Phiếu trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 11 (Chăn nuôi) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
Đề số 04
Câu 1: Vai trò quan trọng nhất của việc phòng, trị bệnh trong chăn nuôi là gì?
A. Giảm chi phí thuốc men
B. Nâng cao năng suất chăn nuôi
C. Giúp vật nuôi phát triển đồng đều
D. Cả B và C đúng
Câu 2: Đâu là biện pháp phòng bệnh tai xanh hiệu quả nhất cho lợn?
A. Sử dụng kháng sinh
B. Tiêm phòng vaccine
C. Vệ sinh chuồng trại
D. Kiểm soát dịch bệnh
Câu 3: Triệu chứng đặc trưng của bệnh dịch tả lợn là gì?
A. Lợn bị sốt cao, xuất huyết dưới da
B. Tiêu chảy kéo dài, mất nước
C. Da lợn chuyển sang màu tím tái
D. Cả A và C
Câu 4: Bệnh Newcastle (dịch tả gia cầm) gây ảnh hưởng chủ yếu đến cơ quan nào của gia cầm?
A. Hệ thần kinh
B. Hệ hô hấp và đường tiêu hóa
C. Hệ bài tiết
D. Da và lông
Câu 5: Công nghệ nào được sử dụng để sản xuất vaccine tái tổ hợp phòng bệnh cho vật nuôi?
A. Công nghệ gen
B. Công nghệ tế bào
C. Công nghệ enzyme
D. Công nghệ vi sinh
Câu 6: Đối với sức khoẻ cộng đồng, ngăn chặn và kiểm soát tốt một số bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người sẽ giúp:
A. Con người miễn nhiễm khỏi bệnh tật, không còn lo lắng về sức khoẻ ở bất cứ đâu.
B. Bảo vệ cho người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cũng như người tiêu dùng và cộng đồng nói chung.
C. Hình thành thói quen tốt trong chăn nuôi và ăn uống.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Đâu không phải một nhóm bệnh chính ở vật nuôi?
A. Bệnh nội khoa
B. Bệnh truyền nhiễm
C. Bệnh kí sinh trùng
D. Bệnh giao tiếp
Câu 8: Vì sao phòng, trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường?
A. Vì phòng, trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi sẽ giúp giảm nguy cơ tồn tại, lây lan và phát tán mầm bệnh
B. Vì phòng, trị bệnh hiệu quả cho vật nuôi giúp giảm sử dụng các biện pháp chống dịch tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, ví dụ như: khử trùng chuồng trại bằng hoá chất, xử lí chất thải và xác động vật bằng cách chôn, đốt,...
C. Vì khi được phòng, trị bệnh hiệu quả, vật nuôi sẽ sinh trưởng tốt, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi cũng góp phần bảo vệ môi trường
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Đối với bệnh dịch tả lợn cổ điển thì con đường chính mà mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi là:
A. Qua tiêu hoá
B. Qua hô hấp
C. Qua da, niêm mạc mắt và đường sinh dục
D. Cả A và B.
Câu 10: Đối với bệnh đóng dấu lợn, mầm bệnh là:
A. Vi khuẩn Gram dương Bacterial crixiopathrix
B. Vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae
C. Vi khuẩn Gram âm Bacterial crixiopathrix
D. Vi khuẩn Gram âm Erysipelothrix rhusiopathiae
Câu 11: Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng lợn con?
A. Điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng: Lợn mẹ giai đoạn mang thai không được nuôi dưỡng, chăm sóc thích hợp, ví dụ như thiếu sắt và vitamin B12, lợn con theo mẹ không được cung cấp đủ dinh dưỡng; chuồng trại ẩm ướt, lạnh, bẩn.
B. Do đặc điểm sinh lí lợn con: Lợn mới sinh ra có hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh nên khả năng tiêu hoá kém; trung khu điều tiết nhiệt độ cơ thể và hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh làm cho con vật khó thích ứng với thay đổi môi trường và dễ nhiễm bệnh.
C. Do vi khuẩn: Khi sức đề kháng của con vật bị giảm thì các loại vi khuẩn đường ruột như E. coli và Salmonella sẽ phát triển mạnh mẽ và tăng khả năng gây bệnh.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Ai có thể bị bệnh cúm gia cầm?
A. Các loài gia cầm
B. Một số loài động vật khác gia cầm
C. Con người
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Biểu hiện của bệnh cầu trùng gà chủ yếu ở:
A. Đường hô hấp
B. Lưng và cánh
C. Đường tiêu hoá
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 14: Câu nào sau đây đúng về bệnh cúm gia cầm?
A. Các loài gia cầm trước 6 tháng tuổi dễ mắc bệnh nhất, chết nhanh và với tỉ lệ chết rất cao 90 - 100%
B. Các loài gia cầm trước 6 tháng tuổi dễ mắc bệnh nhất, lâu chết và tỉ lệ chết thấp (dưới 50%), những con còn sống thường còi cọc
C. Các loài gia cầm ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh, chết nhanh và với tỉ lệ chết rất cao 90 - 100%
D. Các loài gia cầm ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh, lâu chết và tỉ lệ chết thấp (dưới 50%), những con còn sống thường còi cọc
Câu 15: Bệnh tụ huyết trùng trâu bò thường xảy ra vào thời gian nào?
A. Mùa xuân
B. Mùa khô
C. Mùa mưa
D. Quanh năm
Câu 16:............................................
............................................
............................................