Phiếu trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 04:
Câu 1: Tỉ lệ nước mặn trong thủy quyển chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm?
A. 50%
B. 75%
C. 97,5%
D. 99%
Câu 2: Sóng thần thường được hình thành do nguyên nhân chính nào sau đây?
A. Gió mạnh kéo dài
B. Động đất dưới đáy biển
C. Thủy triều lên cao
D. Dòng biển thay đổi đột ngột
Câu 3: Con người có thể làm thoái hóa đất thông qua hoạt động nào sau đây?
A. Canh tác không hợp lí, phá rừng.
B. Xây dựng hệ thống thủy lợi.
C. Trồng cây chống xói mòn.
D. Bón phân hữu cơ.
Câu 4: Mối quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường được thể hiện qua:
A. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
B. Sự cạnh tranh về không gian sống.
C. Sự phân bố ngẫu nhiên.
D. Sự độc lập giữa các loài.
Câu 5: Nguyên nhân chính tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là gì?
A. Do sự tác động của con người
B. Do các thành phần của vỏ địa lí chịu tác động của ngoại lực và nội lực
C. Do sự thay đổi của khí hậu
D. Do sự phân bố không đều của các lục địa và đại dương
Câu 6: Gia tăng dân số cơ học bao gồm những yếu tố nào?
A. Sinh đẻ và tử vong
B. Xuất cư và nhập cư
C. Di cư và tái định cư
D. Kết hôn và ly hôn
Câu 7: Tỉ suất sinh thô của thế giới năm 2020 là 19% có nghĩa là
A. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em bị chết trong năm đó.
B. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em dưới 5 tuổi trong năm đó.
C. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em được sinh ra trong năm đó.
D. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em nguy cơ tử vong trong năm.
Câu 8: Các quy luật địa đới và phi địa đới có đặc điểm là
A. quy luật phi địa đới chiếm chủ yếu.
B. tác động giống nhau lên tự nhiên.
C. diễn ra độc lập và riêng rẽ.
D. diễn ra đồng thời và tương hỗ.
Câu 9: Một quốc gia có tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm trên 15% được xếp vào nhóm nước có:
A. Cơ cấu dân số trẻ
B. Cơ cấu dân số già
C. Cơ cấu dân số ổn định
D. Cơ cấu dân số thu hẹp
Câu 10: Thủy triều dao động mạnh nhất khi nào?
A. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng
B. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất vuông góc
C. Mặt Trăng ở xa Trái Đất
D. Mặt Trời ở gần Trái Đất
Câu 11: Cơ cấu dân số được chia thành hai loại chính là
A. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ văn hoá.
B. Cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi.
C. Cơ cấu lao động và cơ cấu theo trình độ văn hoá.
D. Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.
Câu 12: Chiều dày của vỏ địa lí khoảng bao nhiêu?
A. 5-10 km
B. 30-35 km
C. 50-70 km
D. 100-150 km
Câu 13: Đất được định nghĩa là gì?
A. Lớp vật chất cứng rắn ở bề mặt lục địa.
B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
C. Lớp đá nguyên khối nằm sâu dưới lòng đất.
D. Lớp nước ngầm trong lòng đất.
Câu 14: Đáy của lớp vỏ phong hóa là
A. giới hạn phía dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương.
B. giới hạn dưới của tầng đối lưu trong khí quyển.
C. giới hạn dưới của tầng bình lưu trong khí quyển.
D. giới hạn phía dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa động vật và thực vật?
A. Ở nơi nào động vật phong phú thì thực vật không được phát triển.
B. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt cùng sống một môi trường.
C. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn.
D. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................