Phiếu trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 11 (Chăn nuôi) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Anh Minh muốn áp dụng thụ tinh trong ống nghiệm để nhân giống lợn tại trang trại của mình. Khi tìm hiểu về quy trình này, anh Minh thắc mắc: "Giai đoạn nào trong thụ tinh trong ống nghiệm giúp hợp tử phát triển thành phôi nang?" Nếu là chuyên gia, em sẽ trả lời anh Minh như thế nào?
A. Giai đoạn hút tế bào trứng từ buồng trứng.
B. Giai đoạn nuôi để trứng phát triển và chín.
C. Giai đoạn thụ tinh nhân tạo.
D. Giai đoạn nuôi hợp tử phát triển đến phôi dâu và phôi nang.
Câu 2: Một hộ chăn nuôi gà thả vườn muốn bổ sung thức ăn giúp gà có nhiều năng lượng để hoạt động và tăng trưởng nhanh. Theo em, họ nên chọn loại thức ăn nào sau đây?
A. Rau muống, rau cải, bí đỏ
B. Cám gạo, ngô, khoai lang
C. Bột xương, vỏ sò, premix
D. Bột cá, bột thịt, giun quế
Câu 3: Anh Nam là chủ một trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn. Để tiết kiệm chi phí và kiểm soát chất lượng thức ăn cho vật nuôi, anh quyết định tự sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, anh Nam nhận thấy viên thức ăn bị vỡ vụn nhiều sau khi ép viên. Theo bạn, anh Nam nên làm gì để khắc phục tình trạng này?
A. Bỏ qua bước làm ẩm nguyên liệu và ép trực tiếp để tiết kiệm thời gian
B. Tăng lượng dầu, mỡ hoặc rỉ đường khi phối trộn để tạo sự kết dính tốt hơn
C. Không cần thay đổi gì vì thức ăn bị vỡ cũng không ảnh hưởng đến chất lượng
D. Giảm nhiệt độ khi ép viên để tránh nguyên liệu bị biến đổi
Câu 4: Gia đình ông Nam có một trang trại chăn nuôi bò với quy mô lớn. Để đảm bảo nguồn thức ăn lâu dài, ông Nam quyết định áp dụng phương pháp làm khô để bảo quản rơm. Tuy nhiên, vào mùa mưa, việc phơi rơm gặp nhiều khó khăn, rơm thường bị ẩm mốc và giảm chất lượng. Trong trường hợp này, ông Nam nên làm gì để bảo quản rơm hiệu quả hơn?
A. Tiếp tục phơi rơm ngoài trời dù thời tiết không thuận lợi.
B. Sử dụng phương pháp sấy khô thay vì phơi nắng để làm giảm lượng nước trong rơm.
C. Dùng hóa chất bảo quản để ngăn ngừa nấm mốc mà không cần làm khô rơm.
D. Trộn trực tiếp rơm ẩm vào thức ăn cho bò để tránh lãng phí.
Câu 5: Nhà anh Tú nuôi lợn thịt với số lượng lớn, nhưng giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng khiến chi phí sản xuất cao. Anh Tú tìm hiểu và biết rằng có thể sử dụng công nghệ vi sinh để chế biến thức ăn nghèo protein thành thức ăn giàu protein, giúp giảm chi phí mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho vật nuôi.
Theo em, anh Tú cần thực hiện bước nào đầu tiên trong quy trình ứng dụng công nghệ vi sinh này?
A. Trộn nguyên liệu với chế phẩm vi sinh vật
B. Nghiền nhỏ nguyên liệu
C. Lựa chọn nguyên liệu giàu tinh bột, nghèo protein
D. Ủ nguyên liệu trong điều kiện thích hợp
Câu 6: Thức ăn ủ men được sản xuất bằng cách nào?
A. Sử dụng men kết hợp với enzyme tự nhiên trong nguyên liệu.
B. Lên men các nguyên liệu giàu tinh bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn,... với nấm men.
C. Bão hòa các chất kết dính trong nguyên liệu giàu tinh bột với nấm men.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Đâu không phải là công việc chính của cử nhân Công nghệ sinh học?
A. Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao.
B. Chế biến và bảo quản thực phẩm.
C. Sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực phẩm.
D. Chữa bệnh cho vật nuôi.
Câu 8: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi là gì?
A. Là loài, giống, giai đoạn phát triển của cơ thể và khả năng sản xuất của vật nuôi.
B. Là lượng các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho vật nuôi để duy trì sự sống và tạo sản phẩm.
C. Là căn cứ quan trọng để xác định tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn cho vật nuôi.
D. Là giai đoạn phát triển của cơ thể và khả năng sản xuất của vật nuôi.
Câu 9: Ở địa phương chăn nuôi gà, thức ăn chủ yếu là ngô cần sử dụng phương pháp chế biến nào?
A. Phương pháp cắt ngắn.
B. Phương pháp nghiền nhỏ.
C. Phương pháp đường hóa.
D. Phương pháp xử lý kiềm.
Câu 10: Trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, bước nào được thực hiện trước khi “hấp chín bằng hơi nước”?
A. Phối trộn các nguyên liệu theo công thức tính toán.
B. Ép viên và làm nguội.
C. Sàng lọc và phân loại viên.
D. Chuyển nguyên liệu vào bồn chứa.
Câu 11: Tỉ lệ mỡ sữa của giống bò Red Sindhi là bao nhiêu?
A. 3.2 – 3.7%.
B. 3.7 – 4.0%.
C. 4.0 – 4.5%.
D. 4.5 – 5.0%.
Câu 12: Nhu cầu dinh dưỡng bao gồm?
A. Nhu cầu năng lượng và nhu cầu sản xuất.
B. Nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất.
C. Nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất.
D. Nhu cầu duy trì và nhu cầu protein.
Câu 13: Biện pháp ủ kiềm hóa rơm cần chuẩn bị nguyên liệu gì?
A. Rơm khô, đạm urea + nước sạch, găng tay, ô doa, vôi, muối ăn, cào, xẻng, bể, bao tải,...
B. Rơm khô, đạm urea, găng tay, ô doa, vôi, muối ăn, cào, xẻng, bể, bao tải,...
C. Rơm khô, đạm urea + nước sạch, găng tay, ô doa, vôi, dầu ăn, cào, xẻng, bể, bao tải,...
D. Rơm khô, đạm urea + nước sạch, găng tay, vôi, muối ăn, cào, xẻng, bể,...
Câu 14: Khi bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm lạnh, tác dụng chính của nhiệt độ thấp là gì?
A. Làm chậm quá trình tự phân hủy và ức chế vi sinh vật gây hại.
B. Làm chậm quá trình phân hủy và tái tạo lại cấu trúc quan trọng trong thức ăn.
C. Duy trì hoạt động của vi khuẩn giúp thức ăn luôn tươi mới.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 15: Thành tựu về ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống vật nuôi tại Việt Nam là gì?
A. Giảm năng suất cho hoạt động sản xuất chăn nuôi.
B. Tốn nhiều chi phí cho người nông dân, góp phần đem lại sự ổn định và bền vững của ngành chăn nuôi trong bối cảnh hội nhập kinh tế.
C. Ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra những giống vật nuôi có tính trạng mong muốn như siêu nạc, nhiều sữa,... bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, bảo quản đông lạnh tinh trùng, trứng, phôi,...
D. Góp phần đem sự bền vững của ngành trồng trọt trong bối cảnh hội nhập kinh tế.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................