Trắc nghiệm bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình

Công nghệ 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint Công nghệ 6 chân trời sáng tạo

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1. Thực phẩm hư hỏng sẽ dẫn đến

A. Bị giảm giá trị dinh dưỡng

B. Gây ngộ độc hoặc gây bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng

C. Cả hai đáp án đều đúng

D. Cả hai đáp án đều sai

 

Câu 2. Bảo quản thực phẩm có vai trò gì?

A. Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm

B. Tạo nên nhiều sản phẩm thực phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài

C. Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm, kéo dài thời hạn sử dụng, làm tăng tính đa dạng của thực phẩm, tạo sự thuận tiện cho con người trong việc chế biến và sử dụng

D. Ngăn chặn việc thực phẩm bị hư hỏng

 

Câu 3. Chế biến thực phẩm có vai trò gì?

A. Giúp thực phẩm trở nên chín mềm, dễ tiêu hóa

B. Đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người sử dụng

C. Giúp gia tăng tính đa dạng của món ăn, làm phong phú bữa ăn cho con người

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 4. Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm

A. Bằng sức nóng trực tiếp từ nguồn nhiệt

B. Bằng hơi nước

C. Trong nước

D. Trong dầu mỡ

 

Câu 5. Có những phương pháp bảo quản thực phẩm nào?

A. Ướp đá

B. Ướp muối

C. Hút chân không

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 6. Phương pháp nào sau đây là phương pháp bảo quản thực phẩm?

A. Ngâm giấm và ngâm đường

B. Luộc và trộn hỗn hợp

C. Làm chín thực phẩm

D. Nướng và muối chua

 

Câu 7. Nhóm phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp chế biến thực phẩm?

A. Ướp và phơi

B. Rang và nướng

C. Xào và ngâm chua

D. Rán và trộn hỗn hợp thực phẩm

 

Câu 8. Nguyên liệu nào được sử dụng phổ biến khi bảo quản bằng phương pháp ướp?

A. Hạt tiêu

B. Muối

C. Nước mắm

D. Ngũ vị hương

 

Câu 9. Nêu quy trình chế biến món trộn hỗn hợp?

A. Chế biến thực phẩm → Sơ chế món ăn → Trình bày món ăn

B. Sơ chế nguyên liệu → Trình bày món ăn

C. Sơ chế nguyên liệu → Chế biến món ăn→ Trình bày món ăn

D. Sơ chế thực phẩm → Lựa chọn thực phẩm → Chế biến món ăn

 

Câu 10. Món nào dưới đây không sử dụng phương pháp làm chín thực phẩm trong nước?

A. Rau luộc

B. Thịt nướng

C. Cá kho tộ

D. Canh cua mồng tơi

 

Câu 11. Phương pháp chế biến nào sau đây không sử dụng nhiệt?

A. Nướng, rán                                  B. Luộc, kho

C. Muối chua, trộn nộm                 D. Rang, chiên

 

Câu 12. Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây có sử dụng nhiệt?

A. Muối chua

B. Trộn dầu giấm

C. Ngâm đường

D. Hấp (đồ)

 

Câu 13. Món ăn nào sau đây không thuộc phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo?

A. Cơm rang dưa bò

B. Nem rán

C. Tôm kho thịt ba chỉ

D. Khoai tây chiên

 

Câu 14. Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp làm chín thực phẩm trong nước?

A. Luộc                       B. Nấu                          C. Kho                         D. Rang

 

Câu 15. Nêu những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm?

A. Rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh

B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng

C. Tránh để lẫn lộn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín

D. Tất cả các đáp án trên

 

2. THÔNG HIỂU (20 câu)

Câu 1. Thời gian bảo quản cá, tôm, cua, sò tươi trong tủ lạnh là bao lâu?

A. 1 - 2 tuần                B. 2 - 4 tuần                C. 24 giờ                      D. 3 - 5 ngày

 

Câu 2. Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh có thời gian bao lâu?

A. 1 - 2 tuần                B. 2 - 4 tuần                C. 24 giờ                      D. 3 - 5 ngày

 

Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm?

A. Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm

B. Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng của thực phẩm

C. Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm

D. Làm tăng chất dinh dưỡng của thực phẩm

 

Câu 4. Ý nào dưới đây không phải là vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm?

A. Làm tăng sự hấp dẫn, ngon miệng của món ăn

B. Đảm bảo chất dinh dưỡng của thực phẩm

C. Làm tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng cho người sử dụng

D. Rút ngắn thời gian sử dụng thực phẩm

 

Câu 5. Trong bảo quản và chế biến thực phẩm cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?

A. Giữ thực phẩm trong môi trường sạch sẽ, có che đậy

B. Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín

C. Sử dụng riêng các loại dụng cụ dành cho thực phẩm sống và thực phẩm chín

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 6. Phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn là phương pháp bảo quản nào?

A. Ướp đá

B. Làm khô

C. Ngâm đường

D. Hút chân không

 

Câu 7. Phương pháp làm bay hơi nước có trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thực phẩm là

A. Làm lạnh

B. Làm khô

C. Đông lạnh

D. Ướp

 

Câu 8. Luộc là phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường

A. Không khí nóng              B. Nước                       C. Ít nước                    D. Hơi nước

 

Câu 9. Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?

A. Không ăn những thức ăn nhiễm độc tố

B. Dùng thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng

C. Sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng

D. Ăn khoai tây mọc mầm

 

Câu 10. Trong những biện pháp sau, biện pháp nào đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?

A. Sử dụng chung thớt để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín trong cùng một thời điểm.

B. Chỉ sử dụng thực phẩm đóng hộp có ghi rõ thông tin cơ sở sản xuất, thành phần dinh dưỡng, còn hạn sử dụng.

C. Để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín với nhau.

D. Không che đậy thực phẩm sau khi nấu chín.

 

Câu 11. Ưu điểm của phương pháp luộc là

A. Món ăn có hương vị đậm đà

B. Món ăn có độ giòn, độ ngậy

C. Đơn giản và dễ thực hiện

D. Món ăn có hương vị hấp dẫn

 

Câu 12. Nhược điểm của phương pháp nướng là

A. Thời gian chế biến lâu

B. Thực phẩm dễ bị cháy, gây biến chất

C. Món ăn nhiều chất béo

D. Một số loại vitamin hòa tan trong nước

 

Câu 13. Điền từ còn thiếu vào chỗ “...”

“Thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng và có ... là môi trường thích hợp cho nấm, vi khuẩn và các loại vi sinh vật gây hại khác phát triển”.

A. Độ ẩm cao

B. Nhiệt độ cao

C. Nhiều nước

D. Không đáp án nào đúng

 

Câu 14. Đặc điểm của phương pháp trộn hỗn hợp là

A. Dễ gây biến đối các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

B. Làm chín thực phẩm bằng nhiệt độ cao, trong thời gian thích hợp.

C. Gần như giữ nguyên được màu sắc, mùi vị, chất dinh dưỡng của thực phẩm.

D. Làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều chất béo

 

Câu 15. Tìm phát biểu sai về các biện pháp bảo quản thực phẩm.

A. Rau, củ ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn.

B. Rửa thịt sau khi đã cắt thành từng lát.

C. Không để ruồi bọ đậu vào thịt, cá.

D. Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài

 

Câu 16. Chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến?

A. Chất béo

B. Tinh bột

C. Vitamin

D. Chất đạm

 

Câu 17. Loại vitamin nào dưới đây dễ bị hòa tan vào nước nhất?

A. Vitamin A

B. Vitamin C

C. Vitamin K

D. Vitamin E

 

Câu 18. Đặc điểm của phương pháp rang là

A. Làm chín thực phẩm với lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa

B. Làm chín thực phẩm với lượng chất béo vừa phải, đun với to trong thời gian ngắn

C. Làm chín thực phẩm với lượng chất béo rất ít, đun với lửa vừa

D. Làm chín thực phẩm với lượng chất béo vừa phải, đun với nhỏ

 

Câu 19. Vi sinh vật sẽ bị hạn chế hoặc không thể hoạt động trong môi trường nào?

A. Nhiệt độ thấp

B. Nhiều muối đường

C. Độ ẩm cao

D. Đáp án A và B

 

Câu 20. Phương pháp hấp (đồ) và chưng làm chín thực phẩm như thế nào?

A. Nước được đun sôi với lửa to để hơi nước bốc lên nhiều, làm chín thực phẩm

B. Thực phẩm được làm chín bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt

C. Thực phẩm được làm chín mềm trong môi trường nhiều nước với thời gian thích hợp

D. Đáp án khác

 

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1. Khi sử dụng thực phẩm đóng hộp, em cần lưu ý gì?

A. Kiểm tra thông tin về cơ sở sản xuất

B. Chỉ sử dụng sản phẩm những thực phẩm còn hạn sử dụng

C. Kiểm tra thành phần thực phẩm không có chất gây hại cho sức khỏe

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 2. Cách chế biến thực phẩm nào sau đây không tốt đối với những người béo phì?

A. Chiên                      B. Luộc                        C. Hấp                         D. Xào

 

Câu 3. Biện pháp bảo quản thực phẩm nào sau đây là không đúng?

A. Khoai tây để nơi khô, thoáng, tránh ánh nắng

B. Rau mua về rửa sạch ngay

C. Đậu, đỗ, lạc phơi khô cất trong lọ thủy tinh đậy kín

D. Cá ướp muối hoặc cất trong tủ lạnh

 

Câu 4. Cần sử dụng nhiệt hợp lí trong chế biến món ăn để

A. Giữ cho món ăn có giá trị dinh dưỡng

B. Không bị ẩm mốc, biến chất

C. Chất dinh dưỡng bị phân hủy hoàn toàn

D. Một số chất khoáng và vitamin tan tốt hơn trong nước

 

Câu 5. Để hạn chế mất vitamin trong quá trình chế biến cần lưu ý gì?

A. Ngâm thực phẩm lâu trong nước

B. Đun với lửa to trong thời gian dài

C. Cho rau, củ vào luộc hoặc nấu khi nước đã sôi

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 6. Để chọn được cá biển tươi, cần chú ý những dấu hiệu nào sau đây?

A. Mang cá đỏ tự nhiên

B. Mắt cá căng, trong

C. Thân cá còn nhớt, đàn hồi, ấn vào thân không để lại vết lõm

D. Tất cả đáp án trên

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1. Nguyên nhân chính không được để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản trong tủ lạnh?

A. Vi khuẩn từ thực phẩm sống sẽ lây nhiễm sang thực phẩm chín

B. Để dễ phân biệt các loại thực phẩm

C. Mỗi loại thực phẩm cần được bảo quản ở một nhiệt độ khác nhau

D. Đáp án khác

 

Câu 2. Vì sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên sử dụng nhiều món ăn được chế biến bằng phương pháp nướng?

A. Món ăn có nhiều chất béo

B. Món ăn dễ bị mất các chất vitamin cần thiết

C. Thực phẩm dễ bị cháy, gây biến chất có khả năng gây ung thư đường tiêu hóa, dạ dày

D. Phương pháp nướng khó chế biến

 

Câu 3. Nếu ăn quá nhiều món ăn muối chua thì sẽ ảnh hưởng gì đến cơ thể?

A. Không ảnh hưởng gì

B. Đau đầu, chóng mặt

C. Gây hại cho dạ dày

D. Đáp án B và C

 

Câu 4. Không nên ngâm, rửa thịt cá sau khi cắt vì

A. Một số vitamin và chất khoáng dễ tan trong nước sẽ bị mất đi

B. Thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn

C. Khi chế biến sẽ làm giảm độ ngon của món ăn

D. Không bảo quản được lâu sau khi cắt

 

Câu 5. Chất tinh bột dễ tiêu hóa hơn qua quá trình đun nấu, nhưng ở nhiệt độ cao, chất tinh bột sẽ:

A. Bị ẩm mốc, biến chất

B. Phân hủy mất

C. Bị cháy và chất dinh dưỡng bị phân hủy hoàn toàn

D. Vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay