Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 kết nối Bài 7: Khái quát về gia công cơ khí

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Khái quát về gia công cơ khí. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG III: CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ KHÍ

BÀI 7: KHÁI QUÁT VỀ GIA CÔNG CƠ KHÍ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Gia công cơ khí là quá trình:

  1. Chế tạo ra sản phẩm
  2. Thiết kế sản phẩm
  3. Hoàn thiện sản phẩm
  4. Bảo dưỡng sản phẩm

Câu 2: Phương pháp nào sau đây là phương pháp gia công cơ khí?

  1. Phương pháp bảo trì phục hồi
  2. Phương pháp tiện
  3. Phương pháp chiết cành
  4. Phương pháp chiếu góc thứ ba

Câu 3: Phương pháp phân loại gia công cơ khí là:

  1. Phân loại theo ứng dụng của sản phẩm cơ khí
  2. Phân loại theo công nghệ gia công
  3. Phân loại theo màu sắc sản phẩm
  4. Phân loại theo nguồn gốc sản phẩm

Câu 4: Phân loại theo công nghệ gia công gồm:

  1. Gia công cơ khí không phoi và gia công cơ khí có phoi
  2. Gia công cơ khí không phoi và gia công cơ khí truyền thống
  3. Gia công cơ khí truyền thống và gia công cơ khí có phoi
  4. Gia công cơ khí truyền thống và gia công cơ khí hiện đại

Câu 5: : Phân loại theo lịch sử phát triển của công nghệ gia công gồm:

  1. Gia công cơ khí không phoi và gia công cơ khí có phoi
  2. Gia công cơ khí không phoi và gia công cơ khí truyền thống
  3. Gia công cơ khí truyền thống và gia công cơ khí có phoi
  4. Gia công cơ khí truyền thống và gia công cơ khí hiện đại

Câu 6: Gia công cơ khí không phoi là quá trình

  1. Gia công bằng tia lửa điện
  2. Gia công mà có một lượng vật liệu bị cắt gọt bỏ đi
  3. Gia công mà khối lượng vật liệu vẫn được giữ nguyên
  4. Gia công bằng siêu âm

Câu 7: Gia công cơ khí có phoi là quá trình

  1. Gia công bằng tia lửa điện
  2. Gia công mà có một lượng vật liệu bị cắt gọt bỏ đi
  3. Gia công mà khối lượng vật liệu vẫn được giữ nguyên
  4. Gia công bằng siêu âm

Câu 8: Sản phẩm của gia công cơ khí có phoi là:

  1. Các chi tiết được chế tạo theo bản thiết kế
  2. Các sản phẩm mới được tạo hình với kích thước thô và độ nhẵn bề mặt thấp
  3. Các chi tiết cơ khí trung gian
  4. Một đáp án khác

Câu 9: Phần lớn sản phẩm của gia công cơ khí không phoi là:

  1. Các chi tiết được chế tạo theo bản thiết kế
  2. Các sản phẩm mới được tạo hình với kích thước thô và độ nhẵn bề mặt thấp
  3. Các chi tiết thành phẩm
  4. Một đáp án khác

Câu 10: Phương pháp gia công cơ khí nào thuộc phương pháp gia công mới?

  1. Gia công cơ khí không phoi
  2. Gia công cơ khí có phoi
  3. Gia công cơ khí bằng tia lửa điện
  4. Gia công cơ khí bằng phương pháp bào

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Gia công cơ khí là việc sử dụng các máy móc, công cụ, công nghệ và áp dụng các ……… để tạo ra các thành phẩm từ vật liệu ban đầu

  1. Phản ứng hóa học
  2. Nguyên lí vật lí
  3. Công thức toán học
  4. Quy trình công nghệ

 

Câu 2: Đây là phương pháp gia công cơ khí nào?

  1. Phương pháp tiện
  2. Phương pháp phay
  3. Phương pháp đúc
  4. Phương pháp rèn

Câu 3: Đây là phương pháp gia công cơ khí nào?

  1. Phương pháp khoan
  2. Phương pháp mài
  3. Phương pháp siêu âm
  4. Phương pháp dùng tia laser

Câu 4: Đây là phương pháp gia công cơ khí nào?

  1. Phương pháp hàn
  2. Phương pháp mài
  3. Phương pháp đúc
  4. Phương pháp rèn

Câu 5: Có mấy phương pháp phân loại gia công cơ khí?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 6: Phương pháp gia công cơ khí không phoi nào cho sản phẩm có độ chính xác cũng như độ nhẵn bề mặt cao

  1. Phương pháp đập nóng
  2. Phương pháp hàn
  3. Phương pháp đập nguội
  4. Phương pháp đúc áp lực

Câu 7: Phương pháp gia công cơ khí nào sau đây không thuộc nhóm các phương pháp gia công cơ khí không phoi?

  1. phay, bào, hàn
  2. Khoan, kéo, ép
  3. Mài, khoan, phay
  4. Tiện, xọc, rèn

Câu 8: Phương pháp gia công cơ khí nào sau đây không thuộc nhóm các phương pháp gia công cơ khí có phoi?

  1. Đúc, rèn, kéo
  2. Đúc, phay, bào
  3. Phay, xọc, doa
  4. Mài, rèn, đập nguội

 

Câu 9: Vật đúc phải qua gia công cắt gọt được gọi là gì?

  1. Phoi đúc.
  2. Chi tiết đúc.
  3. Phôi đúc.
  4. Vật liệu đúc.

Câu 10: Vật đúc không qua gia công cắt gọt được gọi là gì?

  1. Phoi đúc.
  2. Chi tiết đúc.
  3. Phôi đúc.
  4. Vật liệu đúc.

Câu 11: Thành phần khối lượng vật liệu bị thay đổi khi gia công kim loại bằng phương pháp

  1. dập thể tích.
  2. tiện kim loại.
  3. đúc.
  4. hàn.

Câu 12: Sản phẩm đúc:

  1. Có hình dạng giống khuôn
  2. Có kích thước giống khuôn
  3. Có hình dạng và kích thước giống khuôn
  4. Có hình dạng và kích thước của lòng khuôn

Câu 13: Hàn là phương pháp nối các chi tiết kim loại với nhau bằng cách:

  1. Nung nóng chi tiết đến trạng thái chảy
  2. Nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy
  3. Làm nóng để chỗ nối biến dạng dẻo
  4. Làm nóng để chi tiết biến dạng dẻo

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Để đúc, rèn sản phẩm, người ta ứng dụng phương pháp gia công cơ khí nào?

  1. Gia công cơ khí không phoi
  2. Gia công cơ khí không phôi
  3. Gia công cơ khí có phoi
  4. Gia công cơ khí có phôi

Câu 2: Để khoan, phay, bào,… người ta ứng dụng phương pháp gia công cơ khí nào?

  1. Gia công cơ khí không phoi
  2. Gia công cơ khí không phôi
  3. Gia công cơ khí có phoi
  4. Gia công cơ khí có phôi

Câu 3: Khi cắt sản phẩm có vật liệu là phi kim loại nên chọn phương pháp nào trong các phương pháp sau đây:

  1. Gia công bằng tia laser
  2. Gia công bằng siêu âm
  3. Gia công bằng tia lửa điện
  4. Gia công bằng tia nước

Câu 4: Nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc là chi tiết

  1. có thể bị rỗ khí, rỗ xỉ, nứt.
  2. dễ bị cong, vênh, nứt.
  3. có độ bền kém
  4. Không chế tạo được các sản phẩm có hình dạng, kích thước phức tạp, kích thước lớn

Câu 5: Nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực

  1. có thể bị rỗ khí, rỗ xỉ, nứt.
  2. dễ bị cong, vênh, nứt.
  3. có độ bền kém
  4. Không chế tạo được các sản phẩm có hình dạng, kích thước phức tạp, kích thước lớn

Câu 6: Nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công hàn:

  1. có thể bị rỗ khí, rỗ xỉ, nứt.
  2. dễ bị cong, vênh, nứt.
  3. có độ bền kém
  4. Không chế tạo được các sản phẩm có hình dạng, kích thước phức tạp, kích thước lớn

Câu 7: Đối với phương pháp gia công áp lực, kim loại ở trạng thái nào?

  1. Lỏng
  2. Nung nóng chỗ nối đến nóng chảy
  3. Nóng
  4. Không xác định

Câu 8: Ưu điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực là:

  1. Có cơ tính cao
  2. Chế tạo được vật có kích thước từ nhỏ đến lớn
  3. Chế tạo phôi từ vật có tính dẻo kém
  4. Chế tạo được vật có kết cấu phức tạp

 

Câu 9: Phương pháp đúc không có ưu điểm nào dưới đây?

  1. Đúc vật có khối lượng lớn
  2. Đúc vật có khối lượng nhỏ
  3. Tiết kiệm kim loại
  4. Đúc được tất cả kim loại và hợp kim

Câu 10: Đâu không phải là nhược điểm của phương pháp đúc :

  1. Không điền đầy lòng khuôn
  2. Vật đúc bị nứt
  3. Chỉ đúc được một số kim loại nhất định
  4. Bị rỗ khí

 

=> Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối bài 7: Khái quát về gia công cơ khí

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay