân bằng nội môi: (1).

+ Khái niệm: SGK mục I.1 trang 115.

    Kết luận:

- Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường, đảm bảo cho động vật thích nghi để sinh tồn và phát triển.

- Tập tính làm tăng khả năng sinh tồn, tăng sự thành công sinh sản và cân bằng nội môi.

II.TẬP TÍNH BẨM SINH VÀ TẬP TÍNH HỌC ĐƯỢC

- Đáp án câu 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 117:

+ Tập tính bẩm sinh:

Kiến thợ tha mồi về tổ → sinh tồn.

Ve kêu vào mùa hè → sinh sản.

Gấu ngủ đông → cân bằng nội môi, sinh tồn.

+ Tập tính học được:

Chó nghiệp vụ

Khỉ đi xe đạp…

- Đáp án câu 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm (bên dưới).

- Đáp án câu hỏi cơ sở của tập tính:

+ Cơ sở của tập tính bẩm sinh: do gene quy định chuỗi các hành động theo trình tự khi có kích thích → bền vững và có tính di truyền.

+ Cơ sở của tập tính học được: Sự hình thành mối liên hệ thần kinh mới giữa các neuron.

+ Tập tính làm tổ của chim vừa mang tính bẩm sinh vừa là do học được từ đồng loại vì hoạt động làm tổ được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài chim, đồng thời cũng học được cách trang trí của chim khác cùng loài hoặc khác loài.

    Kết luận:

- Tập tính bẩm sinh là tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

- Tập tính học được được hình thành trong đời sống cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Đáp án câu 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 117:

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Sinh ra đã có, mang tính bản năng.

Hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm

Có tính di truyền.

Không di truyền được.

Giới hạn về số lượng

Không giới hạn về số lượng

Đặc trưng cho loài.

Đặc trưng cho cá thể.

III. MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT

- Đáp án câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 119:

+ Tập tính kiếm ăn: đảm bảo chất dinh dưỡng cho động vật sinh tồn và phát triển.

+ Tập tính bảo vệ lãnh thổ: bảo vệ được nguồn thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản.

+ Tập tính sinh sản: đảm bảo truyền lại bộ gen cho thế hệ sua, duy trì sự tồn tại của loài.

+ Tập tính di cư: tránh được khí hậu khắc nghiệt (lạnh giá, nhiệt độ môi trường quá cao, khô hạn…), thiếu thức ăn hoặc tìm được môi trường phù hợp cho sinh sản. VD: cá hồi di cư về đầu nguồn sông để sinh sản…

+ Tập tính xã hội: tăng hiệu quả săn mồi (ở sư tử, chó sói, cá heo…), báo động, tự vệ tránh kẻ săn mồi (hươu, nai, ngựa vằn…), xây dựng tổ và bảo vệ tổ (ong, kiến…).

- Đáp án câu hỏi mở rộng:

+ Tập tính kiếm ăn: tiêu tốn năng lượng cho kiếm ăn và nguy cơ bị thương hoặc bị ăn thịt.

+ Tập tính bảo vệ lãnh thổ: tiêu tốn năng lượng cho tuần tra bảo vệ lãnh thổ; đe dọa hoặc đánh nhau với kẻ xâm nhập lãnh thổ, gây thương tích…

+ Tập tính di cư: tiêu tốn năng lượng khi di cư, gặp nhiều nguy hiểm trên đường đi. VD: cá hồi di cư bị gấu bắt ăn thịt, điều kiện thời tiết bất lợi như mưa gió, giông bão…

+ Tập tính xã hội: thức ăn kiếm được phải chia cho nhiều thành viên trong đàn; dễ lây lan bệnh truyền nhiễm; cạnh tranh cao…

    Kết luận:

- Một số dạng tập tính: kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, di cư, sinh sản, tập tính xã hội.

IV. PHEROMONE

+ Pheromone gây ra các tập tính liên quan đến sinh sản: (1), (4).

+ Pheromone gây ra các tập tính không liên quan đến sinh sản: (2), (3).

+ Khái niệm: HS tham khảo SGK trang 118.

+ Ví dụ: HS dựa vào hiểu biết trong thực tiễn để trả lời.

    Kết luận:

- Pheromone là tín hiệu hóa học giao tiếp của các cá thể cùng loài.

V. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT

- Đáp án câu 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 121:

+ Quen nhờn: Mỗi khi có bóng đen từ trên cao ập xuống, gà con vội vàng chạy đi ẩn nấp. Nếu kích thích (bóng đen) cứ lặp đi lặp lại nhiều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm nào thì sau một thời gian, khi nhìn thấy bóng đen, gà con sẽ không chạy đi ẩn nấp nữa.

+ In vết: Voi con chạy theo các voi trưởng thành trong đàn.

+ Học cách nhận biết không gian và các bản đồ nhận thức: Ong vò vẽ tìm ra tổ của mình trên mặt đất.

+ Học liên kết:

Theo Pavlov: Kết hợp gọi gà và cho ăn một số lớn. Sau này, chỉ cần nghe thấy tiếng gọi là gà chạy về.

Theo Skinner: Chuột ăn phải thức ăn độc có mùi khác thường và bị nôn. Một vài lần như vậy, chuột sẽ không ăn thức ăn có mùi đó nữa.

- Học xã hội: Tinh tinh bắt chước nhau dùng cành cây chọc vào tổ mối và ăn mối bám vào cành cây.

- Nhận thức và giải quyết vấn đề: Con người làm dụng cụ săn bắn để bắt động vật hoang dã.

- Đáp án câu 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 121:

  1. a) Học liên kết kiểu Skinner: Chó liên kết hành động bắt được thỏ, chuột với phần thưởng.

  2. b) Học liên kết kiểu Pavlov: Mèo liên kết tiếng bát đũa với thức ăn.

  3. c) Học xã hội: Tinh tinh học những con khác cách dùng lá cây lấy nước.

    Kết luận:

- Một số hình thức học tập: quen nhờn, in vết, học nhận biết không gian, học liên kết, học xã hội và học giải quyết vấn đề.

VI. CƠ CHẾ HỌC TẬP Ở NGƯỜI

- Khái niệm: tham khảo SGK trang 121

- Cơ chế: sự hình thành các phản xạ có điều kiện trên cơ sở phản xạ không điều kiện hoặc phản xạ có điều kiện đã hình thành bền vững.

- Ví dụ: quá trình học tập cách dùng đũa

+ Giai đoạn tiếp nhận và xử lý thông tin: Khi được dạy cách sử dụng đũa, não bộ chuyển hóa thông tin hình thành nhận thức, kiến thức và kĩ năng.

+ Giai đoạn tăng cường và củng cố: Tập trung trí não để khi nhớ cách sử dụng đũa, đồng thời sắp xếp thông tin ổn định theo trật tự nhất định để sử dụng khi dùng đến.

    Kết luận:

- Học tập là quá trình đạt được sự hiểu biết, kiến thức, kĩ năng, giá trị, thái độ, hành vi ở người học.

VII. ỨNG DỤNG

HS vận dụng kiến thức trong thực tiễn, thảo luận để trả lời câu hỏi.

    Kết luận:

- Tập tính động vật được áp dụng trong một số lĩnh vực của đời sống như giải trí, săn bắn, an ninh, quốc phòng, nông nghiệp.

VIII. QUAN SÁT VÀ MÔ TẢ TẬP TÍNH

HS báo cáo dựa trên loài động vật mà mình quan sát được




=> Giáo án Sinh học 11 kết nối bài 18: Tập tính ở động vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm sinh học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay