Phiếu trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1

ĐỀ SỐ 05:

Câu 1: Vào ngày 22-6, hiện tượng nào xảy ra ở bán cầu Bắc?

A. Ngày dài hơn đêm.

B. Đêm dài hơn ngày.

C. Ngày và đêm dài bằng nhau.

D. Không có ngày hoặc đêm.

Câu 2: Hiện tượng nào sau đây là hệ quả của nội lực?

A. Sự hình thành các dòng sông.

B. Sự dịch chuyển các mảng kiến tạo.

C. Sự bào mòn đất đá do gió.

D. Sự tích tụ phù sa.

Câu 3: Quá trình nào sau đây không thuộc tác động của ngoại lực?

A. Phong hóa

B. Bóc mòn

C. Vận chuyển

D. Động đất

Câu 4: Vì sao nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ?

A. Do Trái Đất có dạng hình cầu, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời khác nhau.

B. Do sự phân bố không đều của lục địa và đại dương.

C. Do ảnh hưởng của các dòng biển.

D. Do sự khác biệt về độ cao địa hình.

Câu 5: Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân nhiệt lực hình thành khí áp?

A. Sự di chuyển của không khí từ Xích Đạo về chí tuyến.

B. Nhiệt độ cao ở Xích Đạo làm giảm sức nén không khí, hình thành đai áp thấp.

C. Sự thăng lên của không khí ở vùng ôn đới.

D. Sự giảm nhiệt độ ở vùng cực làm tăng khí áp.

Câu 6: Địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa như thế nào?

A. Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

B. Sườn khuất gió mưa nhiều, sườn đón gió mưa ít.

C. Cả hai sườn đều có lượng mưa như nhau.

D. Địa hình không ảnh hưởng đến lượng mưa.

Câu 7: Hiện tượng ngày hoặc đêm kéo dài 24 giờ xảy ra ở khu vực nào trên Trái Đất?

A. Xích đạo.

B. Vùng nhiệt đới.

C. Từ vòng cực đến cực.

D. Vùng ôn đới.

Câu 8: Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa là gì?

A. Badan, trầm tích, granit.

B. Granit, badan, trầm tích.

C. Trầm tích, badan, granit.

D. Trầm tích, granit, badan.

Câu 9: Hiện tượng uốn nếp thường xảy ra ở những khu vực có đặc điểm gì?

A. Đá có độ cứng cao và dễ vỡ.

B. Đá có độ dẻo cao, điển hình là đá trầm tích.

C. Đá bị nén ép theo phương thẳng đứng.

D. Đá bị bào mòn mạnh do ngoại lực.

Câu 10: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động xung quanh Mặt Trời thì

A. quanh năm đều là ngày.

B. sự sống vẫn tồn tại và phát triển.

C. ngày, đêm trên Trái Đất dài một năm.

D. Trái Đất nhận được lượng nhiệt lớn.

Câu 11: Vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng xảy ra không phải do nguồn năng lượng của

A. các phản ứng hóa học khác nhau.

B. sự dịch chuyển các dòng vật chất.

C. sự phân huỷ các chất phóng xạ.

D. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.

Câu 12: Nếu một địa điểm nằm ở kinh tuyến 105°Đ, múi giờ của địa điểm đó là bao nhiêu?

A. Múi giờ số 5.

B. Múi giờ số 6.

C. Múi giờ số 7.

D. Múi giờ số 8.

Câu 13: Khu vực nào có biên độ nhiệt nhỏ hơn?

A. Lục địa.

B. Đại dương.

C. Vùng núi cao.

D. Vùng hoang mạc.

Câu 14: Frông lạnh thường gây ra hiện tượng gì?

A. Sương mù và gió nhẹ.

B. Mưa rào, đôi khi có mưa đá.

C. Mưa phùn kéo dài.

D. Không có mưa, trời quang mây.

Câu 15: Quá trình bóc mòn do gió tạo nên các dạng địa hình nào?

A. Cột đá, tháp đá, nấm đá

B. Hàm ếch, nền mài mòn

C. Thung lũng sông, suối

D. Đồi băng tích

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay