Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

Giáo án bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng sách Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 12 Lâm nghiệp - thủy sản cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8: BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được một số biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng phổ biến.
  • Đề xuất được biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu công nghệ: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về các biện pháp bảo vệ và phương thức khai thác tài nguyên rừng.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.
  • Trách nhiệm: Có ý thức vận dụng kiến thức về bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng
  • Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Tranh ảnh, tài liệu, video về các biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng ở Việt Nam và trên thế giới.
  • Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS tái hiện những kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến bài học, đồng thời gợi mở những vấn đề mới về biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng nhằm kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.

b. Nội dung: HS xem video về các biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng ở Việt Nam và trên thế giới, sau đó thực hiện các yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS nêu được một số thông tin về cách trồng và chăm sóc rừng. 

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS xem video (1:40-6:08) về các biện pháp bảo vệ và khai thác rừng.

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi truyền bút: GV bật một đoạn nhạc, ấn dừng ngẫu nhiên. Trong khi nhạc phát, HS truyền bút cho nhau. Khi nhạc dừng, bút ở trong tay HS nào thì HS ấy sẽ trả lời câu hỏi về cách trồng và chăm sóc rừng trong video.

- GV nêu câu hỏi mở rộng: Nêu các biện pháp khai thác tài nguyên rừng đang được áp dụng ở nước ta. Theo em, để nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên rừng cần ưu tiên những giải pháp nào? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, tham gia trò chơi và thực hiện yêu cầu của GV. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:

+ Thành lập các tổ bảo vệ rừng.

+ Chủ rừng kí hợp đồng với người dân để chia khu vực rừng bảo vệ.

+ Tổ chức trồng rừng trên diện rộng.

+ Một số biện pháp khai thác rừng: hạn chế khai thác rừng bừa bãi; khai thác rừng kết hợp trồng rừng và tăng cường phủ xanh; ban hành nhiều chính sách và luật bảo vệ và phát triển rừng.

+ Cần ưu tiên trồng rừng và tăng cường phủ xanh vì việc trồng rừng và tăng cường phủ xanh trong khu vực đất trống và đồi trọc có thể giúp khôi phục và bảo tồn tài nguyên rừng. Hành động này góp phần hấp thụ carbon dioxide, bảo vệ đất, cung cấp môi trường sống cho các loài sinh vật, cung cấp nguồn gỗ và các sản phẩm rừng khác.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta đều biết rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống? Vậy khai thác tài nguyên rừng được thực hiện như thế nào? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng hiệu quả? Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay – Bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ nêu được một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng phổ biến ở nước ta, biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng cho người dân.

b. Nội dung: HS quan sát hình, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.38 – 39, hoàn thành yêu cầu của GV. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 8.1.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi kết hợp nghiên cứu thông tin trong mục I, trả lời câu hỏi: Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng phổ biến ở nước ta.

- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số biện pháp để nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng cho người dân.

- GV mở rộng kiến thức cho HS về tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức cho người dân sống gần rừng thông qua việc hoàn thành câu hỏi Luyện tập: Vì sao cần quan tâm nâng cao ý thức về bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở gần rừng?

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi Vận dụng: Theo em, biện pháp phù hợp và hiệu quả để nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho học sinh trung học phổ thông là gì? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục I để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV: 

+ Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng (DKSP).

+ Để nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng của người dân, cần chú trọng vào một số biện pháp sau:

  • Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng cho người dân, đặc biệt người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gần rừng, ven rừng, có đời sống chủ yếu dựa vào rừng. Có thể thực hiện tuyên truyền thông qua:
  • Các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Lồng ghép tuyên truyền các quy định về bảo vệ rừng trong các buổi họp thôn, bản, các lễ hội truyền thống và hoạt động cộng đồng ở khu dân cư để người dân biết và thực hiện.
  • Xây dựng các bảng tin, biển tuyên truyền về lợi ích của rừng, ý nghĩa của bảo vệ rừng nơi công cộng, hành lang đường đi.
  • Chú trọng việc phát hiện, nêu gương điển hình trong công tác bảo vệ rừng, nhằm tạo sức lan tỏa về nhận thức và hành động cho người dân bản địa sống gần rừng.

* Trả lời câu hỏi Luyện tập: Cần quan tâm nâng cao ý thức về bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gần rừng vì đồng bào dân tộc thiểu số sống trong và gần rừng có truyền thống phụ thuộc và rừng và đất rừng cho sinh kế của họ như khai thác củi đáp ứng nhu cầu chất đốt, canh tác nương rẫy để phục vụ nhu cầu lương thực, chăn thả gia súc vào rừng,… Nếu những hoạt động này không được kiểm soát thì rừng tiếp tục bị suy thoái hoặc mất.

* Trả lời câu hỏi Vận dụng: Biện pháp phù hợp và hiệu quả để nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho học sinh trung học phổ thông là biện pháp tuyên truyền vì biện pháp này giúp học sinh dễ tiếp cận, hình thức khi triển khai biện pháp thuận tiện như có thể kết hợp trong các tiết học có nội dung liên quan, trong các hoạt động ngoại khóa hay thông qua các phương tiện truyền thông,…

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung đáp án (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

1. Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng

Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng phổ biến đang được áp dụng ở nước ta:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng cho người dân.

- Ngăn chặn các hành vi gây suy thoái rừng. Tăng cường lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn việc chặt phá rừng, mua bán và vận chuyển lâm sản trái phép; lấn chiếm đất rừng trái pháp luật. Kiểm soát hoạt động chăn, thả gia súc, vật nuôi tránh gây thiệt hại đến tài nguyên rừng. Phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

- Chủ động thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Duy trì và củng cố hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên góp phần bảo tồn có hiệu quả các hệ sinh thái rừng, tài nguyên động, thực vật rừng.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lí, bảo vệ và phát triển rừng nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi, dễ tiếp cận.

- Tăng cường trồng cây xanh, trồng rừng góp phần bảo vệ và phát triển rừng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương thức khai thác rừng phổ biến

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được một số phương thức khai thác rừng.

b. Nội dung: HS nghiên cứu mục 2 trong SGK tr.39-41, thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập về đặc điểm cơ bản của một số phương pháp khai thác rừng.

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 12 Lâm nghiệp - thủy sản cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 12 LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1-4

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 12 LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1-4

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ 12 LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN CÁNH DIỀU 

Chat hỗ trợ
Chat ngay