Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều Bài 4: Khách quan và công bằng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Khách quan và công bằng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều
BÀI 4: KHÁCH QUAN VÀ CÔNG BẰNG
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Khách quan đề cập đến:
A. Sự tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức, ý chí con người.
B. Hành động đúng lẽ phải, không thiên vị.
C. Những tố chất, trình độ phát triển năng lực của một chủ thể nhất định.
D. Sự tồn tại bên trong phụ thuộc vào ý thức, ý chí con người.
Câu 2: Công bằng là gì?
A. Hành động không tuân theo quy tắc chung.
B. Hành động phù hợp với quy luật, đạo lí.
C. Hành vi mang đến sự tích cực cho bản thân và mọi người xung quanh.
D. Hành động đúng lẽ phải, không thiên vị.
Câu 3: Biểu hiện của sự khách quan là:
A. Tích cực trong học tập, công việc. Đưa ra đề xuất, ý tưởng, chia sẻ ý kiến của bản thân và giúp đỡ mọi người xung quanh.
B. Nhìn nhận và xử lý tất cả mọi vấn đề dựa trên “cái tôi” của mình, không quan tâm đến những ý kiến khác.
C. Nhìn nhận sự vật, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.
D. Nhanh nhẹn thích ứng với sự thay đổi của sự vật.
Câu 4: Vai trò của khách quan là gì?
A. Góp phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh.
B. Mang lại những cơ hội phát triển vượt bậc cho mỗi cá nhân.
C. Nâng cao quyền lực của mỗi cá nhân.
D. Thể hiện ý chí của tập thể, của số đông.
Câu 5: Công bằng được biểu hiện ở việc:
A. Hành động, đối xử trái với quy tắc chung.
B. Hành động phù hợp với quy luật, đạo lí.
C. Đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt đối xử.
D. Nhìn nhận sự vật, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.
Câu 6: Công bằng có vai trò quan trọng như thế nào?
A. Giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân.
B. Giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tôn trọng.
C. Xây dựng và duy trì xã hội thực tế.
D. Xây dựng và duy trì xã hội hiện đại.
Câu 7: Để thực hiện khách quan và công bằng, mỗi người cần làm gì?
A. Thể hiện thái độ không đồng tình và phê phán những biểu hiện thiếu khách quan và công bằng trong cuộc sống hằng ngày.
B. Thường xuyên rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật theo ý kiến và quan điểm cá nhân.
C. Chủ động quan sát và đánh giá mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
D. Chủ động dự đoán những điều có thể xảy ra để tìm cách hạn chế và giải quyết triệt để vấn đề phát sinh trong đời sống.
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Kết hợp khách quan và công bằng sẽ đem đến cho mọi người điều gì?
A. Sự thật về mọi vấn đề của đời sống xã hội.
B. Cái nhìn tổng quan và chân thực về thế giới xung quanh.
C. Ổn định xã hội.
D. Đưa ra những quyết định tương đối chính xác, đúng đắn.
Câu 2: Thiếu khách quan và công bằng có thể đem lại hệ quả gì?
A. Gây ra tổn thất nặng nề, làm ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
B. Không nắm rõ được bản chất của vấn đề, sự việc.
C. Gây ra tổn thất nặng nề về kinh tế đối với những người bị ảnh hưởng.
D. Làm nảy sinh mâu thuẫn trong các mối quan hệ.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về khách quan?
A. Là sự tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức, ý chí con người.
B. Được biểu hiện ở việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.
C. Giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tôn trọng, giúp họ tự tin trong cuộc sống.
D. Góp phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về công bằng?
A. Được biểu hiện ở việc đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt, đối xử.
B. Có vai trò trong việc xây dựng và duy trì một xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh.
C. Thiếu công bằng có thể tạo ra nhận thức sai lệch dẫn đến những quyết định sai lầm.
D. Để thực hiện công bằng, mỗi người cần thường xuyên rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật theo ý kiến và quan điểm cá nhân.
3. VẬN DỤNG (6 CÂU)
Câu 1: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:
“Trong cuộc sống, khách quan và công bằng là……….(1)………, cần được trau dồi và phát huy. Đó là những……….(2)………, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm đi sự bất công, thiên vị, hướng đến cuộc sống ngày càng ……….(3)………”.
A. (1). cách hành xử đẹp; (2). giá trị tích cực; (3). văn minh và hiện đại.
B. (1). cách ứng xử đẹp; (2). giá trị văn hóa; (3). dân chủ và văn minh.
C. (1). những hành động đúng lẽ phải; (2). giá trị tích cực; (3). văn minh và hiện đại.
D. (1). cách hành xử đẹp; (2). giá trị văn hóa; (3). dân chủ và văn minh.
Câu 2: Đoạn tư liệu dưới đây có nội dung gì?
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, cần viết, chớ nói, chớ viết càn” và “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”; “Viết giản dị thôi và phải đúng sự thật. Không được bịa ra”; “Không nên chỉ viết cái tốt và giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt phải có chừng mực, chớ phóng đại,… Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn”.
A. Sự khách quan rất quan trọng đối với người làm báo. Khi giữ được thái độ khách quan, chúng ta sẽ nhìn nhận sự vật, hiện tượng đúng với bản chất của nó.
B. Công bằng không chỉ quan trọng đối với người làm báo mà còn với tất cả mọi người trong xã hội.
C. Sự khách là yếu tố quyết định thành công đối với người làm báo.
D. Lời khuyên răn các nhà báo không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ.
Câu 3: Đọc câu chuyện dưới đây và cho biết: Chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện sự công bằng của Hoàng thái hậu Từ Dũ?
=> Giáo án Công dân 9 cánh diều Bài 4: Khách quan và công bằng