Trắc nghiệm bài 7: Trang phục

Công nghệ 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Trang phục. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 7: Trang phục
Trắc nghiệm bài 7: Trang phục

1. NHẬN BIẾT (16 câu)

Câu 1. Vật nào dưới đây không phải là trang phục?

A. Khăn choàng

B. Tất (vớ)

C. Thắt lưng

D. Quạt điện

 

Câu 2. Phân loại trang phục theo giới tính, có mấy loại trang phục?

A. 2                              B. 3                               C. 4                               D.5

 

Câu 3. Chức năng của trang phục là

A. Giúp con người chống nóng

B. Bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người

C. Giúp con người chống lạnh

D. Làm tăng vẻ đẹp của con người

 

Câu 4. Trang phục là gì?

A. Là quần áo con người mặc lên người

B. Là các vật dụng như mũ, giày, tất, khăn choàng...

C. Là các loại quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như: mũ, giày, tất (vớ), khăn choàng...

D. Đáp án khác

 

Câu 5. Dựa vào tiêu chí phân loại nào để phân loại trang phục thành trang phục nam, trang phục nữ?

A. Theo lứa tuổi

B. Theo giới tính

C. Theo công dụng

D. Theo thời tiết

 

Câu 6. Mặc đẹp là mặc quần áo như thế nào?

A. Đắt tiền

B. Thật mốt

C. Phù hợp vóc dáng, lứa tuổi, môi trường và tính chất công việc

D. May cầu kì, hợp thời trang

 

Câu 7. Lựa chọn trang phục cần dựa trên

A. Lứa tuổi

B. Mục đích sử dụng

C. Sở thích cá nhân

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 8. Có bao nhiêu quy tắc phối hợp màu sắc giữa các phần của trang phục?

A. 2                              B.3                                C. 4                               D. 5

 

Câu 9. Bảo quản trang phục gồm những công việc nào sau đây?

A. Phơi, là (ủi), cất giữ

B. Giặt, phơi, cất giữ

C. Giặt, phơi, là (ủi), cất giữ

D. Giặt, phơi, là (ủi)

 

Câu 10. Khi sử dụng trang phục cần lưu ý điều gì?

A. Hợp mốt

B. Phù hợp với hoạt động và môi trường

C. Phải đắt tiền

D. Nhiều màu sắc sặc sỡ

 

Câu 11. Phương pháp giặt là

A. Giặt bằng tay

B. Giặt ẩm

C. Giặt bằng máy

D. Đáp án A và C

 

Câu 12. Kí hiệu sau đây thể hiện

A. Chỉ giặt bằng tay

B. Không được giặt

C. Làm sạch tay trước khi giặt

D. Không được giặt nước nóng

 

Câu 13. Trang phục ở nhà có đặc điểm nào sau đây?

A. Kiểu dáng đẹp, trang trọng

B. Kiểu dáng lịch sự, gọn gàng

C. Kiểu dáng đơn giản, thoải mái

D. Kiểu dáng ôm sát cơ thể

 

Câu 14. Dụng cụ không để là quần áo là:

A. Bàn là

B. Bàn chải

C. Bình phun nước

D. Cầu là

 

Câu 15. Kí hiệu dưới đây thể hiện

A. Không được là

B. Chỉ là với nhiệt độ thấp

C. Là với nhiệt độ trung bình

D. Có thể là với nhiệt độ cao

Câu 16. Có bao nhiêu bước để đọc nhãn hướng dẫn?

A. 1                              B. 2                               C. 3                               D. 4

 

2. THÔNG HIỂU (12 câu)

Câu 1. Chỉ ra ý sai về vai trò của trang phục?

A. Bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người

B. Giúp chúng ta biết chính xác tuổi của người mặc

C. Giúp chúng ta đoán biết nghề nghiệp của người mặc

D. Giúp chúng ta biết người mặc đến từ quốc gia nào

 

Câu 2. Chất liệu may trang phục có sự khác biệt về những yếu tố nào?

A. Độ nhàu; độ dày, mỏng, kiểu may

B. Độ thấm hút; độ bền; độ nhàu, kiểu may

C. Độ bền; độ dày, mỏng; độ nhàu, kiểu may

D. Độ bền; độ dày, mỏng; độ nhàu; độ thấm hút mồ hôi

 

Câu 3. Để lựa chọn trang phục, căn cứ nào sau đây là không nên?

A. Chất liệu, màu sắc của trang phục

B. Độ dày của trang phục

C. Kiểu dáng của trang phục

D. Đường nét, họa tiết của trang phục

 

Câu 4. Đặc điểm nào của trang phục sau đây tạo cảm giác thon gọn, cao lên?

A. Vải trơn phẳng, mờ đục

B. Kiểu thụng, có đường nét chính ngang thân áo, có bèo dún

C. Màu nhạt: trắng, vàng nhạt

D. Kẻ ngang, kẻ ô vuông, hoa to

 

Câu 5. Đặc điểm nào của trang phục sau đây tạo cảm giác tròn đầy, thấp xuống?

A. Màu đậm, sẫm

B. Kẻ dọc, hoa nhỏ

C. Vải bóng láng, thô, xốp

D. Vừa sát cơ thể, thẳng suông

 

Câu 6. Đặc điểm nào của trang phục có ảnh hưởng đến vóc dáng người mặc?

A. Chất liệu, màu sắc

B. Hoa văn

C. Kiểu may

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 7. Ý nghĩa của việc giặt, phơi quần áo đúng cách là

A. Giúp quần áo được sạch, đẹp khi mặc

B. Giúp giữ quần áo được bền lâu

C. Giúp làm phẳng quần áo khi sử dụng

D. Đáp án A và B

 

Câu 8. Nhược điểm của phương pháp phơi khô quần áo là

A. Phụ thuộc vào thời tiết

B. Tiêu hao điện năng

C. Quần áo lâu khô

D. Đáp án A và C

 

Câu 9. Để có sự đồng bộ đẹp trong trang phục

A. Chỉ cần có áo đẹp

B. Có quần áo đẹp

C. Các phụ kiện đi kèm phù hợp với quần áo

D. Có giày dép đẹp

 

Câu 10. Màu vải nào đây dùng may quần áo để hợp với tất cả các màu của áo?

A. Màu vàng, màu trắng

B. Màu đen, màu trắng

C. Màu đen, màu vàng

D. Màu đỏ, màu xanh

 

Câu 11. Vì sao cần phân loại quần áo trước khi là?

A. Để là quần áo nhanh hơn

B. Để là riêng từng nhóm quần áo theo loại vải

C. Để quần áo không bị bay màu

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 12. Vì sao đối với các loại quần áo ít dùng nên gói trong túi nylon?

A. Để tránh ẩm mốc và gián, côn trùng làm hư hỏng

B. Để dễ tìm lại khi cần dùng đến

C. Cả hai đáp án đều sai

D. Cả hai đáp án đều đúng

 

3. VẬN DỤNG (12 câu)

 

Câu 1. Khi đi học em mặc trang phục nào?

A. Đồng phục học sinh

B. Trang phục dân tộc

C. Trang phục bảo hộ lao động

D. Trang phục lễ hội

 

Câu 2. Em sẽ kết hợp quần áo mang phong cách thể thao với:

A. Giày cao gót

B. Giày thể thao

C. Giày búp bê

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 3. Khi đi học thể dục em sẽ lựa chọn trang phục như thế nào?

A. Vải sợi bông, may sát người, giày cao gót

B. Vải sợi tổng hợp, may rộng, giày da đắt tiền

C. Vải sợi bông, may rộng, dép lê

D. Vải sợi bông, may rộng, giày ba ta

 

Câu 4. Cách sử dụng, bảo quản trang phụ nào sau đây là không nên?

A. Biết mặc thay đổi, phối hợp áo và quần hợp lí

B. Sử dụng trang phục lấp lánh, đắt tiền để tăng thêm vẻ đẹp cho bản thân

C. Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục

D. Sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, công việc và hoàn cảnh xã hội

 

Câu 5. Khi lựa chọn trang phục phù hợp thì yêu cầu nào sau đây không cần thực hiện?

A. Chọn vật dụng đi kèm phù hợp

B. Chọn vải phù hợp

C. May những quần áo đắt tiền, theo mốt

D. Xác định đặc điểm về vóc dáng người mặc

 

Câu 6. Vải hoa nên kết hơp với loại vải nào sau đây?

A. Vải trơn                                     B. Vải kẻ caro

C. Vải kẻ dọc                                 D. Vải kẻ ngang

 

Câu 7. Người mảnh mai nên mặc trang phục như thế nào để tạo cảm giác tròn đầy, thấp xuống?

A. Chọn áo có cầu vai, tay bồng, kiểu thụng

B. May sát cơ thể, tay chéo

C. Tạo đường may dọc theo thân áo, tay chéo

D. May sát cơ thể, tay bồng

 

Câu 8. Để tạo cảm giác gầy đi và cao lên, em nên chọn vải may trang phục có những đặc điểm nào?

A. Màu đen, kẻ sọc dọc, mặt vải trơn

B. Màu xanh đen, kẻ sọc ngang, mặt vải phẳng

C. Màu trắng, hoa to, mặt vải bóng láng

D. Màu vàng nhạt, hoa nhỏ, mặt vải thô

 

Câu 9. Người béo và lùn nên mặc loại vải nào có những đặc điểm nào?

A. Màu sáng, mặt vải thô, kẻ sọc ngang

B. Màu sáng, mặt vải láng, kẻ sọc dọc

C. Màu tối, mặt vải thô, kẻ sọc ngang

D. Màu tối, mặt vải trơn, kẻ sọc dọc

 

Câu 10. Trang phục bảo hộ lao động thích hợp mặc trong trường hợp nào?

A. Đi chơi, dạo phố

B. Dự lễ hội

C. Làm việc ở công trường

D. Làm việc ở văn phòng

 

Câu 11. Loại trang phục mà các bác sĩ mặc khi làm việc có tên gọi là gì?

A. Áo bà ba

B. Áo choàng

C. Áo blouse

D. Áo khoác

 

Câu 12. Một người mặc trang phục bảo hộ lao động, người đó có thể là?

A. Giáo viên

B. Dược sĩ

C. Đầu bếp

D. Kỹ sư công trường xây dựng

 

4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)

Câu 1. Loại vải và kiểu may quần áo đi lao động phù hợp là

A. Vải sợi tổng hợp, màu sẫm, kiểu may cầu kì

B. Vải sợi bông, màu sẫm, kiểu may đơn giản, rộng

C. Vải sợi bông, màu sáng, kiểu may sát người

D. Vải sợi tổng hợp, màu sáng, kiểu may cầu kì

 

Câu 2. Người đứng tuổi nên chọn vải, kiểu may như thế nào?

A. Vải màu tối, kiểu may trang nhã, lịch sự

B. Vải in bông hoa, màu sắc tươi sáng, kiểu may tùy ý

C. Vải in hình vẽ, mặc sặc sỡ, kiểu may tùy ý

D. Vải màu tối, kiểu may model, tân thời

 

Câu 3. Vải may quần áo cho trẻ sơ sinh, tuổi mẫu giáo nên chọn

A. Vải sợi bông, màu sẫm, hoa nhỏ

B. Vải dệt kim, màu sẫm, hoa to

C. Vải sợi pha, màu sáng, hoa văn sinh động

D. Vải sợi bông, màu sáng, hoa văn sinh động

 

Câu 4. Khi tham gia lao động, nên sử dụng trang phục nào là phù hợp nhất?

A. Trang phục có chất liệu bằng vải nylon, màu tối, kiểu may phức tạp, rộng rãi, dép thấp

B. Trang phục có chất liệu bằng vải sợi bông, màu sáng, kiểu may đơn giản, giày đế cao

C. Trang phục có chất liệu vải sợi pha, màu tối, kiểu may đơn giản, rộng rãi, dép thấp hoặc giày đế cao

D. Trang phục có chất liệu bằng vải sợi hóa học, màu sáng, kiểu may cầu kì, bó sát người, dép thấp

 

Câu 5. Khi là (ủi) quần áo, em cần chú ý những gì?

A. Là quần áo may bằng các loại vải có yêu cầu nhiệt độ thấp trước, các loại vải có yêu cầu nhiệt độ cao sau

B. Hạn chế là vào giờ cao điểm

C. Đưa bàn là đều lên mặt vải, không dừng lâu ở một vị trí vì sẽ làm cháy quần áo

D. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 6. Trang phục có đặc điểm nào sau đây được dùng cho lễ hội?

A. Có kiểu dáng đơn giản, gọn gàng, dễ mặc, dễ hoạt động; có màu sắc hài hoà; thường được may từ vải sợi pha

B. Có kiểu dáng đơn giản, rộng, dễ hoạt động; có màu sắc sẫm màu; thường được may từ vải sợi bông

C. Có kiểu dáng đẹp, trang trọng; có thể là trang phục truyền thống, tùy thuộc vào tính chất lễ hội

D. Có kiểu dáng đơn giản, thoải mái; thường được may từ vải sợi thiên nhiên

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay