Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 05:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung vì?
A. Có nhiều hướng núi khác nhau.
B. Các dãy núi chủ yếu có hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
C. 3/4 địa hình là núi và cao nguyên.
D. Các sông phần lớn đổ ra biển Đông.
Câu 2: Vai trò chính của hồ và đầm đối với sản xuất là gì?
A. Cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi và công nghiệp
B. Là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã
C. Tạo ra nguồn năng lượng gió
D. Làm giảm ô nhiễm không khí
Câu 3: Hiện tượng "mưa phùn" ở miền Bắc vào cuối mùa đông là do nguyên nhân nào?
A. Gió mùa Tây Nam mang hơi ẩm từ biển vào.
B. Gió mùa Đông Bắc kết hợp với hơi ẩm từ biển Đông.
C. Ảnh hưởng của áp cao Siberia.
D. Do địa hình núi cao chắn gió.
Câu 4: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lí:
A. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
B. nằm ở vùng ngoại chí tuyến.
C. nằm trong vùng nội chí tuyến.
D. nằm ở nơi trong 1 năm có 1 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 5: Khí hậu Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp?
A. Tạo điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh.
B. Làm giảm đa dạng sản phẩm nông nghiệp.
C. Hạn chế thiên tai và dịch bệnh.
D. Không ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ.
Câu 6: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện như thế nào?
A. cân bằng ẩm dương, độ ẩm không khí trên 80%
B. cân bằng ẩm âm, độ ẩm không khí dưới 85%
C. cân bằng ẩm âm, độ ẩm không khí dưới 80%
D. cân bằng ẩm dương, độ ẩm không khí trên 85%
Câu 7: Sông ngòi nước ta cuộc sống hàm lượng phù sa lớn vì:
A. Địa hình bị cắt xẻ mạnh và mưa nhiều, mưa theo mùa.
B. Trong lòng sông có rất nhiều cát sỏi.
C. Mưa ít nên phù sa tích tụ nhiều.
D. Có rất nhiều sông chảy qua các vùng khác nhau.
Câu 8: Phạm vi hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở:
A. Ở miền Bắc đến 110B.
B. Ở miền Bắc đến dãy Bạch Mã.
C. Ở miền Bắc đến Đà Nẵng.
D. Từ Đà Nẵng đến 110B
Câu 9: Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là khoảng:
A. 200 triệu tấn.
B. 250 triệu tấn.
C. 300 triệu tấn.
D. 350 triệu tấn.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải của gió mùa Tây Nam?
A. Gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
B. Gây hiện tượng khô nóng cho đồng bằng Trung Bộ.
C. Thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
D. Xuất phát từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam.
Câu 11: Việt Nam có bao nhiêu con sông có chiều dài từ 10 km trở lên?
A. 1 500
B. 2 360
C. 3 000
D. 1 000
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về hệ thống sông Hồng?
A. Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu.
B. Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác.
C. Mùa lũ thường kéo dài 7 – 8 tháng, chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.
D. Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.
Câu 13: Sông nào có giá trị thủy điện lớn nhất ở nước ta:
A. Sông Mê Công.
B. Sông Mã.
C. Sông Cả.
D. Sông Đà.
Câu 14: Phương án nào sau đây không đúng khi nói về khí hậu của các vùng, miền nước ta?
A. Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
B. Miền Nam có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
C. Tây Nguyên có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
D. Đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có lượng mưa cao nhất nước ta.
Câu 15: Hiện tượng khô nóng ở đồng bằng Trung Bộ vào đầu mùa hạ là do nguyên nhân nào?
A. Gió mùa Đông Bắc thổi mạnh.
B. Gió mùa Tây Nam vượt dãy Trường Sơn.
C. Ảnh hưởng của áp cao chí tuyến bán cầu Bắc.
D. Ảnh hưởng của biển Đông.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai khi nói về đặc điểm một số hệ thống sông lớn của Việt Nam?
a) Hệ thống sông Hồng chảy theo hướng tây bắc – đông nam.
b) Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất nước ta.
c) Mê Công là một trong những hệ thống sông lớn trên thế giới, chảy qua 6 quốc gia.
d) Lũ tại sông Thu Bồn lên và xuống chậm.
Câu 2: Khi nói về đặc điểm hồ, đầm Việt Nam, em hãy chọn ra đâu là ý đúng, đâu là ý sai?
a) Nước ta chỉ có nhiều đầm, hồ nhân tạo.
b) Nước ta có nhiều đầm, hồ tự nhiên.
c) Hồ, đầm có vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt ở nước ta.
d) Hồ, đầm nước ta chỉ có giá trị về thủy điện.