Phiếu trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối ôn tập chương 3: Công nghệ thức ăn chăn nuôi (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 3: Công nghệ thức ăn chăn nuôi (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI (PHẦN 2)

Câu 1: Vai trò của khoáng trong cơ thể là?

  1. Chất xúc tác trong quá trình trao đổi chất
  2. Cung cấp năng lượng
  3. Dự trữ năng lượng
  4. Tham gia cấu tạo tế bào, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể

 

Câu 2: Đâu là công nghệ cao được ứng dụng trong bảo quản thức ăn chăn nuôi?

  1. Sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc sinh học
  2. Bảo quản thức ăn bằng silo
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

 

Câu 3: Đâu là một phương pháp bảo quản thức ăn thô?

  1. Bảo quản bằng phương pháo oxi hoá – khử
  2. Bảo quản bằng phương pháp đóng băng
  3. Bảo quản bằng phương pháp vôi hoá
  4. Bảo quản bằng phương pháp kiềm hoá

 

Câu 4: Năng lượng trong thức ăn được tính bằng đơn vị nào?

  1. Volt
  2. Calo
  3. Km
  4. Kg

Câu 5: Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp là gì ?

  1. Làm sạch nguyên liệu
  2. Lựa chọn nguyên liệu chất lượng tốt
  3. Cân đo theo tỉ lệ.
  4. Sấy khô

 

Câu 6: Dưới đây là một số bước của quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Ý nào không đúng?

  1. Hấp chín: Các loại nguyên liệu được hấp chín bằng hệ thống hơi nước và chuyển sang hệ thống ép viên
  2. Ép viên: Kích thước viên được điều chỉnh phù hợp với từng loại vật nuôi và giai đoạn sinh trưởng. Viên sau khi ép được làm nguội để duy trì ổn định thành phần và giá trị dinh dưỡng, giữ hương vị và độ tươi của thức ăn
  3. Sàng: Thức ăn viên được sàng lọc theo kích thước tiêu chuẩn trước khi chuyển vào bồn chứa riêng để đóng gói
  4. Đóng bao: Thức ăn sau khi trộn được chuyển đến khu vực đóng bao hoặc tiếp tục chuyển đến khu vực nhập nguyên liệu

Câu 7: Nhu cầu dinh dưỡng là gì?

  1. Là lượng thức ăn đủ cho vật nuôi ăn trong vòng một ngày đêm
  2. Là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày đêm
  3. Là lượng chất dinh dưỡng và vật nuôi cần để duy trì hoạt động sống và sản xuất ra sản phẩm trong một ngày đêm
  4. Đáp án khác

Câu 8: Đâu không phải ý nghĩa của việc bảo quản thức ăn chăn nuôi?

  1. Đảm bảo chất lượng thức ăn, giúp thức ăn giữ được giá trị dinh dưỡng, giảm thiệt hại do hư hỏng và an toàn cho vật nuôi.
  2. Tăng sức cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành
  3. Dự trữ thức ăn trong thời gian cho phép
  4. Tiết kiệm chi phí thức ăn

Câu 9:  “Trộn đều nguyên liệu với men giống theo tỉ lệ 1 kg men giống cho 200 kg thức ăn” là nằm trong bước nào của quy trình ủ men nguyên liệu thức ăn tinh bột?

  1. Chuẩn bị nguyên liệu
  2. Xử lí
  3. Tiến hành ủ
  4. Bảo quản

Câu 10: Nội dung nào dưới đây là nội dung của tiêu chuẩn ăn của vật nuôi?

  1. Nhu cầu năng lượng
  2. Nhu cầu protein và amino acid
  3. Nhu cầu khoáng, nhu cầu vitamin
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 11: Câu nào sau đây không đúng về bảo quản thức ăn chăn nuôi?

  1. Các nguyên liệu thức ăn như cám gạo, cám mì, ngô, sắn lát,... sử dụng trong sản xuất thức ăn công nghiệp được bảo quản thông qua việc kiềm hoá với urea hoặc nước vôi trong 7 – 10 ngày
  2. Các nguyên liệu giàu protein (bột cá, bột thịt,...), premix và phụ gia được bảo quản trong kho có kiểm soát nhiệt độ thấp hơn 25 °C để tránh ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn
  3. Nguyên liệu dạng lỏng (dầu, mỡ, rỉ mật,...) được bảo quản trong các thùng hay các bình chứa lớn và được bảo quản ở khu vực riêng
  4. Thức ăn công nghiệp sau khi sản xuất được bảo quản trong kho thành phẩm của cơ sở sản xuất. Các bao thức ăn được bảo quản trên kệ gỗ, cách mặt nền 30 – 40 cm, cách tường 0.7 – 1 m. Kho bảo quản cần thông thoáng tốt, nhiệt độ dưới 30 °C, độ ẩm dưới 70%

Câu 12: Silo thường được sử dụng để:

  1. Chứa các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn như cám, ngô, đậu tương... với số lượng lớn
  2. Ủ chua thức ăn cho gia súc nhai lại
  3. Thay thế cho kho lạnh trong trường hợp mất điện
  4. Cả A và B

Câu 13: Nhu cầu năng lượng của vật nuôi là gì?

  1. Được biểu thị bằng tỉ lệ % protein thô trong khẩu phần.
  2. Được biểu thị bằng Kcal của năng lượng tiêu hóa (DE) hoặc năng lượng trao đổi (ME) hoặc năng lượng thuần (NE) tính trong một ngày đêm
  3. Khoáng đa lượng và khoáng vi lượng
  4. Đáp án khác

Câu 14: Nhiệt độ bảo quản trong phòng lạnh cần ở mức bao nhiêu?

  1. 50 – 60°C
  2. 100 - 105°F
  3. -10 – 10°C
  4. 2 - 4°C

Câu 15: Dưới đây là thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn thô, xanh. Ý nào không đúng?

  1. Cây ngô non (thân, lá): vật chất khô – 13.1%, protein thô – 1.4%, lipid – 0.4%
  2. Cỏ voi non (thân, lá): vật chất khô – 11.8%, protein thô – 2.2%, lipid – 0.4%
  3. Cây ngô ngậm sữa (bắp, thân, lá): vật chất khô – 21.4%, protein thô – 2.5%, lipid – 0.7%
  4. Cây lạc (thân, lá ủ tươi): vật chất khô – 49.1%, protein thô – 7.4%, lipid – 10.1%

Câu 16: Câu nào sau đây đúng về phương pháp ủ chua thức ăn?

  1. Thức ăn ủ chua được sản xuất bằng phương pháp lên men acid sulfuric bởi các acid amin có sẵn trong tự nhiên.
  2. Acid amin lên men đường trong thức ăn để sản sinh lactic acid và các acid hữu cơ khác làm giảm pH của thức ăn, giúp thức ăn chuyển sang trạng thái “chín sinh học” và bảo quản được trong thời gian dài
  3. Có thể sử dụng thêm một số nguyên liệu và phụ gia để giúp quá trình lên men tốt hơn như: rỉ mật, cám gạo, bột ngô hay các enzyme phân giải xơ hoặc sử dụng giống khởi động (chế phẩm vi khuẩn lactic thương mại)
  4. Ở các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, thức ăn được ủ chua lộ thiên trên nông trường

Câu 17: Dưới đây là một số bước của quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Ý nào không đúng?

  1. Nhập nguyên liệu: Nguyên liệu được đưa vào hầm nhập sau đó chuyển lên bồn chứa (silo) bằng hệ thống tự động theo khu vực cho từng loại nguyên liệu riêng
  2. Lấy mẫu kiểm tra nguyên liệu: Tại khu vực trộn có hệ thống máy vi tính kiểm soát để đảm bảo tất cả các công thức thức ăn đúng theo thành phần dinh dưỡng của từng loại vật nuôi
  3. Làm sạch nguyên liệu: Nguyên liệu được tách kim loại và loại bỏ các tạp chất trong hệ thống máy làm sạch trước khi nghiền
  4. Nghiền nguyên liệu: nhằm làm nhỏ nguyên liệu, giúp tăng khả năng tiếp xúc trong quá trình trộn, ép viên, đồng thời làm tăng khả năng tiêu hoá cho vật nuôi

Câu 18: Đơn vị của khẩu phần ăn là gì?

  1. Tỉ lệ % trong thức ăn hỗn hợp
  2. Theo khối lượng (kg) trong một ngày đêm
  3. A và B đều đúng
  4. A đúng B sai

Câu 19: Protease được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi để:

  1. Tổng hợp amino acid và peptide có trọng lượng phân tử nhỏ trong đậu tương, phụ phẩm công và nông nghiệp,… thành protein, giúp vật nuôi dễ hấp thu và tiêu hoá hơn
  2. Thuỷ phân protein trong đậu tương, phụ phẩm công và nông nghiệp,... thành các amino acid và peptide có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ tiêu hoá hấp thu hơn đối với vật nuôi
  3. Biến đổi một phần protein thông thường thành protein tinh chất, giúp vật nuôi có thể hấp thụ, tiêu hoá dễ hơn cũng nhưng tăng chất lượng thịt của vật nuôi
  4. Bổ sung vào thức ăn một phần protein tinh chất từ bên ngoài, giúp vật nuôi có thể hấp thụ, tiêu hoá dễ hơn cũng nhưng tăng chất lượng thịt của vật nuôi

Câu 20: Bảo quản bằng phương pháp ủ chua: Thức ăn thô, xanh được ủ chua trong túi, trong silo hoặc hào ủ. Lactic acid sinh ra trong quá trình ủ chua sẽ:

  1. Ức chế các vi sinh vật gây hư hỏng và gây bệnh, giúp kéo dài thời gian bảo quản thức ăn 3 – 6 tháng
  2. Làm gia tăng lượng vi sinh vật có lợi nhằm duy trì tính nguyên vẹn của thức ăn từ 3 – 6 tháng
  3. Phủ lên bề mặt thức ăn một lớp bảo vệ nhằm chống lại sự tác động của môi trường xung quanh, giúp duy trì thức ăn được lâu hơn
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 21: Khẩu phần ăn là gì?

  1. Là một hỗn hợp thức ăn cung cấp cho vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng
  2. Là một hỗn hợp thức ăn cung cấp cho vật nuôi nhằm thỏa mãn tiêu chuẩn ăn
  3. Là lượng thức ăn cho vật nuôi có đủ năng lượng hoạt động trong một ngày đêm
  4. Là lượng thức ăn cho vật nuôi có đủ dinh dưỡng theo chế độ dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển

Câu 22: Thức ăn ủ chua sau 3 – 4 tuần phải đạt được yêu cầu gì thì mới được coi là đạt yêu cầu?

  1. Có màu vàng rơm hoặc vàng nâu, mềm, không nhũn nát, mùi chua nhẹ, không mốc, không có mùi lạ
  2. Có màu vàng rơm hoặc vàng nâu, cứng chắc, mùi hắc, không mốc
  3. Có màu trắng vàng, mềm, không nhũn, không mốc, có mùi thơm thoang thoảng
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 23: Trong chế biến thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại, thức ăn thô, xanh sau khi được lên men kị khí với các vi khuẩn lactic được phối trộn với cái gì để thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh?

  1. Thức ăn tinh, bột ngũ cốc
  2. Thức ăn tinh, khoáng, vitamin, phụ gia
  3. Dung dịch chất dinh dưỡng nồng độ cao
  4. Bột ngũ cốc, chất bảo quản

Câu 24: Đâu là công thức ủ chua thức ăn thô, xanh hợp lí?

  1. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.05 kg muối + 2 kg đường hoặc rỉ mật
  2. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.5 kg muối + 0.2 kg đường hoặc rỉ mật
  3. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.05 kg muối + 0.2 kg đường hoặc rỉ mật
  4. 10 kg cây ngô tươi (rau tươi) + 0.5 kg muối + 2 kg đường hoặc rỉ mật

Câu 25: Vì sao các chất kích thích tăng trưởng hay còn gọi là “chất tạo nạc” bị cấm trong chăn nuôi?

  1. Vì khi bổ sung các chất này trong thức ăn có thể dẫn đến tình trạng tồn dư trong thịt, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng
  2. Vì các chất này khiến cho thịt động vật mất ngon, làm cho người tiêu dùng giảm ham muốn ăn thịt
  3. Vì các chất này làm cho lượng các chất khác protein giảm đáng kể, ảnh hưởng đến tổng thể chất lượng của thực phẩm
  4. Tất cả các đáp án trên

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay