Nội dung chính Sinh học 12 kết nối Bài 31: Sinh quyển, khu sinh học và chu trình sinh – địa – hoá
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 31: Sinh quyển, khu sinh học và chu trình sinh – địa – hoá sách Sinh học 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
I. SINH QUYỂN VÀ KHU SINH HỌC
1. Khái niệm sinh quyển
- Sinh quyển là hệ sinh thái lớn nhất, bao gồm tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất. Thông qua chu trình sinh – địa – hoá, các sinh vật trên Trái Đất gắn kết với nhau và với nhân tố vô sinh tạo thành một thể thống nhất – một hệ sinh thái có quy mô toàn cầu.
- Mỗi hệ sinh thái được duy trì nhờ quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường.
- Sinh quyển là một cấu trúc hoàn chỉnh có khả năng tự điều chỉnh.
- Sinh quyển được cấu thành từ các khu sinh học.
2. Khái niệm khu sinh học và đặc điểm của một số khu sinh học
a) Khái niệm khu sinh học
- Khu sinh học (biome) là một khu vực lớn trên Trái Đất có các đặc điểm tương tự về khí hậu và có cùng một loại thảm thực vật đặc trưng.
- Gồm hai nhóm lớn:
+ Khu sinh học trên cạn (rừng nhiệt đới, savanna, hoang mạc, sa mạc, rừng rụng lá ôn đới, thảo nguyên, rừng Địa Trung Hải, rừng lá kim phương bắc và đồng rêu hàn đới).
+ Khu sinh học dưới nước (khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn).
b) Đặc điểm của một số khu sinh học
Khu sinh học | Đặc điểm |
Rừng nhiệt đới (rừng mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới) | - Nhiệt độ trung bình năm từ 25 – 29 °C, không có sự phân hoá rõ rệt về mùa. - Thảm thực vật phân làm nhiều tầng gồm chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, mật độ cây mọc dày, có nhiều cây dây leo, cây khí sinh. - Rừng cận nhiệt đới có thảm thực vật thưa, nhiều cây bụi gai, cây mọng nước, rất ít cây dây leo, cây khí sinh. Hệ động vật của rừng nhiệt đới rất đa dạng với hàng triệu loài từ thú lớn như gấu, báo, hổ,... đến các động vật không xương sống như côn trùng, vắt, giun đất,... |
Rừng rụng lá ôn đới | - Nhiệt độ trung bình mùa đông khoảng 0 °C, nhiệt độ mùa hè có thể lên đến 35°C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 700 – 2 000 mm. - Thực vật chủ yếu gồm những loài lá rộng, rụng lá theo mùa (sồi, phong, bạch dương,..) và một số ít các loài thực vật lá kim. Hệ động vật đa dạng gồm sóc, nai, thỏ, gấu, chim,… |
Khu sinh học nước ngọt | Nước có độ mặn dưới 1‰, Khu sinh học nước ngọt gồm các vùng nước chảy (suối, sông) và các vùng nước đứng (ao, hồ , đất ngập nước,…). |
Khu sinh học nước mặn | Phân vùng rõ rệt theo chiều ngang (vùng ven bờ, vùng khơi) và theo chiều thẳng đứng (tầng nước mặt, tầng giữa và tầng đáy): + Vùng ven bờ gồm hệ sinh thái cửa sông, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển. + Vùng khơi (đại dương) là vùng nước sâu, chiếm khoảng 70% diện tích bề mặt trái đất. |
3. Các biện pháp bảo vệ sinh quyển và khu sinh học
Các biện pháp giảm thiểu sự tác động có hại lên sinh quyển và khu sinh học như:
- Giảm tiêu thụ nguyên liệu (nước, gỗ, kim loại,...), tiết kiệm và tái chế nguyên liệu; sử dụng hiệu quả năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời,...); giảm phát thải khí nhà kính, phân loại và xử lí rác thải, giảm xả thải chất độc hại ra môi trường.
- Đẩy mạnh bảo tồn và cải tạo sinh quyển bằng các giải pháp như trồng rừng, bảo vệ đa dạng sinh vật, thành lập các khu dự trữ sinh quyển, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên,...
II. CHU TRÌNH SINH – ĐỊA – HÓA
1. Khái niệm
- Chu trình sinh – địa – hoá là chu trình tuần hoàn của các nguyên tố trên Trái Đất, trong đó các chất vô cơ từ môi trường vô sinh đi vào quần xã, qua các bậc dinh dưỡng và quay trở lại môi trường vô sinh.
- Chu trình sinh – địa – hoá được chia thành hai giai đoạn: trao đổi chất trong quần xã sinh vật và trao đổi chất giữa quần xã với sinh cảnh.
2. Một số chu trình sinh – địa – hóa
Chu trình carbon | Chu trình nitrogen | Chu trình nước |
- Carbon đi vào chu trình dưới dạng: CO2. - Hoạt động thải ra CO2 là: Hô hấp của các sinh vật, hoạt động của các nhà máy,… - Con đường carbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật thông qua quá trình quang hợp ở sinh vật tự dưỡng; Carbon lưu chuyển giữa các nhóm sinh vật trong quần xã dưới dạng chất hữu cơ theo chuỗi thức ăn; - Carbon từ quần xã trở lại môi trường qua hoạt động hô hấp, phân giải chất hữu cơ,… Một phần vật chất chứa carbon bị lắng đọng thành dạng than đá, dầu mỏ,... và tách ra khỏi chu trình. - Nồng độ CO2 trong khí quyển hiện nay tăng cao do hoạt động công nghiệp, giao thông,… - Biện pháp khắc phục: Lắp đặt hệ thống lọc khí thải trước khi thải ra môi trường; thay thế các phương tiện giao thông cá nhân bằng các phương tiện giao thông công cộng; tăng cường trồng cây,… - Những quá trình làm giảm lượng CO2 trong khí quyển: + Quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất. + CO2 hoà tan trong nước, góp phần tạo thành vỏ của một số sinh vật biển, đồng thời tạo carbonate. + Xác sinh vật, chất thải động vật lắng đọng thành vật chất (dầu lửa, than đá,...). | - Cây trồng hấp thụ nitrogen qua 2 dạng: NH4+ (được tạo ra qua quá trình cố định đạm và quá trình khoáng hóa các hợp chất hữu cơ) và NO3- (được tạo ra qua quá trình khoáng hoá các hợp chất hữu cơ và hiện tượng sấm sét). - Các quá trình chuyển hoá chủ yếu: + Khí nitrogen được chuyển hoá thành ammonium, các nitrogen oxide bởi vi sinh vật cố định đạm, hiện tượng sấm sét, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất, sản xuất phân bón. + Quá trình phản nitrate: chuyển hoá NO3- thành N2 trả lại khí quyển. – Cần sử dụng hợp lí phân đạm vì nếu sử dụng ít, cây trồng cho năng suất thấp; ngược lại sử dụng quá nhiều cây trồng dễ mắc bệnh, năng suất, chất lượng nông sản giảm, đồng thời gây ô nhiễm đất, nguồn nước và nông sản. | - Nguyên nhân làm ảnh hưởng tới vòng tuần hoàn nước tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước: + Sử dụng nguồn nước lãng phí làm cạn kiệt nguồn nước mặt và nước ngầm; thải các chất gây ô nhiễm nguồn nước. + Phá rừng làm tăng dòng chảy trên mặt đất gây lụt lội và xói mòn đất. + Hạn chế lượng nước ngầm ngấm xuống các mạch nước ngầm, làm giảm lượng nước bốc hơi qua thoát hơi nước trên bề mặt lá,.. - Biện pháp bảo vệ nguồn nước trên Trái Đất: + Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng sẽ góp phần hạn chế dòng chảy trên mặt đất. Qua đó, lượng nước ngầm ngấm xuống, các mạch nước ngầm nâng cao hơn, đồng thời hạn chế nhiều tác hại như lũ quét, xói mòn đất. Cây xanh thoát hơi nước góp phần vào tuần hoàn nước của Trái Đất. + Bảo vệ các nguồn nước sạch, chống ô nhiễm. + Sử dụng tiết kiệm nguồn nước bề mặt, cũng như nguồn nước ngầm, tránh cạn kiệt nguồn nước. |
=> Giáo án Sinh học 12 kết nối Bài 31: Sinh quyển, khu sinh học và chu trình sinh – địa – hoá