Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều
BÀI 3: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
(22 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Mục tiêu của hoạt động “Giọt hồng ước mơ” là gì?
- Khám sức khỏe định kì.
- Chữa bệnh.
- Trao đổi, mua bán máu để chữa bệnh.
- Hiến máu nhân đạo, tăng cường lưu trữ máu để cứu sống bệnh nhân.
Câu 2: Những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng là:
- Hoạt động thể chất.
- Hoạt động cộng đồng.
- Hoạt động văn hóa.
- Hoạt động tập thể.
Câu 3: Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?
- Chỉ người từ 18 tuổi trở lên.
- Tất cả những ai có nhu cầu tham gia.
- Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội.
- Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định.
Câu 4: Ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng đối với cộng đồng là gì?
- Rèn luyện các phẩm chất như chăm chỉ, có trách nhiệm.
- Nâng cao được giá trị của bản thân.
- Xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.
- Hình thành và phát triển các năng lực như giao tiếp, hợp tác, tự chủ, giải quyết vấn đề.
Câu 5: Mục đích của hoạt động cộng đồng là gì?
- Mở rộng tầm hiểu biết cho con người.
- Rèn luyện kĩ năng sống.
- Mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.
- Phát huy truyền thống văn hóa.
Câu 6: Để học sinh tham gia các hoạt động cộng đồng, nhà trường cần làm gì?
- Tạo điều kiện và môi trường thoải mái cho học sinh tham gia.
- Nghiêm cấm hành vi tham gia các hoạt động xã hội, ảnh hưởng việc học.
- Thờ ơ, không quan tâm hoạt động ngoại khóa của học sinh.
- Không hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tham gia các hoạt động cộng đồng ở trường.
Câu 7: Ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng đối với cá nhân là gì?
- Giúp đỡ được các hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.
- Rèn luyện kĩ năng sống, sự trưởng thành, có trách nhiệm.
- Tạo ra sự kết nối các thành viên trong cộng đồng.
- Phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể của các lực lượng khác nhau trong cộng đồng.
Câu 8: Hoạt động cộng đồng nào tập trung vào việc tương thân, tương ái?
- Hoạt động văn hóa.
- Hoạt động phát triển kinh tế.
- Hoạt động bảo vệ môi trường.
- Hoạt động quyên góp tiền để hỗ trợ trẻ em vùng cao.
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Tham gia hoạt động cộng đồng không mang lại ý nghĩa nào đối với cá nhân?
- Mở rộng tầm hiểu biết, rèn luyện kĩ năng.
- Có tinh thần trách nhiệm đóng góp công sức vào công việc chung.
- Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, lan tỏa giá trị tích cực.
- Nâng cao giá trị bản thân, được mọi người yêu mến.
Câu 2: Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia là gì?
- Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.
- Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác.
- Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia.
- Hoạt động nào có ích cho bản thân thì tham gia.
Câu 3: Tập thể nào dưới đây không phải là cộng đồng?
- Nhân dân trong khu dân cư.
- Nhóm ôn thi.
- Người Việt Nam ở nước ngoài.
- Trường học.
Câu 4: Những chuẩn mực đạo đức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng?
- Yêu nước, yêu tập thể.
- Rộng lượng, chân thành.
- Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.
- Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn.
Câu 5: Hoạt động nào không phải là hoạt động cộng đồng?
- Tham gia các tổ chức mua bán, vận chuyển chất cấm.
- Ủng hộ quần áo cho đồng bào miền Trung bị lũ lụt.
- Tham gia chương trình “Hiến máu nhân đạo”.
- Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan khu xóm.
Câu 6: Biện pháp nào sau đây là biện pháp mở rộng các mối quan hệ trong cộng đồng?
- Đề xuất nội dung các hoạt động phong phú, thiết thực.
- Tham gia các câu lạc bộ.
- Đưa ra các hình thức hoạt động đa dạng.
- Sắp xếp thời gian tổ chức các hoạt động hợp lí.
Câu 7: Đâu là hoạt động cộng đồng trong các ý sau?
- Lớp học nghệ thuật địa phương.
- Cuộc thi thể thao hàng năm.
- Ủng hộ quần áo, sách vở cũ cho chương trình “Tết cho trẻ em vùng cao”.
- Lớp học kĩ năng sống trên lớp.
Câu 8: Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh:
- Trong một số trường hợp.
- Vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
- Để làm giàu cho gia đình mình.
- Để chinh phục thiên nhiên.
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Bạn N và bạn H chơi thân với nhau, học tốt và chăm chỉ. Tuy nhiên H lại rất ngại tham gia hoạt động cộng đồng và luôn tìm lí do để không tham gia các hoạt động được tổ chức ở trường. Là bạn thân của H, bạn N nên làm gì?
- Để cho H được tự nhiên, không nên ép buộc bạn ấy tham gia.
- Báo lại với thầy cô để xử lí H khi trốn tránh tham gia các hoạt động.
- Khuyên nhủ H nên tham gia các hoạt động để nâng cao tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
- Ủng hộ quyết định của H để giữ tình bạn tốt đẹp.
Câu 2: Em hãy bày tỏ quan điểm với ý kiến sau: “Khi có nhiều cá nhân tham gia vào một hoạt động chung thì đó là hoạt động cộng đồng”.
- Đồng ý, vì hoạt động cộng đồng là hoạt động của tập thể.
- Không đồng ý, vì hoạt động đó cần phải mang giá trị, lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
- Không đồng ý, vì hoạt động cộng đồng còn được tổ chức bởi cá nhân.
- Đồng ý, vì có nhiều người tham gia sẽ mang lại nhiều giá trị cho xã hội.
Câu 3: Nhà trường H đã vận động các em học sinh cùng quyên góp quần áo, sách vở cũ để ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao. Em suy nghĩ gì về việc làm của trường H?
- Đồng tình, vì đây là việc làm thiết thực, thể hiện trách nhiệm của nhà trường trong việc tham gia hoạt động cộng đồng.
- Không đồng tình với việc làm của nhà trường, vì đây là việc làm tốn thời gian và công sức.
- Đồng ý, vì sau hoạt động này sẽ mang lại tiếng vang cho nhà trường.
- Không đồng tình, vì học sinh chưa kiếm ra tiền để ủng hộ.
Câu 4: Q và S là bạn học cùng lớp. Q thấy S tham gia các hoạt động cộng đồng rất tích cực và đôi khi còn nghỉ học để tham gia nếu hoạt động đó trùng lịch học. Nếu em là Q thì em sẽ làm gì để xử lí tình huống này?
- Ủng hộ S tiếp tục tham gia các hoạt động cộng đồng vì rất ý nghĩa.
- Nói với cô giáo để cô phạt S vì nghỉ học để tham gia việc khác.
- Nói chuyện với gia đình S để có biện pháp xử lí việc này.
- Nói chuyện trực tiếp với S, khuyên S nên biết cân bằng giữa việc học và tham gia hoạt động, vì ở lứa tuổi này quan trọng vẫn là học hành.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Đoàn Thanh niên phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” để dọn dẹp đường làng, ngõ xóm. Em muốn vận động người thân và bạn bè cùng tham gia. Đâu là cách vận động, thu hút các thành viên tham gia hoạt động xã hội trong tình huống trên?
- Tuyên truyền mọi người tích cực tham gia để làm đẹp cho đường làng, ngõ xóm.
- Động viên, tạo năng lực tích cực cho mọi người trong quá trình tham gia hoạt động.
- Chuẩn bị đồ ăn, nước uống trong quá trình di chuyển.
- Tìm hiểu trước địa điểm, hoàn cảnh của em nhỏ, chia sẻ với mọi người đầy đủ thông tin.
Câu 2: Bà H là thành viên của hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi và rất tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương. Thấy bà tham gia như vậy, con cháu đã khuyên ngăn. Em có nhận xét gì về trường hợp này?
- Đồng ý với ý của con cháu, vì bà cũng có tuổi rồi, không cần phải tham gia nhiều.
- Ủng hộ cho bà H tham gia các hoạt động tại địa phương, vì đó là trách nhiệm và niềm vui của bà.
- Khuyên ngăn bà nên dành thời gian nghỉ ngơi, chăm lo cho gia đình.
- Để cho bà H làm gì bà thích, không nên nhắc nhở, quan tâm.
=> Giáo án Công dân 9 cánh diều Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng