Giáo án Sinh học 12 kết nối Bài 31: Sinh quyển, khu sinh học và chu trình sinh – địa – hoá

Giáo án Bài 31: Sinh quyển, khu sinh học và chu trình sinh – địa – hoá sách Sinh học 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 31: SINH QUYỂN, KHU SINH HỌC VÀ CHU TRÌNH SINH – ĐỊA – HÓA

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Phát biểu được khái niệm sinh quyển; giải thích được sinh quyển là một cấp độ tổ chức sống lớn nhất hành tinh; trình bày được một số biện pháp bảo vệ sinh quyển.

  • Phát biểu được khái niệm khu sinh học.

  • Trình bày được đặc điểm của các khu sinh học trên cạn chủ yếu và các khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn trên Trái Đất.

  • Trình bày được các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh học của các khu sinh học đó.

  • Phát biểu được khái niệm chu trình sinh – địa – hoá các chất.

  • Vẽ được sơ đồ khái quát chu trình trao đổi chất trong tự nhiên.

  • Trình bày được chu trình sinh – địa – hoá của một số chất: nước, carbon, nitrogen và ý nghĩa sinh học của các chu trình đó, đồng thời vận dụng kiến thức về các chu trình đó vào giải thích các vấn đề của thực tiễn.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng kiến thức đã biết để giải quyết các vẫn để trong thực tiễn như hiện tượng nóng lên của Trái Đất, hiệu ứng nhà kính, bảo vệ nguồn nước sạch.

Năng lực sinh học:

  • Năng lực nhận thức sinh học: 

    • Phát biểu được khái niệm sinh quyển; giải thích được sinh quyển là một cấp độ tổ chức sống lớn nhất hành tinh; trình bày được một số biện pháp bảo vệ sinh quyển.

    • Phát biểu được khái niệm khu sinh học.

    • Trình bày được đặc điểm của các khu sinh học trên cạn chủ yếu và các khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn trên Trái Đất.

    • Trình bày được các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh học của các khu sinh học đó.

    • Phát biểu được khái niệm chu trình sinh – địa – hoá các chất.

    • Vẽ được sơ đồ khái quát chu trình trao đổi chất trong tự nhiên.

    • Trình bày được chu trình sinh – địa – hoá của một số chất: nước, carbon, nitrogen và ý nghĩa sinh học của các chu trình đó, đồng thời vận dụng kiến thức về các chu trình đó vào giải thích các vấn đề của thực tiễn.

  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: HS hiểu được sinh quyển là cấp tổ chức lớn nhất. Giải thích được việc bảo vệ sinh quyển không phải là việc làm của mỗi quốc gia mà cần có sự đồng thuận và được thực hiện ở tất cả các nước trên thế giới.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Bảo vệ các sinh vật trong môi trường sống để đảm bảo cân bằng sinh thái thông qua sự hiểu biết về các mối quan hệ giữa các sinh vật. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Không sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi dịch chưa tới ngưỡng.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

  • Trách nhiệm: Thông qua việc tìm hiểu đặc trưng của sinh thái học quần thể, HS có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống, tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình trong công tác dân số ở địa phương,...

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Kết nối tri thức.

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Phiếu học tập.

  • Sơ đồ minh họa các 31.1 - 31.7/hình ảnh, video về chu trình sinh – địa – hóa các chất, chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Sinh học 12 - Kết nối tri thức.

  • Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ học tập; có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức của bài học.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề, xác định được nhiệm vụ học tập.

c. Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh các nhiên liệu bao gồm nhiên liệu hóa thạch và than củi, củi,...

a.BÀI 31: SINH QUYỂN, KHU SINH HỌC VÀ CHU TRÌNH SINH – ĐỊA – HÓA b. BÀI 31: SINH QUYỂN, KHU SINH HỌC VÀ CHU TRÌNH SINH – ĐỊA – HÓA 

c. BÀI 31: SINH QUYỂN, KHU SINH HỌC VÀ CHU TRÌNH SINH – ĐỊA – HÓA d. BÀI 31: SINH QUYỂN, KHU SINH HỌC VÀ CHU TRÌNH SINH – ĐỊA – HÓA

e. BÀI 31: SINH QUYỂN, KHU SINH HỌC VÀ CHU TRÌNH SINH – ĐỊA – HÓA f.  BÀI 31: SINH QUYỂN, KHU SINH HỌC VÀ CHU TRÌNH SINH – ĐỊA – HÓA

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi chỉ ra nhiên liệu hóa thạch và trả lời câu hỏi sau: Tại sao việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mỗi quốc gia đều góp phần gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức, kĩ năng, thảo luận trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi: Nhiên liệu hóa thạch là a, b, c, f.

- HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Hiện tượng ấm lên toàn cầu là hiện tượng ấm lên của hệ thống khí hậu trên Trái Đất do các hoạt động của con người, chủ yếu là đốt nhiên liệu hóa thạch. Tại sao lại như vậy? Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 32. Sinh quyển, khu sinh học và chu trình sinh – địa – hóa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinh quyển và khu sinh học

a. Mục tiêu: 

- Phát biểu được khái niệm sinh quyển; giải thích được sinh quyển là một cấp độ tổ chức sống lớn nhất hành tinh; trình bày được một số biện pháp bảo vệ sinh quyển.

- Phát biểu được khái niệm khu sinh học.

- Trình bày được đặc điểm của các khu sinh học trên cạn chủ yếu và các khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn trên Trái Đất.

- Trình bày được các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh học của các khu sinh học đó.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu mục I tìm hiểu Sinh quyển và khu sinh học.

c. Sản phẩm học tập: Sinh quyển và khu sinh học.

d. Tổ chức hoạt động: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm sinh quyển

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, nghiên cứu mục I.1 SGK tr.165 và trả lời các câu hỏi sau:

(1) Những phát biểu sau đây về sinh quyển là đúng hay sai?

a) Sinh quyển là cấp tổ chức sống lớn nhất bao gồm toàn bộ các hệ sinh thái trên Trái Đất. Mỗi hệ sinh thái được duy trì nhờ quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường.

b) Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa,...) và sự lưu chuyển các chất trong không khí, đất và nước có tác động lên những khu vực địa lí rộng lớn trên quy mô toàn cầu, do đó tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất không tồn tại rời rạc mà được gắn kết chặt chẽ với nhau thông qua các nhân tố vô sinh hình thành nên một hệ sinh thái lớn nhất là sinh quyển.

c) Sinh quyển là cấp độ tổ chức sống lớn nhất hành tinh vì sinh quyển bao gồm toàn bộ các hệ sinh thái trên Trái Đất, các hệ sinh thái có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua các nhân tố vô sinh hình thành nên hệ sinh thái lớn nhất là sinh quyển.

d) Sinh quyển là một cấu trúc hoàn chỉnh có khả năng tự điều chỉnh.

(2) Tại sao để bảo vệ sinh quyển hiệu quả thì cần có sự đồng thuận và thực hiện đồng thời ở tất cả các nước trên thế giới?

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu khái niệm khu sinh học

- GV chiếu hình ảnh về khu sinh học:

BÀI 31: SINH QUYỂN, KHU SINH HỌC VÀ CHU TRÌNH SINH – ĐỊA – HÓA

- GV yêu cầu cá nhân HS nghiên cứu mục I.2a SGK tr.165 - 166 và trả lời các câu hỏi sau:

(3) Khi nói về khu sinh học, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Khu sinh học (biome) là một khu vực lớn trên Trái Đất có các đặc điểm tương tự về khí hậu và có cùng một loại thảm thực vật đặc trưng.  

2. Khu sinh học được chia thành hai nhóm lớn gồm khu sinh học trên cạn và khu sinh học dưới nước. 

3. Khu sinh học được chia thành bốn nhóm lớn gồm khu sinh học trên cạn, khu sinh học dưới nước, khu sinh học trên mặt đất và khu sinh học trên không khí.

4. Khu sinh học (biome) là một khu vực lớn trên Trái Đất, được con người bảo vệ , có các đặc điểm tương tự về khí hậu và có cùng một loại thảm thực vật đặc trưng. 

A. 1.              B. 2.             C. 3.             D. 4.

(4) Các nhận định sau về khu sinh học là đúng hay sai?

1. Khu sinh học trên cạn gồm các loại: rừng nhiệt đới, savanna, hoang mạc, sa mạc, rừng rụng lá ôn đới, thảo nguyên, rừng Địa Trung Hải, rừng lá kim phương bắc, đồng rêu hàn đới và cửa sông.

2. Khu sinh học dưới nước gồm: khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn.

3. Sinh quyển không được cấu thành từ các khu sinh học.

- GV sử dụng kĩ thuật dạy học “khám phá”, lựa chọn HS rút thăm câu trả lời nhanh. HS có quyền lựa chọn rút thăm nhiều lần. Nếu các câu trả lời đều chính xác và phản biện được câu hỏi sẽ cho điểm tối đa.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu đặc điểm của một số khu sinh học

- GV sử dụng trò chơi “Vượt chướng ngại vật”.

- GV chiếu hình ảnh một số khu sinh học đã bị che lấp một phần, HS đoán tên của các khu sinh học và phải chỉ ra được một đặc điểm nhận biết cơ bản. 

- Mỗi nhóm cử một đại diện, các thành viên trong nhóm không được nhắc lại câu trả lời nhưng được quyền lựa chọn “tiếp sức” hay “thay thế”.

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu việc bảo vệ sinh quyển và các khu sinh học

- GV cho HS nghiên cứu mục I.3 SGK tr.167 và trả lời câu hỏi:

(5) Trong các biện pháp bảo vệ sinh quyển và khu sinh học dưới đây, có bao nhiêu biện pháp đúng?

1. Giảm tiêu thụ nguyên liệu (nước, gỗ, kim loại,...), tiết kiệm và tái chế nguyên liệu; sử dụng hiệu quả năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời,..); giảm phát thải khí nhà kính, phân loại và xử lí rác thải, giảm xả thải chất độc hại ra môi trường,...

2. Đẩy mạnh bảo tồn và cải tạo sinh quyển bằng các giải pháp như trồng rừng, bảo vệ đa dạng sinh vật, thành lập các khu dự trữ sinh quyển, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên,...

3. Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cá nhân và cộng đồng; nhà nước cần có các chính sách, pháp luật chặt chẽ và thực thi nghiêm túc các luật về bảo vệ đa dạng sinh vật, khai thác tài nguyên, kiểm soát xả thải...;

4. Thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế như UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc), WWF (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên),... nhằm trao đổi thông tin, nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm về bảo tồn sinh vật, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên,... đồng thời cùng thực hiện các công ước, nghị định thư, chương trình bảo vệ môi trường trên toàn thế giới.

5. Các hệ sinh thái trên Trái Đất không chịu tác động mạnh mẽ bởi con người như đốt rừng, khai thác tài nguyên sinh vật, thải các chất gây ô nhiễm môi trường,... bởi vậy không cần tiết kiệm và tái chế nguyên liệu.  

6. Các hệ sinh thái tự nhiên không mang lại lợi ích vô cùng to lớn đối với con người, chỉ có các hệ sinh thái nhân tạo mới tạo ra lợi ích bao gồm cả giá trị trực tiếp (lương thực, thực phẩm, nguồn nước, dược liệu, nguồn gene, các loại vật liệu,...) và giá trị gián tiếp (cải tạo đất, điều hoà và lọc nước, giảm nhẹ thiên tai, các giá trị tinh thần,...). 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV mời HS xung phong trình bày.:

(1) Tất cả đều đúng.

(2) Do sinh quyển là một hệ sinh thái, có khả năng tự điều chỉnh, bất kì thay đổi ở địa điểm nào trên Trái Đất đều có thể tác động đến sinh quyển. Vì vậy, để bảo vệ sinh quyển hiệu quả thì cần có sự đồng thuận và thực hiện đồng thời ở tất cả các nước trên thế giới.

(3) 2 phát biểu đúng (1, 2).

(4) 1, 3 sai; 2 đúng. 

(5) 1, 2, 3, 4 đúng; 5, 6 sai. 

- Các HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

I. SINH QUYỂN VÀ KHU SINH HỌC

1. Khái niệm sinh quyển

- Sinh quyển là hệ sinh thái lớn nhất, bao gồm tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất. Thông qua chu trình sinh – địa – hoá, các sinh vật trên Trái Đất gắn kết với nhau và với nhân tố vô sinh tạo thành một thể thống nhất – một hệ sinh thái có quy mô toàn cầu.

- Mỗi hệ sinh thái được duy trì nhờ quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường.

- Sinh quyển là một cấu trúc hoàn chỉnh có khả năng tự điều chỉnh.

- Sinh quyển được cấu thành từ các khu sinh học.

2. Khái niệm khu sinh học và đặc điểm của một số khu sinh học

a) Khái niệm khu sinh học

- Khu sinh học (biome) là một khu vực lớn trên Trái Đất có các đặc điểm tương tự về khí hậu và có cùng một loại thảm thực vật đặc trưng.

- Gồm hai nhóm lớn:

+ Khu sinh học trên cạn (rừng nhiệt đới, savanna, hoang mạc, sa mạc, rừng rụng lá ôn đới, thảo nguyên, rừng Địa Trung Hải, rừng lá kim phương bắc và đồng rêu hàn đới).

+ Khu sinh học dưới nước (khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn).

b) Đặc điểm của một số khu sinh học

Bảng - đính kèm dưới hoạt động

3. Các biện pháp bảo vệ sinh quyển và khu sinh học

Các biện pháp giảm thiểu sự tác động có hại lên sinh quyển và khu sinh học như:

- Giảm tiêu thụ nguyên liệu (nước, gỗ, kim loại,...), tiết kiệm và tái chế nguyên liệu; sử dụng hiệu quả năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời,...); giảm phát thải khí nhà kính, phân loại và xử lí rác thải, giảm xả thải chất độc hại ra môi trường.

- Đẩy mạnh bảo tồn và cải tạo sinh quyển bằng các giải pháp như trồng rừng, bảo vệ đa dạng sinh vật, thành lập các khu dự trữ sinh quyển, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên,...

Hướng dẫn trả lời Phiếu học tập:

Khu sinh học

Đặc điểm

Rừng nhiệt đới (rừng 

mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới)

……….

- Nhiệt độ trung bình năm từ 25 – 29 °C, không có sự phân hoá rõ rệt về mùa.

- Thảm thực vật phân làm nhiều tầng gồm chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, mật độ cây mọc dày, có nhiều cây dây leo, cây khí sinh.

- Rừng cận nhiệt đới có thảm thực vật thưa, nhiều cây bụi gai, cây mọng nước, rất ít cây dây leo, cây khí sinh. Hệ động vật của rừng nhiệt đới rất đa dạng với hàng triệu loài từ thú lớn như gấu, báo, hổ,... đến các động vật không xương sống như côn trùng, vắt, giun đất,...

………………….

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG I: DI TRUYỀN PHÂN TỪ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG II: DI TRUYỀN NHIỄM SẮC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG III: MỞ RỘNG HỌC THUYẾT DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG V: BẰNG CHỨNG VÀ CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HÓA

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VI: MÔI TRƯỜNG VÀ SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG I: DI TRUYỀN PHÂN TỪ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG II: DI TRUYỀN NHIỄM SẮC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG III: MỞ RỘNG HỌC THUYẾT DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG V: BẰNG CHỨNG VÀ CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HÓA

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VI: MÔI TRƯỜNG VÀ SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay