Phiếu trắc nghiệm Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 2: Đất trồng (P1)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 2: Đất trồng (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2
Câu 1: Đất trồng gồm có mấy thành phần?
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 2: Lượng O2 trong đất như thế nào so với trong khí quyển?
- Ít hơn
- Nhiều hơn
- Như nhau
- Không xác định
Câu 3: Lượng CO2 trong đất như thế nào so với trong khí quyển?
- Ít hơn
- Nhiều hơn
- Như nhau
- Không xác định
Câu 4: Không khí trong đất cung cấp O2 cho:
- Rễ cây
- Hệ sinh vật đất hô hấp
- Cả A và B đều đúng
- Quá trình cố định đạm trong đất
Câu 5: Không khí trong đất cung cấp N2 cho:
- Rễ cây
- Hệ sinh vật đất hô hấp
- Cả A và B đều đúng
- Quá trình cố định đạm trong đất
Câu 6: Tên gọi chung của các vật liệu hoặc hỗn hợp các vật liệu giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển bộ rễ cây trồng là
- Xơ dừa.
- Phân bón.
- Giá thể.
- Chất xúc tác.
Câu 7: Giá thể được chia thành mấy nhóm chính
- 3.
- 5.
- 2.
- 4.
Câu 8: Giá thể được chia thành các nhóm chính
- Giá thể hữu cơ và giá thể vô cơ.
- Giá thể nhân tạo và giá thể tự nhiên.
- Giá thể trồng và giá thể hóa học.
- Giá thể lỏng và giá thể rắn.
Câu 9: Giá thể hữu cơ có nguồn gốc từ
- Vi sinh vật.
- Thực vật và động vật.
- Các loại đá, cát, sỏi.
- Các chất hóa học.
Câu 10: Giá thể vô cơ có nguồn gốc từ
- Thực vật và động vật.
- Vi sinh vật.
- Các loại đá, cát, sỏi.
- Các chất hóa học.
Câu 11: Có mấy biện pháp bảo vệ đất trồng?
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 12: Đâu là biện pháp giúp bảo vệ đất trồng?
- Biện pháp canh tác
- Biện pháp thủy lợi
- Biện pháp bón phân
- Cả 3 đáp án trên
Câu 13: Có mấy biện pháp chính cải tạo đất xám bạc màu?
- 1
- 3
- 5
- 7
Câu 14: Biện pháp đầu tiên cải tạo đất xám bạc màu là:
- Làm đất
- Thủy lợi
- Bón phân
- Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí
Câu 15: Biện pháp thứ hai cải tạo đất xám bạc màu là:
- Làm đất
- Thủy lợi
- Bón phân
- Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí
Câu 16: Nhóm tính chất sinh học của đất là
- Thành phần cơ giới của đất
- Phản ứng dung dịch đất
- Hoạt động của vi sinh vật
- Cả 3 đáp án trên
Câu 17: Có mấy loại phản ứng của dung dịch đất?
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 18: Dung dịch đất có loại phản ứng nào sau đây?
- Phản ứng chua của đất
- Phản ứng kiềm của đất
- Phản ứng trung tính của đất
- Cả 3 đáp án trên
Câu 19: Đất chua có độ pH như thế nào?
- < 6,5
- Từ 6,5 – 7,5
- > 7,5
- Cả 3 đáp án trên
Câu 20: Đất trung tính có độ pH như thế nào?
- < 6,5
- Từ 6,5 – 7,5
- > 7,5
- Cả 3 đáp án trên
Câu 21: Đâu không phải loại giá thể phù hợp để trồng rau tại gia đình
- Mụn xơ dừa
- Đất nung Akadama.
- Mùn cưa.
- Than bùn.
Câu 22: Đâu là công thức phối trộn giá thể phổ biến
- 60% mùn cưa đã mục + 20% phân vi sinh, rác thải hữu cơ hoai mục + 20% phân hữu cơ.
- 40% mùn cưa đã mục + 40% phân vi sinh, rác thải hữu cơ hoai mục + 20% phân hữu cơ.
- 50% mùn cưa đã mục + 30% phân vi sinh, rác thải hữu cơ hoai mục + 20% phân hữu cơ.
- 40% mùn cưa đã mục + 30% phân vi sinh, rác thải hữu cơ hoai mục + 30% phân hữu cơ.
Câu 23: Đâu không phải công thức phối trộn giá thể phổ biến
- 1/2 đất bột + 1/2 trấu hun + 1kg phân hữu cơ.
- 1/3 đất bột + 1/3 trấu hun + 1kg phân hữu cơ.
- 40% mùn cưa đã mục + 60% phân vi sinh, rác thải hữu cơ hoai mục.
- 5 mụn dừa + 3 phân trùn quế + 2 trấu hun.
Câu 24: Có mấy dạng hấp thụ của đất?
- 4 dạng
- 5 dạng
- 6 dạng
- 7 dạng
Câu 25: Độ phì nhiêu của đất gồm những loại nào?
- Độ phì nhiêu nhân tạo
- Độ phì nhiêu kinh tế
- Độ phì nhiêu tự nhiên
- Độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo
=> Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài: ôn tập chủ đề 2 - Đất trồng