Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 6 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Công nghệ 6 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Để chuẩn bị bữa tối cho gia đình gồm 4 người, mẹ Mai mua các thực phẩm sau:
300g cá nục (đơn giá 80.000đ/kg)
500g rau muống (đơn giá 10.000đ/kg)
1kg gạo (đơn giá 15.000đ/kg)
200g thịt lợn (đơn giá 100.000đ/kg)
Tổng chi phí mua thực phẩm cho bữa ăn này là bao nhiêu?
A. 50.500đ
B. 55.500đ
C. 58.000đ
D. 60.000đ
Câu 2: Hà thấy mẹ hay rã đông thịt bằng cách ngâm vào nước nóng hoặc để ngoài nhiệt độ phòng trong nhiều giờ. Theo bạn, Hà nên khuyên mẹ làm gì để rã đông an toàn?
A. Tiếp tục làm như cũ vì rã đông nhanh hơn.
B. Để thịt vào ngăn mát tủ lạnh trước vài tiếng hoặc rã đông bằng lò vi sóng.
C. Cho thịt vào nước muối để rã đông nhanh hơn.
D. Dùng quạt thổi vào thịt để rã đông nhanh hơn.
Câu 3: Mai thường vừa ăn vừa xem điện thoại hoặc TV. Một thời gian sau, Mai thấy hay bị đau dạ dày và ăn uống không ngon miệng. Theo em, Mai nên làm gì?
A. Tiếp tục thói quen này vì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
B. Giảm thời gian xem điện thoại nhưng vẫn giữ thói quen vừa ăn vừa xem
C. Tập trung ăn uống, nhai kỹ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
D. Chỉ xem điện thoại khi ăn những món khó nuốt
Câu 4: Khi xây dựng bữa ăn hợp lý, nhóm thực phẩm nào cần được ưu tiên nhiều nhất?
A. Nhóm thực phẩm giàu tinh bột
B. Nhóm thực phẩm giàu chất béo
C. Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
D. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm
Câu 5: Nếu một người trưởng thành tiêu thụ trung bình 2.000 kcal/ngày và biết rằng:
1g protein cung cấp 4 kcal
1g tinh bột cung cấp 4 kcal
1g chất béo cung cấp 9 kcal
Hỏi nếu người đó ăn 100g protein, 200g tinh bột và 50g chất béo, họ sẽ nhận được bao nhiêu kcal?
A. 1.700 kcal
B. 2.000 kcal
C. 2.150 kcal
D. 2.300 kcal
Câu 6: Nhà Tâm có nhiều thịt sống cần bảo quản lâu dài. Tâm nên làm gì để giữ thịt tươi ngon nhất?
A. Để thịt ở ngăn mát tủ lạnh rồi sử dụng dần.
B. Cấp đông thịt bằng cách chia nhỏ từng phần và bọc kín trước khi bỏ vào tủ đông.
C. Ướp muối thịt rồi để ở nhiệt độ phòng.
D. Luộc sơ thịt rồi mới cho vào tủ lạnh.
Câu 7: “Nghiên cứu về dinh dưỡng và thực phẩm, tư vấn cho mọi người về lối sống lành mạnh trong ăn uống, giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện” là công việc của:
A. Đầu bếp
B. Chuyên gia dinh dưỡng
C. Nội trợ
D. Bác sĩ
Câu 8: Bảo quản thực phẩm có vai trò gì?
A. Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm.
B. Tạo nên nhiều sản phẩm thực phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài.
C. Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm, kéo dài thời hạn sử dụng, làm tăng tính đa dạng của thực phẩm, tạo sự thuận tiện cho con người trong việc chế biến và sử dụng.
D. Ngăn chặn việc thực phẩm bị hư hỏng.
Câu 9: Bảo thấy một số quả cà chua trong tủ lạnh bị nhăn vỏ và chảy nước nhưng chưa có mùi lạ. Bảo nên làm gì?
A. Tiếp tục sử dụng vì chưa có dấu hiệu hư hỏng nghiêm trọng.
B. Dùng để nấu chín như làm sốt cà chua thay vì ăn sống.
C. Bỏ đi ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
D. Trộn vào món salad để tránh lãng phí thực phẩm.
Câu 10: Thực phẩm thường được phân loại thành các nhóm chính nào sau đây?
A. Chất đường, bột; vitamin
B. Chất béo; chất đạm; vitamin
C. Chất đường, bột; chất đạm; chất béo; vitamin và chất khoáng
D. Chất đường; chất đạm; chất béo; tinh bột; chất khoáng
Câu 11: Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm?
A. Bằng sức nóng trực tiếp từ nguồn nhiệt.
B. Bằng hơi nước.
C. Trong nước.
D. Trong dầu mỡ.
Câu 12: Hồng muốn chiên khoai tây giòn nhưng sau khi chiên, khoai bị mềm và ngấm dầu. Hồng nên làm gì để cải thiện món ăn?
A. Ngâm khoai trong nước muối trước khi chiên.
B. Chiên khoai hai lần: lần đầu ở lửa nhỏ, lần sau ở lửa lớn.
C. Chiên khoai ở lửa nhỏ từ đầu đến cuối để không bị cháy.
D. Để khoai vào tủ lạnh trước khi chiên.
Câu 13: Nhóm thực phẩm nào dưới đây không thuộc các nhóm thực phẩm chính?
A. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm
B. Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột
C. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ
D. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin.
Câu 14: Phương pháp nào sau đây là phương pháp bảo quản thực phẩm?
A. Ngâm giấm và ngâm đường.
B. Luộc và trộn hỗn hợp.
C. Làm chín thực phẩm.
D. Nướng và muối chua.
Câu 15: Khi để thịt cá sống chung với rau củ trong cùng một ngăn tủ lạnh. Hậu quả có thể là gì?
A. Không có vấn đề gì, chỉ cần rửa rau trước khi ăn.
B. Rau có thể bị nhiễm khuẩn từ thịt cá sống, gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
C. Rau sẽ giữ được độ tươi lâu hơn nhờ hơi lạnh từ thịt cá.
D. Thịt cá nhanh bị hỏng hơn do hơi nước từ rau.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Một bạn cho rằng bảo quản bằng hút chân không là không cần thiết vì có tủ lạnh.
Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng, nhận xét nào sai về ý kiến trên?
a) Hút chân không giúp kéo dài thời gian bảo quản hơn.
b) Hút chân không và tủ lạnh có thể kết hợp để bảo quản tốt hơn.
c) Tủ lạnh là đủ nên không cần các cách bảo quản khác.
d) Nhiều loại thực phẩm cần cả môi trường chân không và nhiệt độ thấp.
Câu 2: Cho tình huống sau:
Linh thường bỏ bữa sáng và ăn rất nhiều vào buổi tối. Khi ăn, em vừa xem điện thoại vừa nhai nhanh.
Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng, nhận xét nào sai về việc làm của Linh?
a) Việc bỏ bữa sáng sẽ khiến cơ thể thiếu năng lượng, ảnh hưởng học tập.
b) Ăn nhiều vào buổi tối giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.
c) Vừa ăn vừa xem điện thoại là cách ăn không khoa học.
d) Linh cần ăn đúng bữa và đúng cách để đảm bảo sức khỏe.