Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 kết nối Bài 5: Vật liệu phi kim loại

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Vật liệu phi kim loại. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU CƠ KHÍ

BÀI 5: VẬT LIỆU PHI KIM LOẠI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Vật liệu phi kim loại được chia thành những loại nào?

  1. Gồm 3 loại: nhựa nhiệt dẻo; nhựa nhiệt rắn; cao su
  2. Gồm 3 loại: nhựa nhiệt dẻo; nhựa nhiệt cứng; cao su
  3. Gồm 2 loại: nhựa nhiệt; cao su
  4. Gồm 2 loại: nhựa nhiệt dẻo; nhựa nhiệt rắn

Câu 2: Phi kim loại nào dưới đây ở thể lỏng ở nhiệt độ phòng?

  1. Thủy ngân
  2. Brom
  3. Nitơ
  4. Cao su

Câu 3: Tính chất vật lí của vật liệu phi kim loại:

  1. Khối lượng riêng lớn, cách điện, cách nhiệt, nóng chảy ở nhiệt độ thấp
  2. Khối lượng riêng thấp, cách điện, cách nhiệt, nóng chảy ở nhiệt độ thấp
  3. Khối lượng riêng cao, cách điện, cách nhiệt, nóng chảy ở nhiệt độ cao
  4. Khối lượng riêng thấp, cách điện, cách nhiệt, nóng chảy ở nhiệt độ cao

Câu 4: Vật liệu phi kim có thể được gia công bằng phương pháp nào?

  1. Gia công bằng phương pháp đúc phun
  2. Gia công bằng phương pháp ép
  3. Gia công bằng phương pháp thổi
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Hợp chất cao phân tử là gì?

  1. Hợp chất có khối lượng phân tử lớn
  2. Hợp chất trong cấu trúc có sự lặp đi lặp lại nhiều lần những mắt xích cơ bản
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 6: Độ giãn dài khi kéo của cao su đạt mức bao nhiêu %?

  1. 500% - 600%
  2. 600% - 700%
  3. 700% - 800%
  4. 800% - 900%

Câu 7: Phương pháp để nhận biết tính chất cơ bản của vật liệu phi kim loại là:

  1. Quan sát đặc trưng quang học
  2. Xác định khối lượng riêng
  3. Phá hủy của mẫu khi chịu tác dụng cơ học
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Vật liệu phi kim loại có khối lượng riêng dao động trong khoảng nào?

  1. 0,7 g/cm3 – 1,5 g/cm3
  2. 0,7 g/cm3 – 2 g/cm3
  3. 0,9 g/cm3 – 1,5 g/cm3’
  4. 0,9 g/cm3 – 2 g/cm3

Câu 9: Loại nhựa nào sau đây có tính chất đục mờ?

  1. PVC, PS, PP
  2. PVC, PP, PA
  3. HDPE, LDPE, PP
  4. PMMA, HDPE, PC

Câu 10: Loại nhựa nào sau đây có tính chất trong suốt?

  1. PMMA, PVC, PS
  2. PMMA, PVC, PP
  3. HDPE, LDPE, PP
  4. HDPE, PTFE, PC

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Ưu điểm của vật liệu phi kim loại so với vật liệu kim loại và hợp kim :

  1. Tính cách điện, cách nhiệt, nhẹ, chịu ăn mòn hóa học tốt
  2. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, chịu ăn mòn hóa học tốt
  3. Tính cách điện, tính dẫn nhiệt, chịu ăn mòn hóa học tốt
  4. Tính dẻo, tính dẫn điện, chịu ăn mòn hóa học tốt.

Câu 2: Chất lượng của vật liệu phi kim bị giảm dần do nguyên nhân gì?

  1. Bị oxi hóa theo thời gian
  2. Bị biến dạng theo thời gian
  3. Bị lão hóa dưới tác dụng của nhiệt độ, độ ẩm, tia cực tím, bức xạ,…
  4. Bị ăn mòm trong các môi trường acid, muối,…

 

Câu 3: Lí do vật liệu phi kim được sử dụng rộng rãi là

  1. Dễ gia công
  2. Không bị oxy hóa
  3. Ít mài mòn
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Đặc điểm của nhựa nhiệt dẻo

  1. Nhẹ, không dẫn điện, không có khả năng tái sinh
  2. Nhẹ, không dẫn điện, có khả năng chế biến lại
  3. Nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy thấp, không có khả năng tái sinh
  4. Nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao, có khả năng chế biến lại

Câu 5: Đặc điểm của nhựa nhiệt rắn

  1. Chịu được nhiệt độ cao, có độ bền cao, không có khả năng tái sinh
  2. Chịu được nhiệt độ cao, có độ bền cao, có khả năng chế biến lại
  3. Có nhiệt độ nóng chảy thấp, không bị oxi hóa, không có khả năng tái sinh
  4. Có nhiệt độ nóng chảy thấp, không bị oxi hóa, có khả năng chế biến lại

Câu 6: Cao su được chia ra làm mấy loại cơ bản?

  1. 2 loại
  2. 3 loại
  3. 4 loại
  4. 5 loại

Câu 7: Nguồn gốc của cao su tự nhiên được chế biến từ đâu?

  1. Than đá
  2. Dầu mỏ
  3. Cây cao su
  4. Than đá và dầu mỏ

Câu 8: Nguồn gốc của cao su nhân tạo được chế biến từ đâu? Chọn câu trả lời đúng nhất.

  1. Than đá
  2. Dầu mỏ
  3. Cây cao su
  4. Than đá và dầu mỏ

 

Câu 9: Cao su không có tính chất nào sau đây:

  1. Tính đàn hồi cao
  2. Tính cách nhiệt
  3. Tính cách âm cao
  4. Tính dẫn điện

Câu 10: Có mấy phương pháp đơn giản để nhận biết tính chất cơ bản của vật liệu kim loại?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Công nghệ đun thường dùng cho loại vật liệu nào?

  1. Vật liệu nhựa nhiệt dẻo, cao su
  2. Vật liệu nhựa nhiệt rắn, cao su
  3. Vật liệu nhựa nhiệt dẻo
  4. Vật liệu nhựa nhiệt rắn

Câu 2: Công nghệ đúc phun thường đùng cho loại vật liệu nào?

  1. Vật liệu nhựa nhiệt dẻo, cao su
  2. Vật liệu nhựa nhiệt rắn, cao su
  3. Vật liệu nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn, cao su
  4. Vật liệu nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn

Câu 3: Công nghệ đúc phun thường đùng cho loại vật liệu nào?

  1. Vật liệu nhựa nhiệt dẻo, cao su
  2. Vật liệu nhựa nhiệt rắn, cao su
  3. Vật liệu nhựa nhiệt dẻo
  4. Vật liệu nhựa nhiệt rắn

Câu 4: Trong ngành cơ khí, nhựa nhiệt dẻo được dùng để làm gì?

  1. Chế tạo vỏ tàu thuyền
  2. Chế tạo các chi tiết trong và trên máy bay
  3. Chế tạo bánh răng
  4. Chế tạo ống dẫn hóa chất

Câu 5: Trong ngành cơ khí, nhựa nhiệt rắn được dùng để làm gì?

  1. Chế tạo bu lông, ốc vít nhựa trong một số máy móc
  2. Chế tạo vỏ tàu thuyền, ô tô
  3. Sản xuất dụng cụ cắt, khuôn dập
  4. Dùng làm săm lốp, ống dẫn

Câu 6: Trong ngành cơ khí, cao su được dùng để làm gì?

  1. Chế tạo bu lông, ốc vít nhựa trong một số máy móc
  2. Chế tạo vỏ tàu thuyền, ô tô
  3. Sản xuất dụng cụ cắt, khuôn dập
  4. Dùng làm săm lốp, ống dẫn

 

Câu 7: Để phân biệt nhựa nhiệt rắn với nhựa nhiệt dẻo ta có thểm sử dụng phương pháp nào?

  1. Quan sát đặc trưng quang học, vật liệu nào có tính chất trong suốt là nhựa rắn
  2. Dùng búa đập, vật liệu nào dễ gãy, vở là nhựa rắn
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

 

Câu 8: Sản phẩm nào dưới đây được làm bằng vật liệu nhựa nhiệt dẻo?

 

Câu 9: Sản phẩm nào dưới đây được làm bằng vật liệu cao su?

  1. Can đựng rượu
  2. Vỏ công tắc điện
  3. Săm xe đạp
  4. Cốc nhựa uống nước

Câu 10: Sản phẩm nào dưới đây được làm bằng vật liệu nhựa nhiệt rắn

  1. Khay đá được làm bằng nhựa HDPE
  2. Săm xe đạp
  3. Găng tay rửa bát
  4. Tủ sách nhựa

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Vì sao cao su có tính đàn hồi

  1. Phân tử khối lớn
  2. Có liên kết đôi
  3. Các mắt xích có cấu trúc cis lập thể điều hòa
  4. Không có nhiều tạp chất

Câu 2: Công ty The Goodyear Tire & Rubber là một trong những công ty lốp xe lớn nhất thế giới khởi lập năm 1898. Năm 1971, lốp Goodyear trở thành bánh xe đầu tiên lăn trên Mặt Trăng...Tên công ty được đặt theo tên của nhà tiên phong Charles Goodyear, người khám phá ra phương pháp kết hợp giữa nguyên tố S (lưu huỳnh) với cao su để tạo ra một loại cao su có cấu trúc dạng mạch không gian, làm tăng cao tính bền cơ học, khả năng chịu được sự ma sát, va chạm. Loại cao su này có tên là

  1. Cao su buna – S
  2. Cao su buna – N
  3. Cao su buna
  4. Cao su lưu hóa

 

 

=> Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối bài 5: Vật liệu phi kim loại

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay