Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều Bài 2: Khoan dung

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Khoan dung. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 2: KHOAN DUNG

(26 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Điền vào chỗ chấm: “Khoan dung là một ... tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.”

  1. nét đẹp
  2. truyền thống
  3. yếu tố
  4. biểu hiện

Câu 2: Điền vào chỗ chấm: “Truyền thống khoan dung được thể hiện qua cách ... của con người trong các mối quan hệ xã hội.”

  1. ứng xử
  2. nói chuyện
  3. hành động
  4. tâm tư

Câu 3: Lòng khoan dung là gì?

  1. Tính cách của người khác.
  2. Không cố chấp, định kiến.
  3. Sự thất bại và không chấp nhận lỗi lầm.
  4. Sự tỏ ra thỏa hiệp mọi lúc.

Câu 4: Người được tha thứ nhận được điều gì?

  1. Được mọi người yêu mến, tin cậy.
  2. Có cơ hội sửa chữa lỗi lầm.
  3. Có cơ hội làm việc ở các công ti lớn.
  4. Nhận ra tầm quan trọng của lòng khoan dung.

Câu 5: Sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng nhau là biện pháp rèn luyện để trở thành người:

  1. Có lòng khoan dung.
  2. Có lòng yêu tổ quốc.
  3. Có lòng hiếu thảo với bố mẹ.
  4. Có lòng biết ơn.

Câu 6: Biểu hiện nào sau đây thể hiện người có lòng khoan dung?

  1. Chấp nhận cá tính, sở thích của người khác.
  2. Ích kỉ, hẹp hòi với người mình không thích.
  3. Không bỏ qua lỗi lầm của người khác.
  4. Phê phán tất cả những người mắc lỗi lầm.

Câu 7: Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì?

  1. Có chức vị cao trong xã hội.
  2. Có nhiều của cải, vật chất.
  3. Được mọi người yêu mến, tin cậy.
  4. Có nhiều mối quan hệ trong xã hội.

Câu 8: Hay chê bai, kỳ thị sự khác biệt của người khác là biểu hiện của:

  1. Tình yêu.
  2. Đoàn kết.
  3. Thân ái.
  4. Ích kỷ.

Câu 9: Người biết tha thứ cho chính mình và người khác là biểu hiện của:

  1. giản dị
  2. trung thực
  3. khoan dung
  4. khiêm tốn

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của khoan dung?

  1. Giúp bản thân chúng ta cởi mở và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
  2. Giúp cuộc sống và quan hệ với mọi người trở nên lành mạnh, thân ái.
  3. Mọi người sẽ cảm thấy sợ hãi, hối hận khi bản thân mắc sai lầm.
  4. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu quý và kính trọng.

Câu 2: Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi:

  1. bản thân thấy vui vẻ và thoải mái.
  2. họ xin lỗi và tiếp tục mắc sai lầm.
  3. họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
  4. họ cảm thấy hối hận vì sai lầm.

Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về lòng khoan dung?

  1. Người khoan dung là người không định kiến, hẹp hòi.
  2. Người có lòng khoan dung không có tính ghen ghét, đố kị,
  3. Người có lòng khoan dung không phân biệt đối xử với mọi người.
  4. Người khoan dung là người nhu nhược, yếu đuối, thiếu cương quyết.

Câu 4: Phương án nào sau đây là biểu hiện của khoan dung?

  1. L thường xuyên nói xấu Q với các bạn trong lớp.
  2. G luôn tận tình chỉ dạy học sinh và tha thứ những lỗi nhỏ cho các em.
  3. V luôn tỏ ra cáu gắt khi người khác làm sai ý mình.
  4. K che dấu lỗi lầm của M để bạn không bị phạt.

Câu 5: Ý kiến nào sau đây sai khi nói về khoan dung?

  1. Khoan dung là quyết liệt phê phán tất cả lỗi lầm của người khác.
  2. Khoan dung là tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
  3. Khoan dung xuất phát từ lòng tôn trọng và yêu thương con người.
  4. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.

Câu 6: Phương án nào sau đây không phải là biểu hiện của khoan dung?

  1. M thường xuyên tham gia tình nguyện ở địa phương.
  2. T luôn giúp H giảng bài toán khó để bạn tiến bộ.
  3. D luôn tỏ ra cáu gắt khi người khác làm sai ý mình.
  4. K nhắc nhở L không nên trộm tiền của mẹ để mua đồ chơi.

Câu 7: Hành vi nào sau đây là lòng khoan dung?

  1. Nhẹ nhàng chỉ bảo con cái mỗi khi con làm sai.
  2. Nặng lời chửi mắng em nhỏ khi em làm vỡ cốc.
  3. Hay chê bai người khác
  4. Hãy trả đũa người khác

Câu 8: Nhận định nào sau đây sai khi nói về lòng khoan dung?

  1. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.
  2. Người khoan dung luôn sống cởi mở và chân thành.
  3. Khoan dung tạo nên những mối quan hệ không lành mạnh.
  4. Người khoan dung được mọi người yêu quý.

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Trường hợp nào sau đây là sống hẹp hòi, ích kỉ?

  1. K không hay tham gia hoạt động ngoại khóa vì phải ở nhà chăm ông ốm.
  2. L xa lánh, không tiếp xúc với K vì K học kém hơn mình.
  3. H thường đưa T về nhà sau giờ học tối vì nhà T khá xa.
  4. Q thường thẳng thắn chỉ ra lỗi cho L để L có thể nhìn nhận và sửa chữa.

Câu 2: Lòng khoan dung giúp ích gì trong giao tiếp?

  1. Tạo ra sự hiểu biết và tôn trọng.
  2. Tạo ra sự tranh cãi và xung đột.
  3. Tăng cường sự tự tin.
  4. Bảo vệ ý kiến cá nhân.

Câu 3: Câu tục ngữ nào không nói về lòng khoan dung?

  1. Chín bỏ làm mười.
  2. Ân đền oán trả.
  3. Ăn miếng trả miếng.
  4. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.

Câu 4: Câu ca dao tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” nói về điều gì ?

  1. Lòng biết ơn.
  2. Lòng trung thành.
  3. Tinh thần đoàn kết.
  4. Lòng khoan dung.

Câu 5: Câu danh ngôn nào sau đây không nói về lòng khoan dung?

  1. Kết quả cao nhất của giáo dục là khoan dung.
  2. Hãy tử tế, bởi bất cứ ai bạn gặp đều đang chiến đấu một cuộc chiến khó khăn hơn.
  3. Nếu không muốn nghe lời xấu thì đừng nói lời xấu.
  4. Tâm không hay hờn giận

Chẳng oán trách thù ai

Lòng khoan dung rộng rãi

Ấy là cảnh bồng lai.

Câu 6: Khi bạn gặp một quan điểm khác biệt với của mình, bạn sẽ làm gì?

  1. Quay lưng và không nói chuyện.
  2. Thảo luận một cách lịch sự và tôn trọng.
  3. Chỉ trích và công kích.
  4. Giữ im lặng và không biểu lộ ý kiến.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Do sơ suất trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông A. Vậy ông B là người như thế nào?

  1. Ông B là người khoan dung.
  2. Ông B là người khiêm tốn.
  3. Ông B là người hẹp hòi.
  4. Ông B là người kỹ tính.
  5. Nói chuyện với N rằng ai cũng có khuyết điểm, khuyên N không nên chê bai người khác và cho N có cơ hội sửa sai.

Câu 2: Q là học sinh cá biệt của lớp 9B. Một lần nọ, Q bị nhóm bạn lớp bên cạnh đánh úp sau giờ học. Nếu em là lớp trưởng lớp 9B, em sẽ xử lí như thế nào?

  1. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
  2. Nói với cô giáo để cô xử lí.
  3. Xem đó là chuyện thường tình vì Q là học sinh cá biệt của lớp.
  4. Tìm gặp riêng để hỏi thăm, tìm hiểu nguyên nhân và xử lí triệt đểvấn đề này cho Q.

Câu 3: Bạn N rất thông minh, học giỏi nhưng hay chê bai người khác. Khi làm việc nhóm, N thường chỉ trích những điều thiếu sót của thành viên khác. Trong trường hợp này, em nên ứng xử như thế nào?

  1. Xa lánh và không chơi với N vì tính tình rất khó ưa.
  2. Nói với cô chủ nhiệm là N rất hay chê bai các bạn và khó khăn với mọi người khi làm việc nhóm.
  3. Đề nghị với nhà trường cho bạn N chuyển lớp.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay