Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
Đề số 01
Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện tính khách quan và công bằng?
A. Chỉ chơi với những bạn giàu có.
B. Phê bình bạn khi bạn mắc lỗi, dù bạn là bạn thân.
C. Bao che cho bạn khi bạn mắc lỗi.
D. Đối xử phân biệt với các bạn có hoàn cảnh khác nhau.
Câu 2: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình?
A. Tham gia các hoạt động tuyên truyền về hòa bình.
B. Tôn trọng sự khác biệt của người khác.
C. Giải quyết các mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Việc nào sau đây thể hiện việc quản lý thời gian hiệu quả?
A. Thức khuya, dậy muộn.
B. Làm việc theo cảm hứng, không có kế hoạch.
C. Lập kế hoạch làm việc và thực hiện theo kế hoạch.
D. Để thời gian trôi qua một cách vô ích.
Câu 4: Hậu quả của việc không quản lý thời gian hiệu quả là gì?
A. Đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
B. Cảm thấy thoải mái, thư giãn.
C. Cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, không đạt được mục tiêu.
D. Có nhiều thời gian để vui chơi, giải trí.
Câu 5: Bạn thường xuyên bị trễ giờ học. Bạn sẽ làm gì để khắc phục tình trạng này?
A. Đổ lỗi cho người khác.
B. Tiếp tục đi học muộn.
C. Lập kế hoạch thời gian cụ thể, chuẩn bị mọi thứ từ tối hôm trước và đặt báo thức để dậy sớm.
D. Nghỉ học luôn.
Câu 6: Công bằng có vai trò quan trọng như thế nào?
A. Giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân.
B. Giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tôn trọng.
C. Xây dựng và duy trì xã hội thực tế.
D. Xây dựng và duy trì xã hội hiện đại.
Câu 7:Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hoà bình cho nhân loại?
A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo.
B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới.
C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.
D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột.
Câu 8:Lựa chọn biện pháp hoàn thành công việc phù hợp là bước thứ mấy?
A. Bước thứ nhất.
B. Bước thứ hai.
C. Bước thứ ba.
D. Bước thứ tư.
Câu 9:Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về khách quan?
A. Là sự tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức, ý chí con người.
B. Được biểu hiện ở việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.
C. Giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tôn trọng, giúp họ tự tin trong cuộc sống.
D. Góp phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh.
Câu 10: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình?
A. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hòa bình.
B. Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
C. Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.
D. Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác.
Câu 11: Phương án nào dưới đây không đúng khi nói về hòa bình?
A. Chiến tranh là thảm họa của loài người.
B. Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình.
C. Hòa bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh.
D. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người.
Câu 12: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì...”.
A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.
C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
D. Hòa bình, độc lập và phát triển.
Câu 13: Đâu không phải là nội dung của bước lập kế hoạch thực hiện công việc?
A. Phân bổ thời gian hợp lí cho từng công việc.
B. Khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện mục tiêu.
C. Điều chỉnh kế hoạch trong trường hợp cần thiết.
D. Xác định danh sách công việc theo ngày, tuần, tháng.
Câu 14: Đâu không phải là việc cần làm trong bước xác định mục tiêu công việc?
A. Xác định các công việc cần hoàn thành.
B. Xác định thời hạn của mỗi công việc.
C. Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng.
D. Xác định công việc theo thứ tự ưu tiên.
Câu 15: Đọc câu chuyện dưới đây và cho biết: Chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện sự công bằng của Hoàng thái hậu Từ Dũ?
CHUYỆN VỀ HOÀNG THÁI HẬU TỪ DŨ
Hoàng thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Có lần trong dòng họ của bà có người lặn lội từ Gò Công ra kinh đô, dựa vào tình gia tộc ruột thịt, cầu xin bà nhờ vua Tự Đức chiếu cố cho làm thị vệ. Trước lời cầu xin ấy, bà ôn tồn bảo: “Người trong dòng họ của ta, chớ lo là không làm quan được, chỉ sợ bất tài mà thôi. Không có tài, ta có thể giúp cho ít lương tiền chăm lo học tập để tiến thân về sau. Chứ không có công lao đóng góp gì trong việc nước mà bỗng nhiên vào làm thị vệ, được ban chức tước như vậy hóa ra người cùng dòng tộc phải ra làm quan hết hay sao?”.
Trước những lời thấu tình đạt lí như thế, những người này vẫn năn nỉ mãi. Bà thẳng thắn từ chối và bảo với vua Tự Đức: “Người trong họ của mẹ không có công lao gì thì không được ban chức tước. Hễ ai phạm pháp thì cũng bị nghiêm trị như thường để giữ được kỉ cương phép nước”. Với quan điểm rõ ràng như vậy, về sau, những người thân thích mới thôi cầu cạnh bà.
(Lê Minh Quốc, 2009, Các vị danh nhân Việt Nam,
NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 92)
A. Hoàng thái hậu Từ Dũ thẳng thắn từ chối trước những lời năn nỉ của dòng họ bà và nói rõ quan điểm với vua Tự Đức: Không có công lao thì không được ban chức tước, phạm pháp thì sẽ bị nghiêm trị.
B. Hoàng thái hậu Từ Dũ ôn tồn giải thích cho những người trong dòng họ bà.
C. Hoàng thái hậu Từ Dũ thẳng thắn từ chối trước những lời năn nỉ và đề nghị vua Tự Đức nghiêm trị những người nài nỉ, xin chiếu cố trong dòng họ bà.
D. Hoàng thái hậu Từ Dũ ôn tồn giải thích và giúp đỡ giúp lương tiền cho những người trong dòng họ bà chăm lo học tập để tiến thân về sau.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................