Phiếu trắc nghiệm công nghệ cơ khí 11 kết nối bài 2: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ cơ 11 khí kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

BÀI 2: ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí gắn với những công việc nào? Chọn đáp án đúng nhất

  1. Thiết kế sản phẩm cơ khí; Gia công cơ khí; Bảo dưỡng thiết bị cơ khí
  2. Thiết kế sản phẩm cơ khí; Lắp ráp sản phẩm cơ khí; Bảo dưỡng thiết bị cơ khí
  3. Thiết kế sản phẩm cơ khí; Gia công cơ khí; Lắp ráp sản phẩm cơ khí; Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí
  4. Thiết kế sản phẩm cơ khí; Lắp ráp sản phẩm cơ khí; Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 2: Nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí không bao gồm công việc nào dưới đây?

  1. Thiết kế sản phẩm cơ khí
  2. Gia công cơ khí
  3. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
  4. Lên kế hoạch kinh doanh sản phẩm cơ khí

Câu 3: Người lao động thuộc ngành cơ khí là người trưc tiếp tham gia vào:

  1. Thiết kế
  2. Vận hành
  3. Bảo dưỡng
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Nghề nào sau đây thuộc ngành cơ khí?

  1. Sửa chữa
  2. Cơ khí chế tạo
  3. Chế tạo khuôn mẫu
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Gia công cơ khí là gi?

  1. là quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí
  2. là quá trình nghiên cứu, thiết kế tính toán kích thước và các thông số của các chi tiết máy để đảm bảo yêu cầu kinh tế - kĩ thuật đặt ra.
  3. là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất nhằm tổ hợp các chi tiết thành thiết bị hoặc sản phẩm hoàn chỉnh
  4. là công việc chăm sóc, thực hiện kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kĩ thuật

Câu 6: Lắp ráp sản phẩm cơ khí là gì?

  1. là quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí
  2. là quá trình nghiên cứu, thiết kế tính toán kích thước và các thông số của các chi tiết máy để đảm bảo yêu cầu kinh tế - kĩ thuật đặt ra.
  3. là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất nhằm tổ hợp các chi tiết thành thiết bị hoặc sản phẩm hoàn chỉnh
  4. là công việc chăm sóc, thực hiện kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kĩ thuật

Câu 7: Hoạt động thiết kế cơ khí chế tạo là gì?

  1. là quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí
  2. là quá trình nghiên cứu, thiết kế tính toán kích thước và các thông số của các chi tiết máy để đảm bảo yêu cầu kinh tế - kĩ thuật đặt ra.
  3. là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất nhằm tổ hợp các chi tiết thành thiết bị hoặc sản phẩm hoàn chỉnh
  4. là công việc chăm sóc, thực hiện kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kĩ thuật

Câu 8: Nghề nghiệp thuộc nhóm công việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí là:

  1. kĩ sư kĩ thuật cơ khí, kĩ sư cơ điện tử
  2. Thợ cắt gọt kim loại, thợ hàn, thợ rèn, thợ đập,…
  3. Kĩ sư, kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật viên máy, công cụ,…
  4. Một đáp án khác

Câu 9: Nghề nghiệp thuộc nhóm công việc thiết kế sản phẩm cơ khí là:

  1. kĩ sư kĩ thuật cơ khí, kĩ sư cơ điện tử
  2. Thợ cắt gọt kim loại, thợ hàn, thợ rèn, thợ đập,…
  3. Kĩ sư, kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật viên máy, công cụ,…
  4. Một đáp án khác

Câu 10: Máy công cụ điều khiển số CNC gồm có loại máy nào?

  1. Máy tiện
  2. Máy phay, bào
  3. Máy khoan, mài
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí gồm mấy công việc chủ yếu

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 2: Hình ảnh sau thể hiện công việc nào trong lĩnh vực cơ khí chế tạo?

  1. Thiết kế sản phẩm cơ khí
  2. Gia công cơ khí
  3. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
  4. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 3: Hình ảnh sau thể hiện công việc nào trong lĩnh vực cơ khí chế tạo?

  1. Thiết kế sản phẩm cơ khí
  2. Gia công cơ khí
  3. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
  4. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 4: Hình ảnh sau thể hiện công việc nào trong lĩnh vực cơ khí chế tạo?

  1. Thiết kế sản phẩm cơ khí
  2. Gia công cơ khí
  3. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
  4. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 5: Người lao động trong ngành cơ khí cần:

  1. Biết sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế.
  2. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
  3. Có óc sáng tạo, tư duy nhanh nhạy
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Quá trình nào là giai đoạn chủ yếu của quá trình sản xuất?

  1. Quá trình thiết kế sản phẩm cơ khí
  2. Quá trình gia công cơ khí
  3. Quá trình lắp ráp sản phẩm cơ khí
  4. Quá trình bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 7: Quá trình bảo đảm độ tin cậy, an toàn và kéo dài tuổi thọ của các thiết bị cơ khí thuộc công việc nào?

  1. Thiết kế sản phẩm cơ khí
  2. Gia công cơ khí
  3. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
  4. Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 8: Nghề nào sau đây không thuộc nhóm công việc gia công cơ khí

  1. Thợ cắt gọt kim loại
  2. Thợ hàn
  3. Thợ rèn
  4. Kĩ sư

 

Câu 9: Chọn từ thích hợp điền vào đấu “…”:

Sản phẩm cơ khí là tổ hợp của nhiều …..

  1. Chi tiết
  2. Máy móc
  3. Quá trình
  4. Thiết bị

Câu 10: “Kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị định kì” là công việc thuộc nhóm hoạt động nào?

  1. Thiết kế sản phẩm cơ khí
  2. Gia công cơ khí
  3. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
  4. Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Nghề nghiệp nào sau đây thực hiện nhóm công việc thiết kế cơ khí chế tạo:

  1. Kĩ sư kĩ thuật cơ khí
  2. Kĩ sư cơ điện tử
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 2: Người làm công việc thiết kế cơ khí làm việc ở đâu?

  1. Các phòng kĩ thuật của các nhà máy cơ khí
  2. Trung tâm nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp cơ khí
  3. Cơ sở sản xuất các sản phẩm về cơ khí
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Những người thực hiện nhóm công việc thiết kế cơ khí cần được đào tạo chuyên ngành gì?

  1. Công nghệ kĩ thuật cơ khí
  2. Công nghệ chế tạo máy
  3. Công nghệ kĩ thuật điện tử, điện nhiệt
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí đòi hỏi người thực hiện cần làm những công việc gì?

  1. Kiểm tra tình hình vận hành, lỗi hỏng hóc của máy
  2. Bảo trì, xử lí các hư hỏng
  3. Kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị định kì
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Chuyên ngành đào tạo “Vận hành máy công cụ” giúp thực hiện nhóm công việc nào?

  1. Thiết kế sản phẩm cơ khí
  2. Gia công cơ khí
  3. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
  4. Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 6: Những người thực hiện nhóm công việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí cần đáp ứng những yêu cầu:

  1. Có kiến thức chuyên sâu về tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa,…
  2. Có sức khỏe tốt
  3. Có trình độ đào tạo phù hợp, kĩ năng nghề nghiệp thành thạo
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 7: Chuyên ngành “kĩ thuật cơ khí” không thuộc nhóm công việc nào sau đây:

  1. Thiết kế sản phẩm cơ khí
  2. Gia công cơ khí
  3. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
  4. Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 8: Người thực hiện nhóm công việc lắp ráp sản phẩm thường làm việc ở đâu?

  1. Các phân xưởng lắp ráp sản phẩm của các nhà máy cơ khí, nhà máy chế tạo ô tô, xe máy,…
  2. Các doanh nghiệp bảo trì, bảo dưỡng các thiết bịc ơ khí, các công ty chuyên cung cấp thiết bị cơ khí, máy công cụ, máy CNC,…
  3. Các phân xưởng sản xuất của các nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, đóng tàu,…
  4. Các phòng kĩ thuật của các nhà máy cơ khí, trung tâm nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp cơ khí, cơ sở sản xuất các sản phẩm về cơ khí.

 

Câu 9: Người thực hiện nhóm công việc thiết kế sản phẩm cơ khí thường làm việc ở đâu?

  1. Các phân xưởng lắp ráp sản phẩm của các nhà máy cơ khí, nhà máy chế tạo ô tô, xe máy,…
  2. Các doanh nghiệp bảo trì, bảo dưỡng các thiết bịc ơ khí, các công ty chuyên cung cấp thiết bị cơ khí, máy công cụ, máy CNC,…
  3. Các phân xưởng sản xuất của các nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, đóng tàu,…
  4. Các phòng kĩ thuật của các nhà máy cơ khí, trung tâm nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp cơ khí, cơ sở sản xuất các sản phẩm về cơ khí.

Câu 10: Người thực hiện nhóm công việc gia công cơ khí thường làm việc ở đâu?

  1. Các phân xưởng lắp ráp sản phẩm của các nhà máy cơ khí, nhà máy chế tạo ô tô, xe máy,…
  2. Các doanh nghiệp bảo trì, bảo dưỡng các thiết bịc ơ khí, các công ty chuyên cung cấp thiết bị cơ khí, máy công cụ, máy CNC,…
  3. Các phân xưởng sản xuất của các nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, đóng tàu,…
  4. Các phòng kĩ thuật của các nhà máy cơ khí, trung tâm nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp cơ khí, cơ sở sản xuất các sản phẩm về cơ khí.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Khi lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật công nghệ, cần xem xét yêu cầu của thị trường lao động về mặt nào?

  1. Vị trí việc làm
  2. Chuyên ngành đào tạo
  3. Kĩ năng nghề nghiệp
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Những lý do nào đã tạo nên triển vọng của thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ở nước ta là:

  1. Người lao động được đào tạo về chuyên môn kĩ thuật
  2. Số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng ngày càng nhiều
  3. Nhu cầu lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ngày càng lớn
  4. Cả 3 đáp án trên

=> Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối bài 2: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay