Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 kết nối Bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG IV: SẢN XUẤT CƠ KHÍ

BÀI 11: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CƠ KHÍ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Khái niệm về quá trình sản xuất cơ khí

  1. Quá trình con người tác động vào vật liệu cơ khí thông qua các công cụ sản xuất để tạo thành các sản phẩm hoàn chỉnh
  2. Quá trình con người tác động vào dụng cụ cơ khí thông qua các công cụ sản xuất để tạo thành các sản phẩm hoàn chỉnh
  3. C. Quá trình gia công mà khối lượng vật liệu vẫn được giữ nguyên
  4. Quá trình vận hành các máy, thiết bị, chi tiết phục vụ cho sản xuất và đời sống

Câu 2: Bước đầu tiên trong quá trình sản xuất cơ khí là gì?

  1. Công nghệ chế tạo phôi
  2. Gia công tạo hình sản phẩm
  3. Lắp ráp sản phẩm
  4. Đóng gói sản phẩm

Câu 3: Bước cuối cùng trong quá trình sản xuất cơ khí là gì?

  1. Công nghệ chế tạo phôi
  2. Gia công tạo hình sản phẩm
  3. Xử lí và bảo vệ
  4. Đóng gói sản phẩm

Câu 4: Để đảm bảo đầu vào cho các bước tiếp theo, phôi cần đảm bảo yêu cầu gì?

  1. Đảm bảo yêu cầu về vật liệu
  2. Đảm bảo yêu cầu về hình dáng hình học
  3. Đảm bảo yêu cầu về cơ tính
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Có thể kiểm tra phôi bằng cách nào?

  1. Kiểm tra ngoại quan và kiểm tra chất lượng bên trong
  2. Kiểm tra ngoại quan về hình dáng, kích thước,..
  3. Kiểm tra chất lượng trên trong như rỗ khí, ứng xuất dư
  4. Một đáp án khác

Câu 6: Lựa chọn phôi có thể dựa vào yếu tố nào?

  1. Quy mô sản xuất (khối, loạt, đơn chiếc)
  2. Đặc điểm sản phẩm (phức tạp, đơn giản)
  3. Điều kiện làm việc của chi tiết (môi trường hơi nước, muối, acid,...)
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Phương pháp đóng gói thường gặp là gì? Chọn đáp án đúng nhất

  1. Đóng gói bằng tay
  2. Đóng gói bằng máy tự động
  3. Đóng gói bằng robot công nghiệp
  4. Đóng gói thủ công và đóng gói tự động

Câu 8: “Sử dụng các phương pháp gia công vật liệu tác động vào phôi để tạo ra các chi tiết, sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật” là bản chất của giai đoạn nào trong quá trình sản xuất cơ khí?

  1. Gia công tạo hình sản phẩm
  2. Xử lí và bảo vệ
  3. Lắp ráp sản phẩm
  4. Đóng gói sản phẩm

Câu 9: “Quá trình sử dụng các biện pháp kĩ thuật khác nhau để thay đổi cơ tính và chất lượng bề mặt của chi tiết” là bản chất của giai đoạn nào trong quá trình sản xuất cơ khí?

  1. Gia công tạo hình sản phẩm
  2. Xử lí và bảo vệ
  3. Lắp ráp sản phẩm
  4. Đóng gói sản phẩm

Câu 10: “Quá trình liên kết các chi tiết máy lại với nhau để tạo thành sản phẩm hoàn thiện” là bản chất của giai đoạn nào trong quá trình sản xuất cơ khí?

  1. Gia công tạo hình sản phẩm
  2. Xử lí và bảo vệ
  3. Lắp ráp sản phẩm
  4. Đóng gói sản phẩm

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Công đoạn mô tả trong hình ảnh sau là gì?

  1. Gia công
  2. Chế tạo phôi
  3. Kiểm tra
  4. Đóng gói

Câu 2: Công đoạn mô tả trong hình ảnh sau là gì?

  1. Gia công
  2. Chế tạo phôi
  3. Kiểm tra
  4. Đóng gói

Câu 3: Trình tự của quá trình sản xuất cơ khí là:

  1. Gia công à chế tạo phôi à kiểm tra à lắp ráp à đóng gói
  2. Gia công à chế tạo phôi à lắp ráp à kiểm tra à đóng gói
  3. Chế tạo phôi à Gia công à xử lí và bảo vệ à lắp ráp à đóng gói
  4. Chế tạo phôi à Gia công à lắp ráp à kiểm tra à đóng gói

Câu 4: Công nghệ chế tạo phôi gồm các phương nào?

  1. Đúc, rèn, đập, hàn,...
  2. Tiện, phay, bào, khoan,...
  3. Nhiệt luyện, mạ sơn, anod,...
  4. Đúc, tiện, nhiệt luyện,...

Câu 5: Công nghệ gia công tạo hình sản phẩm gồm các phương nào?

  1. Đúc, rèn, đập, hàn,...
  2. Tiện, phay, bào, khoan,...
  3. Nhiệt luyện, mạ sơn, anod,...
  4. Đúc, tiện, nhiệt luyện,...

Câu 6: Công nghệ xử lí và bảo vệ gồm các phương nào?

  1. Đúc, rèn, đập, hàn,...
  2. Tiện, phay, bào, khoan,...
  3. Nhiệt luyện, mạ sơn, anod,...
  4. Đúc, tiện, nhiệt luyện,...

Câu 7: Chọn phát biểu sai:

  1. Một đối tượng có thể là sản phẩm của một quá trình sản xuất này nhưng nó có thể được coi là phôi hoặc bán thành phần trong một quá trình sản xuất khác
  2. Tên gọi phôi và sản phẩm có tính chất tuyệt đối, một đối tượng đã là phôi thì không thể được gọi là sản phẩm.
  3. C. Tên gọi phôi và sản phẩm có tính chất tương đối
  4. Một đối tượng có thể vừa là phôi vừa là sản phẩm trong các quá trình sản xuất khác nhau

Câu 8: Có bao nhiêu phương pháp lắp ráp?

  1. 2 phương pháp
  2. 3 phương pháp
  3. 4 phương pháp
  4. 5 phương pháp

 

Câu 9: Phương pháp lắp chọn là:

  1. Nếu lấy bất cứ một chi tiết nào đó đem lắp vào vị trí của nó trong sản phẩm lắp mà không cần sửa chữa hay điều chỉnh gì mà vẫn đảm bảo mọi tính chất lắp ráp theo yêu cầu thiết kế
  2. Thực hiện bằng cách đo đạc, phân loại các chi tiết thành nhóm đảm bảo yêu cầu mối lắp
  3. C. Thực hiện bằng cách sửa chữa kích thước của chi tiết để đảm bảo yêu cầu của mối lắp
  4. Một đáp án khác

Câu 10: Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn là:

  1. Nếu lấy bất cứ một chi tiết nào đó đem lắp vào vị trí của nó trong sản phẩm lắp mà không cần sửa chữa hay điều chỉnh gì mà vẫn đảm bảo mọi tính chất lắp ráp theo yêu cầu thiết kế
  2. Thực hiện bằng cách đo đạc, phân loại các chi tiết thành nhóm đảm bảo yêu cầu mối lắp
  3. C. Thực hiện bằng cách sửa chữa kích thước của chi tiết để đảm bảo yêu cầu của mối lắp
  4. Một đáp án khác

Câu 11: Phương pháp lắp sửa là:

  1. Nếu lấy bất cứ một chi tiết nào đó đem lắp vào vị trí của nó trong sản phẩm lắp mà không cần sửa chữa hay điều chỉnh gì mà vẫn đảm bảo mọi tính chất lắp ráp theo yêu cầu thiết kế
  2. Thực hiện bằng cách đo đạc, phân loại các chi tiết thành nhóm đảm bảo yêu cầu mối lắp
  3. C. Thực hiện bằng cách sửa chữa kích thước của chi tiết để đảm bảo yêu cầu của mối lắp
  4. Một đáp án khác

Câu 12: “ Thuận tiện cho quá trình vận chuyển” là yêu cầu của công đoạn nào trong quá trình sản xuất cơ khí là gì?

  1. Công nghệ chế tạo phôi
  2. Gia công tạo hình sản phẩm
  3. Xử lí và bảo vệ
  4. Đóng gói sản phẩm

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Để tạo hình các chi tiết không quá phức tạp bằng các kĩ thuật như rèn, đập nóng, đập nguội,... người ta thường sử dụng phương pháp gia công nào?

  1. Phương pháo gia công tiện
  2. Phương pháp gia công phay
  3. Phương pháp gia công khoan
  4. Phương pháp gia công áp lực

Câu 2: “Đồng hồ đo” dùng để kiểm tra trong giai đoạn nào của quá trình sản xuất cơ khí?

  1. Chế tạo phôi
  2. Gia công tạo hình sản phẩm
  3. Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết
  4. Lắp ráp sản phẩm

Câu 3: “Máy đo nhám bề mặt” dùng để kiểm tra trong giai đoạn nào của quá trình sản xuất cơ khí?

  1. Chế tạo phôi
  2. Gia công tạo hình sản phẩm
  3. Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết
  4. Lắp ráp sản phẩm

Câu 4: Hình ảnh sau mô tả giai đoạn nào của quá trình sản xuất cơ khí?

  1. Chế tạo phôi
  2. Gia công tạo hình sản phẩm
  3. Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết
  4. Lắp ráp sản phẩm

Câu 5: Bu lông và đai ốc sử dụng phương pháp lắp ráp nào?

  1. Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn
  2. Phương pháp lắp chọn
  3. Phương pháp lắp sửa
  4. Một phương pháp khác

Câu 6: Phương pháp nào đang thực hiện để xử lí bề mặt vỏ ô tô

  1. A. Phương phóa xử lí nhiệt
  2. Phương pháp hóa học: thấm carbon
  3. Phương pháp sơn
  4. Phương pháp mạ kim loại

Câu 7: Phương pháp chế tạo phôi được ứng dụng trong sản phẩm sau là:

  1. Phương pháp đúc
  2. Phương pháp gia công áp lực
  3. Phương pháp hàn
  4. Phương pháp mài

Câu 8: Phương pháp chế tạo phôi được ứng dụng trong sản phẩm sau là:

  1. Phương pháp đúc
  2. Phương pháp gia công áp lực
  3. Phương pháp hàn
  4. Phương pháp mài

=> Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay