Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều Bài 5: Bảo vệ hoà bình
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Bảo vệ hoà bình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều
BÀI 5: BẢO VỆ HÒA BÌNH
(27 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Cái gì được xem là khát vọng của toàn nhân loại?
- Giàu có.
- Hòa bình.
- Chiến tranh.
- Lợi nhuận.
Câu 2: Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng:
- uy lực để giải quyết mâu thuẫn.
- quân sự để giải quyết mâu thuẫn.
- sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.
- thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.
Câu 3: Điền vào chỗ trống: “Hòa bình là ... không có chiến tranh hay ... vũ trang; con người được sống trong một môi trường xã hội an toàn, ổn định.”
- xu hướng; chiến tranh.
- tình trạng; xung đột.
- biểu hiện; chiến tranh.
- xu hướng; xung đột.
Câu 4: Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang là nội dung của cái gì?
- Bảo vệ pháp luật
- Bảo vệ hòa bình
- Bảo vệ đất nước
- Bảo vệ dân chủ
Câu 5: Trái nghĩa với hòa bình là gì?
- Tự chủ
- Cô lập
- Xung đột
- Biểu tình
Câu 6: Đâu là biện pháp để giải quyết mâu thuẫn, bảo vệ hòa bình?
- Chiến tranh
- Xung đột
- Thương lượng
- Lợi ích
Câu 7: Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì?
- Chạy đua vũ trang
- Đối đầu thay đối thoại.
- Chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân.
- Hoà bình, ổn định và hợp tác quốc tế.
Câu 8: Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hoà bình cho nhân loại?
- Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới.
- Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.
- Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột.
Câu 9: Hòa bình là khi con người được sống trong môi trường nào?
- Xã hội an toàn, hạnh phúc.
- Đấu tranh giành độc lập.
- Không giao lưu, tiếp xúc với nước khác.
- Cường quốc vũ khí hạt nhân.
Câu 10: Hoạt động nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày?
- Tham quan, dã ngoại.
- Tham gia các hoạt động biểu tình.
- Giao lưu với các bạn thiếu nhi quốc tế.
- Đăng ảnh bạo lực lên mạng xã hội.
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Theo em, hòa bình là khát vọng của ai?
- Các nước đang có chiến tranh.
- Các nước bị phân biệt chủng tộc, màu da.
- Tất cả dân tộc, quốc gia trên thế giới.
- Người già, trẻ nhỏ trên thế giới.
Câu 2: Biểu hiện của lòng yêu chuộng hòa bình là ý nào dưới đây?
- Giải quyết các mâu thuẫn bằng lực lượng vũ trang.
- Kêu gọi đoàn kết, chống chiến tranh.
- Tham gia các cuộc xung đột giữa các dân tộc.
Câu 3: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình?
- Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hòa bình.
- Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
- Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.
- Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác.
Câu 4: Biểu hiện nào sau đây không phải là cách giải quyết mâu thuẫn?
- Thảo luận để đưa ra cách giải quyết.
- Đàm phán về quyền lợi giữa hai bên.
- Gây chiến nếu cảm thấy bất lợi cho mình.
- Hòa giải và can ngăn các bất đồng diễn ra.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?
- Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
- Không thừa nhận khuyết điểm của mình.
- Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.
- Cuộc sống bình yên, ổn định.
Câu 6: Tại sao cần bảo vệ hoà bình?
- Vì hoàn bình giúp nhân dân được tự do làm theo ý thích của mình.
- Vì hòa bình mang đến thảm họa cho loài người.
- Vì hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại.
- Vì hòa bình giúp các nước lớn có khả năng điều khiển các nước nhỏ hơn.
Câu 7: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?
- 30/4/1975.
- 01/5/1975.
- 02/9/1945.
- 30/4/1954.
Câu 8: Phương án nào dưới đây không đúng khi nói về hòa bình?
- Chiến tranh là thảm họa của loài người.
- Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình.
- Hòa bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh.
- Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người.
Câu 9: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì...”.
- Hòa bình, hợp tác và phát triển.
- Hòa bình, dân chủ và phát triển.
- Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
- Hòa bình, độc lập và phát triển.
3. VẬN DỤNG (6 CÂU)
Câu 1: Trong tiết học ngoại khóa về chủ đề biện pháp cơ bản để bảo vệ hòa bình, bạn X cho rằng chỉ cần thể hiện tình yêu hòa bình khi đất nước có chiến tranh và quan điểm này bị bạn Y và B phản đối kịch liệt nhưng lại được G, S, T nhiệt tình ủng hộ và bảo vệ. Những ai đã hiểu không đúng nội dung thể hiện hòa bình?
- Bạn X, T.
- Bạn Y, B.
- Bạn B, G, S, T.
- Bạn X, G, S, T.
Câu 2: Các bạn lớp 9A hào hứng với buổi giao lưu cùng học sinh của một trường nước ngoài sang Việt Nam tham gia học tập. Trong buổi giao lưu, bạn T và C chỉ giao lưu với bạn nào mà mình có cảm tình. Thấy vậy, bạn M và D góp ý cho T và C nhưng hai bạn không đồng ý vì cho rằng đó là quyền riêng tư của mình. Những ai dưới đây hiểu không đúng về bảo vệ hòa bình?
- Bạn T, M.
- Bạn T, C.
- Bạn M, D.
- Bạn T, M, C và D.
Câu 3: Để bảo vệ hòa bình chúng ta không được làm gì?
- Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người.
- Tham gia các tổ chức chống phá Đảng và Nhà nước.
- Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
Câu 4: Có một bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?
- Đánh lại bạn nếu bạn đụng tới mình.
- Hẹn bạn để hỏi rõ và nếu bạn không dừng hành vi này lại thì sẽ báo với cô chủ nhiệm.
- Báo với công an để bắt giam xử lí bạn.
- Báo với gia đình để đe dọa bạn.
Câu 5: Là học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm và lòng tự hào với những người lính đang đóng quân ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa?
- Xin bố mẹ đến thăm những người lính ở hai quần đảo.
- Gọi điện cho các chiến sĩ để gửi lời hỏi thăm.
- Viết thư gửi lời hỏi thăm và động viên các chiến sĩ ở hai quần đảo.
- Vận động bạn bè cùng phấn đấu trở thành những người lính.
Câu 6: Em hiểu câu nói sau như thế nào: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”?
- Trong cuộc sống không có gì là quý cả, ngay cả độc lập và tự do.
- Bất cứ thứ gì cũng đều cao quý hơn độc lập, tự do.
- Độc lập và tự do là những giá trị quý báu nhất trong cuộc sống.
- Không ai có đủ tiền để mua được độc lập, tự do.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Trong thôn em có xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì ?
- Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.
- Coi như không biết chuyện gì xảy ra để không liên lụy.
- Làm theo các đối tượng lạ.
- Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.
Câu 2: T và H tranh cãi nhau về đáp án bài toán rất nảy lửa. T có nặng lời nói H là tính sai rồi mà cứ cãi liều. Nếu em là H thì em sẽ làm gì để xử lí tình huống này?
- Cãi bằng được với bạn T, vì bạn T rất bảo thủ.
- Im lặng rời đi, từ sau không chơi với bạn T nữa.
- Hạ giọng, xin lỗi bạn T, cùng nhau giải lại để tìm ra đáp án đúng của bài toán.
- Bực tức vì bạn T không nể nang gì mình cả.
=> Giáo án Công dân 9 cánh diều Bài 5: Bảo vệ hoà bình