Phiếu trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 kết nối: Tổng kết Chương VI

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tổng kết Chương VI. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG VI: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG  

TỔNG KẾT CHƯƠNG VI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Động cơ đốt trong là:

  1. Động cơ nhiệt
  2. Động cơ điện
  3. Động cơ rung
  4. Động cơ giảm tốc

Câu 2: Cấu tạo động cơ đốt trong gồm những cơ cấu nào?

  1. Cơ cấu trục khuỷu thành truyền và cơ cấu tay quay con trượt
  2. Cơ cấu tay quay thanh lắc và cơ cấu tay quay con trượt
  3. Cơ cấu trục khuỷu thành truyền và cơ cấu phối khí
  4. Cơ cấu tay quay thanh lắc và cơ cấu phối khí

Câu 3: Bộ phận nào trong động cơ đốt trong dùng để đóng mở cửa thải

  1. Bu gi
  2. Xu páp nạp
  3. Xu páp thải
  4. Pít tông

Câu 4: Trong động cơ đốt trong:

  1. Chỉ có 1 xi lanh
  2. Có 2 xi lanh
  3. Có thể có nhiều xi lanh
  4. Có thể không cần đến xi lanh

Câu 5: Khái niệm điểm chết dưới?

  1. Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất.
  2. Là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.
  3. Là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiều chuyển động
  4. Không xác định được

Câu 6: Khái niệm hành trình pit-tông?

  1. Là quãng đường pit-tông đi được giữa 2 điểm chết
  2. Là quãng đường pit-tông đi được trong một chu trình
  3. Là quãng đường mà pit-tông đi được khi trục khuỷu quay 1 vòng 3600.
  4. Là quãng đường mà pit-tông đi được khi trục khuỷu quay 7200

Câu 7: : Kí hiệu của thể tích toàn phần là:

  1. A. Vc
  2. Va
  3. Vs
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Đối với nguyên lí làm việc của động cơ Diesel 4 kì, kì nào gọi là kì sinh công?

  1. Kì nạp
  2. Kì nén
  3. Kì nổ
  4. Kì thải

Câu 9: Nguyên lí làm việc của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

  1. Khi động cơ làm việc, pít tông chuyển động tịnh tiến truyền lực cho thanh truyền và làm trục khuỷu quay
  2. Khi động cơ làm việc, trục khuỷu chuyển động tịnh tiến truyền lực cho thanh truyền làm pít tông quay
  3. Khi động cơ làm việc, trục khuỷu chuyển động lắc truyền lực cho thanh truyền làm pít tông chuyển động tịnh tiến
  4. Khi động cơ làm việc, pít tông chuyển động tịnh tiến truyền lực cho thanh truyền làm pít tông chuyển động lắc

Câu 10: Đây là bộ phận nào trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền?

  1. A. Pít tông
  2. Thanh truyền
  3. Trục khuỷu
  4. Bánh đá

Câu 11: Pít tông gồm những phần chính nào?

  1. Gồm 3 phần chính: nắp, đầu và thân
  2. Gồm 3 phần chính: đỉnh, đầu và thân
  3. Gồm 3 phần chính: đầu, thân và đế
  4. Gồm 3 phần chính: đỉnh, thân và đế

Câu 12: Van an toàn bơm dầu mở khi:

  1. Động cơ làm việc bình thường
  2. Khi áp suất dầu trên các đường vượt quá giới hạn cho phép
  3. Khi nhiệt độ dầu cao quá giới hạn
  4. Luôn mở

Câu 13: Ở hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, bơm hút xăng tới vị trí nào của bộ chế hòa khí?

  1. Thùng xăng
  2. Buồng phao
  3. Họng khuếch tán
  4. Bầu lọc xăng

Câu 14: Bộ phận nào trong hệ thống phun xăng nhận tín hiệu từ cảm biến ?

  1. Cảm biến
  2. Bộ điều khiển
  3. Bộ điều chỉnh áp suất
  4. Vòi phun

Câu 15: Chi tiết nào không thuộc hệ thống khởi động?

  1. Động cơ điện
  2. Lõi thép
  3. Thanh kéo
  4. Bugi

 

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Chọn phát biểu sai?

  1. Động cơ đốt trong là động cơ nhiệt
  2. Động cơ đốt ngoài là động cơ nhiệt
  3. Động cơ nhiệt là động cơ đốt trong
  4. Động cơ nhiệt chưa chắc là động cơ đốt trong

Câu 2: Trong động cưo đốt trong, sự giãn nở của khí ở nhiệt độ và áp suất cao do quá trình đốt cháy tác dụng lực lên pít tông. Lực này thông qua cơ cấu tay quay – con trượt biến chuyển động .......... của pít tông thành chuyển động ...........của trục khuỷu động cơ

  1. Quay – tịnh tiến
  2. Tịnh tiến – quay
  3. Tịnh tiến – lắc
  4. Lắc – quay

Câu 3: Phân loại theo nhiên liệu sử dụng có những loại động cơ đốt trong nào?

  1. Động cơ 4 kì, động cơ 2 kì
  2. Động cơ xăng, động cơ Diesel, động cơ gas
  3. Động cơ thẳng hàng, động cơ chữ V, động cơ hình sao
  4. Động cơ đốt ngoài, động cơ đốt trong

Câu 4: Phân loại theo cách bố trí xi lanh của động cơ có những loại động cơ đốt trong nào?

  1. Động cơ 4 kì, động cơ 2 kì
  2. Động cơ xăng, động cơ Diesel, động cơ gas
  3. Động cơ thẳng hàng, động cơ chữ V, động cơ hình sao
  4. Động cơ đốt ngoài, động cơ đốt trong

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là của động cơ 2 xăng kì?

  1. Có xupap nạp
  2. Có xupap thải
  3. Có 3 cửa khí
  4. Có xupap nạp và xupap thải

Câu 6: Ở động cơ xăng 2 kì, hòa khí qua cửa nạp vào đâu?

  1. Vào xilanh
  2. Vào cacte
  3. Vào xilanh hoặc cacte
  4. Không xác định

Câu 7: Kỳ nào cả hai xupap đều đóng trong động cơ 4 kỳ ?

  1. Kỳ 1
  2. Kỳ 2
  3. Kỳ 2 và kỳ 3
  4. Không có kỳ nào

Câu 8: Pit-tông được trục khuỷu dẫn động ở kì nào? Chọn đáp án sai:

  1. Kì nạp
  2. Kì nén
  3. Kì nổ
  4. Kì thải

 

Câu 9: “.... có các rãnh để lắp xéc măng khí (để bao khí) và xéc măng dầu (để ngăn dầu bôi trơn từ các te sục lên buồng cháy).

  1. A. Đỉnh pít tông
  2. Đầu pít tông
  3. Thân pít tông
  4. Đế pít tông

Câu 10: Chọn câu sai khi nói về bánh đá

  1. Bánh đá giữ cho độ không đồng đều của động cơ nằm trong giới hạn cho phép
  2. Bánh đá là nơi lắp các chi tiết của cơ cấu khởi động như vành răng khởi động
  3. Bánh đá là nơi tiếp nhận lực đẩy cảu khí cháy
  4. Bánh đá thường có các kết cấu như dạng đĩa, dạng vành, dạng vành có nan hoa

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, sau đó trở về cacte
  2. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, ngấm vào bề mặt ma sát và các chi tiết giúp chi tiết giảm nhiệt độ.
  3. Dầu sau khi lọc sạch quay trở về cacte
  4. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, sau đó thải ra ngoài

Câu 12: Hệ thống bôi trơn không có bộ phận nào?

  1. Bơm dầu
  2. Lưới lọc dầu
  3. Van hằng nhiệt
  4. Đồng hồ báo áp suất dầu

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Tại sao động cơ xăng có hệ thống đánh lửa còn động cơ Diesel không có?

  1. Vì động cơ xăng cần thêm hệ thống đánh lửa để tăng khối lượng động cơ.
  2. Vì động cơ xăng cần thêm hệ thống đánh lửa để tăng kích thước động cơ.
  3. Vì động cơ xăng cần thêm hệ thống đánh lửa để tăng tính thẩm mĩ động cơ.
  4. Vì hòa khí ở động cơ xăng không tự bốc cháy được

Câu 2: Động cơ đốt trong nào sau đây là loại động cơ được sử dụng phổ biến nhất?

  1. Động cơ pit-tông
  2. Động cơ tua bin khí
  3. Động cơ phản lực
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Thể tích công tác của một xi lanh khi biết thể tích công tác của động cơ 4 xi lanh là 2,4 lít

  1. 0,6 lít
  2. 6 lít
  3. 9,6 lít
  4. 6,4 lít

Câu 4: Khi cùng thể tích làm việc Vh và số vòng quay n, D,S thì động cơ xăng 2

kì có công suất cao hơn động cơ 4 kì khoảng:

  1. A. 40 – 50 %
  2. B. 50 – 70 %
  3. C. 70 – 80 %
  4. D. 80 – 90 %

Câu 5: Nhược điểm của động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu Diesel so với động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu xăng:

  1. A. Hiệu suất nhỏ hơn
  2. B. Suất tiêu hao nhiên liệu riêng nhỏ hơn
  3. C. Khó cường hóa và tăng công suất
  4. D. Động cơ cồng kềnh, chế tạo khó khăn hơn

Câu 6: Cơ cấu phân phối khí xupap treo có ưu điểm gì?

  1. Cấu tạo buồng cháy phức tạp
  2. Đảm bảo nạp đầy
  3. Thải không sạch
  4. Khó điều chỉnh khe hở xupap

Câu 7: Tại sao cacte không có áo nước hoặc cánh tản nhiệt?

  1. Do cacte xa buồng cháy
  2. Do cacte chứa dầu bôi trơn
  3. Do cacte xa buồng cháy và chứa dầu bôi trơn
  4. Một đáp án khác

Câu 8: Hệ thống bôi trơn nào được sử dụng phổ biến trong ‘‘Động cơ đốt trong’’.

  1. Bôi trơn bằng vung té
  2. Bôi trơn cưỡng bức
  3. Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiêu liệu
  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 9: Hệ thống bôi trơn nào được sử dụng phổ biến trong ‘‘Động cơ đốt trong’’.

  1. Bôi trơn bằng vung té
  2. Bôi trơn cưỡng bức
  3. Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiêu liệu
  4. Tất cả đều đúng

Câu 10: Trong hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá nhiệt độ giới hạn thì:

  1. Van hằng nhiệt mở đường nước về trước bơm
  2. Van hằng nhiệt đóng cả 2 đường
  3. Van hằng nhiệt mở đường nước về két
  4. Van hằng nhiệt mở cả 2 đường

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Động cơ Diesel 4 kì đầu tiên được ra đời vào thời gian nào ?

  1. 1860
  2. 1877
  3. 1885
  4. 1897

Câu 2: Động cơ đốt trong đầu tiên chạy bằng xăng do ai chế tạo?

  1. Giăng Êchiên Lơnoa
  2. Nicôla Aogut Ôttô
  3. Gôlip Đemlơ
  4. Đáp án khác

 

 

=> Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối: Tổng kết Chương VI

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay