Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 11 (Cơ khí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Sản phẩm của gia công cơ khí có phoi có đặc điểm gì?
A. Có hình dạng, kích thước và độ nhẵn bề mặt theo yêu cầu thiết kế
B. Luôn có kích thước lớn hơn so với bản thiết kế
C. Không thể đạt độ chính xác cao
D. Chỉ được tạo ra bằng phương pháp tiện
Câu 2: Khi hàn các chi tiết có độ dày lớn và yêu cầu độ bền cao, phương pháp hàn nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Hàn hồ quang tay
B. Hàn hơi
C. Hàn TIG
D. Hàn MIG
Câu 3: Vì sao việc chọn đúng thiết bị và dụng cụ gia công là quan trọng?
A. Để giảm chi phí nhân công
B. Để đảm bảo độ chính xác, chất lượng sản phẩm và năng suất cao
C. Để giảm kích thước chi tiết
D. Để tiết kiệm nguyên vật liệu
Câu 4: Lợi ích chính của việc sử dụng robot trong sản xuất là gì?
A. Tăng giá thành sản phẩm
B. Giảm năng suất lao động
C. Tăng độ chính xác và giảm sai sót
D. Hạn chế khả năng mở rộng dây chuyền sản xuất
Câu 5: Cách mạng công nghiệp 4.0 đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất cơ khí bằng cách nào?
A. Giảm năng suất, tăng chi phí sản xuất
B. Tăng năng suất, tối ưu hóa tài nguyên, nâng cao chất lượng sản phẩm
C. Chỉ thay thế con người trong một số công đoạn nhỏ
D. Loại bỏ hoàn toàn sự tham gia của con người trong sản xuất
Câu 6: Phân loại theo lịch sử phát triển của công nghệ gia công gồm:
A. Gia công cơ khí không phoi và gia công cơ khí có phoi
B. Gia công cơ khí không phoi và gia công cơ khí truyền thống
C. Gia công cơ khí truyền thống và gia công cơ khí có phoi
D. Gia công cơ khí truyền thống và gia công cơ khí hiện đại
Câu 7: Chuyển động chính khi khoan là gì?
A. Chuyển động quay
B. Chuyển động tịnh tiến
C. Chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến
D. Chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh tiến
Câu 8: Một ví dụ về điều khiển thông minh trong sản xuất là gì?
A. Tắt/mở máy từ xa qua điện thoại thông minh
B. Lập trình thủ công từng bước cho robot mỗi ngày
C. Chỉ có thể điều khiển khi có mặt trực tiếp tại nhà máy
D. Dùng công nhân để ghi chép tình trạng máy móc bằng tay
Câu 9: Phương pháp gia công cơ khí không phoi nào cho sản phẩm có độ chính xác cũng như độ nhẵn bề mặt cao
A. Phương pháp dập nóng
B. Phương pháp hàn
C. Phương pháp dập nguội
D. Phương pháp đúc áp lực
Câu 10: Bộ phận nào dùng để điều chỉnh chiều sâu khi khoan ở máy khoan đứng?
A. Tay quay
B. Nút điều khiển
C. Vị trí lắp mũi khoan
D. Bàn làm việc
Câu 11: Đặc điểm chi tiết mặt bích trong bản vẽ chi tiết sau?
A. Chi tiết được làm bằng inox gồm hai phần có đường kính khác nhau
B. Chi tiết được làm bằng thép gồm hai phần có đường kính giống nhau
C. Trên đường kính lớn của chi tiết có 4 lỗ khoan bậc
D. Trên đường kính nhỏ của chi tiết có 4 lỗ khoan bậc
Câu 12: “Đồng hồ đo” dùng để kiểm tra trong giai đoạn nào của quá trình sản xuất cơ khí?
A. Chế tạo phôi
B. Gia công tạo hình sản phẩm
C. Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết
D. Lắp ráp sản phẩm
Câu 13: Người máy công nghiệp là?
A. Thiết bị có khả năng thay đổi, chuyển động, xử lý thông tin
B. Máy tự động cứng.
C. Thiết bị tự động mềm đa chức năng
D. Một thiết bị tự động mềm đa chức năng có khả năng thay đổi, chuyển động, xử lý thông tin.
Câu 14: Dây chuyền sản xuất tự động cứng không có đặc điểm nào sau đây:
A. Năng suất và ổn định cao
B. Chi phí đầu tư không quá cao
C. Dễ dàng thay đổi chương trình để gia công chế tạo các chi tiết cơ khí khác nhau
D. Thay đổi chương trình sản xuất cần thiết kế, chế tạo lại cơ cấu điều khiển, hiệu chỉnh lại các máy
Câu 15: Quá trình hình thành sản phẩm trong nhà máy thông minh ứng dụng thành tựu Cách mạng công nghệ lần thứ 4
A. Sản xuất → phát triển sản phẩm → đóng gói → vận chuyển
B. Nghiên cứu → sản xuất → đóng gói → phát triển sản phẩm
C. Nghiên cứu, phát triển sản phẩm → sản xuất → đóng gói → vận chuyển
D. Đóng gói → vận chuyển → sản xuất → nghiên cứu, phát triển sản phẩm
Câu 16: ............................................
............................................
............................................