Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 cánh diều Ôn tập Chương 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Câu 1: Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là:

  1. Địa hình đồi núi
  2. Địa hình đồng bằng
  3. Địa hình sông ngòi
  4. Địa hình hải đảo

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về trữ lượng các loại khoáng sản năng lượng của nước ta?

  1. Nước ta có trữ lượng khoảng hơn 3 tỉ tấn than đá
  2. Nước ta có trữ lượng vài tỉ tấn dầu mỏ
  3. Nước ta có trữ lượng hàng trăm tỉ m3 khí tự nhiên
  4. Nước ta có trữ lượng hàng chục nghìn tỉ m3 khí gas

Câu 3: Vì sao Việt Nam có tổng bức xạ hằng năm lớn, cán cân bức xạ luôn dương?

  1. Vì Việt Nam có những điểm đặc trưng khí hậu xích đạo
  2. Vì Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến ở bán cầu Bắc
  3. Vì Việt Nam hút hết toàn bộ lượng bức xạ của các nước xung quanh
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Ở Việt Nam, đồng bằng chiếm

  1. 2/3 diện tích đất liền.
  2. 1/2 diện tích đất liền.
  3. 3/4 diện tích đất liền.
  4. 1/4 diện tích đất liền.

Câu 5: Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở:

  1. Bắc Mỹ và Bắc Âu
  2. Nam Mỹ và Nam Á
  3. Đông Á và Trung Đông
  4. Tây Á và Bắc Phi

Câu 6: Dãy Bạch Mã nằm giữa:

  1. Quảng Ninh và Hải Phòng
  2. Thái Nguyên và Hà Nội
  3. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng
  4. Kon Tum và Gia Lai

Câu 7: Đường bờ biển nước ta kèo dài từ đâu đến đâu?

  1. Vân Đồn đến Mũi Cà Mau
  2. Cẩm Phả đến Phú Quốc
  3. Móng Cái đến Hà Tiên
  4. Hạ Long đến Rạch Giá

Câu 8: Đâu không phải vai trò của tài nguyên khoáng sản?

  1. Là nguồn nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp
  2. Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
  3. Cung cấp nhiên liệu cho sản xuất
  4. Làm tâm điểm cho hoạt động du lịch, giải trí

Câu 9: Diện tích toàn bộ lãnh thổ nước ta hiện nay là

  1. 331 212 km2.
  2. 331 213 km2.
  3. 313 212 km2.
  4. 331 122 km2.

Câu 10: Dải đồng bằng ven biển miền Trung kéo dài từ đâu đến đâu?

  1. Thanh Hoá đến Bình Thuận
  2. Hà Nội đến Hồ Chí Minh
  3. Hà Tĩnh đến Phú Yên
  4. Quảng Nam đến Quảng Ngãi

Câu 11: Hình ảnh dưới đây mô tả hoạt động gì?

  1. Khai thác than
  2. Khai thác dầu khí
  3. Sử dụng khoáng sản kim loại trong sản xuất năng lượng
  4. Khai thác đất hiếm

Câu 12: Điểm cực Đông của phần đất liền Việt Nam nằm ở đâu?

  1. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
  2. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
  3. Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
  4. Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà

Câu 13: Địa hình nước ta có hướng nghiêng chung nào sau đây?

  1. Tây - Đông.
  2. Bắc - Nam.
  3. Tây Bắc - Đông Nam.
  4. Đông Bắc - Tây Nam.

Câu 14: Khoáng sản nào không thuộc nhóm khoáng sản năng lượng?

  1. Đồng
  2. Dầu mỏ
  3. Khí tự nhiên
  4. Than nâu

Câu 15: Vùng đất Việt Nam bao gồm:

  1. Toàn bộ phần đất liền
  2. Toàn bộ phần đất liền và hải đảo
  3. Toàn bộ phần đất liền và phần Biển Đông thuộc chủ quyền
  4. Toàn bộ phần đất liền, phần Biển Đông thuộc chủ quyền và hải đảo

Câu 16: Đồng bằng sông Cửu Long do phù sa của hệ thống sông nào bồi đắp?

  1. Sông Tiền
  2. Sông Thái Bình
  3. Sông Vàm Cỏ
  4. Sông Mê Công

Câu 17: So với nơi giao nhau của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng lớn trên Trái Đất thì Việt Nam nằm ở:

  1. Chính chỗ đó
  2. Gần
  3. Xa
  4. Rất xa

Câu 18: Nước ta đã xác định được bao nhiêu mỏ và điểm quặng của các loại khoáng sản?

  1. Hơn 500
  2. Hơn 5000
  3. Hơn 20000
  4. Hơn 75000

Câu 19: Vùng biển của nước ta thuộc Biển Đông có diện tích gấp mấy lần diện tích phần đất liền?

  1. Hơn 2 lần
  2. Hơn 3 lần
  3. Hơn 5 lần
  4. Hơn 8 lần

Câu 20: Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng:

  1. 5000 km2
  2. 15000 km2
  3. 35000 km2
  4. 105000 km2

Câu 21: Việt Nam không có đường biên giới trên đất liền giáp với:

  1. Trung Quốc
  2. Lào
  3. Campuchia
  4. Thái Lan

Câu 22: Vị trí Việt Nam nằm trong khoảng

  1. 8034'B –> 23023'B và 10205'Đ –> 109024'Đ.
  2. 8030'B –> 23023'B và 102010'Đ –> 109024'Đ.
  3. 8034'B –> 23023'B và 102009'Đ –> 109024'Đ.
  4. 8034'B –> 23023'B và 102010'Đ –> 109040'Đ.

Câu 23: Ở nhiều vùng, núi lấn ra sát biển hoặc bị nước biển nhấn chìm một phần tạo thành:

  1. Các quần đảo
  2. Các ốc đảo
  3. Các đảo ven bờ
  4. Các thung lũng

Câu 24: Theo Tổng cục Thống kê năm 2021, tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính nước ta là:

  1. Khoảng 330 nghìn km2
  2. Khoảng 660 nghìn km2
  3. Khoảng 1.32 triệu km2
  4. Khoảng 2.64 triệu km2

Câu 25: Địa hình đồi núi nước ta kéo dài tự bắc vào nam và nối tiếp với vùng đồi núi của các nước láng giềng tạo thành:

  1. Một khối liên tục ở phía đông và phía nam
  2. Một khối liên tục ở phía bắc và phía tây
  3. Hành lang xuyên suốt đông – tây
  4. Hành lang xuyên suốt nam – bắc

 

=> Giáo án Địa lí 8 cánh diều Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay