Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 cánh diều Ôn tập Chương 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Câu 1: Nước ta có khoảng bao nhiêu loại khoáng sản?

  1. 50 loại khoáng sản khác nhau.
  2. 60 loại khoáng sản khác nhau.
  3. 70 loại khoáng sản khác nhau.
  4. 80 loại khoáng sản khác nhau.

Câu 2: Địa hình nước ta ngày càng chịu tác động mạnh mẽ của con người, tạo nên:

  1. Sự bằng phẳng giữa các vùng miền với nhau
  2. Khung cấu trúc địa hình nhân tạo, góp phần làm đẹp cảnh quan.
  3. Nhiều dạng địa hình nhân tạo như đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập,...
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Hai đồng bằng lớn nhất nước ta là:

  1. Đồng bằng Tây Bắc và đồng bằng Tây Nguyên.
  2. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
  3. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng ven biển miền Trung
  4. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung

Câu 4: Việt Nam tiếp giáp với hai đại dương nào sau đây?

  1. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
  2. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
  3. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
  4. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 5: Theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển Việt Nam trong Biển Đông không bao gồm bao gồm:

  1. Nội thuỷ
  2. Lãnh hải
  3. Vùng quân sự
  4. Vùng đặc quyền kinh tế

Câu 6: Khu vực Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng, chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung chụm lại ở Tam Đảo. Đâu không phải một trong bốn dãy núi đó?

  1. Sông Gâm
  2. Ngân Sơn
  3. Bắc Sơn
  4. Hoàng Liên Sơn.

Câu 7: Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất:

  1. Ôn đới cận cực
  2. Ôn đới cận nhiệt
  3. Nhiệt đới ẩm gió mùa
  4. Nhiệt đới khô gió mùa

Câu 8: Vùng trời Việt Nam là:

  1. Khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta: trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo.
  2. Khoảng không gian bao trùm lên toàn bộ phần đất liền nước ta, được xác định bằng các đường biên giới.
  3. Khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta, được xác định bằng lượng cảng hàng không và đường bay mà chúng ta có.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Địa hình nước ta có tính chất phân bậc khá rõ rệt. Điều này được thể hiện thông qua việc

  1. đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
  2. địa hình có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
  3. trải qua quá trình địa chất lâu dài; phân thành các bậc kế tiếp nhau.
  4. bị phong hóa mạnh mẽ; nhiều nơi bị xâm thực và xuất hiện đê, đập.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh nằm ở khu vực Đông Bắc
  2. Đỉnh núi Pu Ta Leng nằm ở khu vực Tây Bắc
  3. Đỉnh núi Pu Xai Lai Leng nằm ở khu vực Trường Sơn Bắc
  4. Đỉnh núi Rào Cỏ nằm ở khu vực Trường Sơn Nam

Câu 11: Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên:

  1. Khí hậu có hai mùa rõ rệt
  2. Khí hậu có bốn mùa rõ rệt
  3. Thời tiết liên tục có những bất thường
  4. Gió to thổi liên tục trên mọi miền đất nước

Câu 12: Muối thuộc nhóm khoáng sản nào?

  1. Khoáng sản năng lượng
  2. Khoáng sản kim loại
  3. Khoáng sản phi kim loại
  4. Khoảng sản phi tự nhiên

Câu 13: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã làm chậm tốc độ phong hoá, giúp cho khí hậu trở nên điều hoà.
  2. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh mẽ, địa hình bị cắt xẻ.
  3. Các vật liệu phong hoá ở vùng đồi núi sẽ theo các tác nhân ngoại lực vận chuyển xuống bồi tụ ở vùng đồng bằng và thung lũng.
  4. Nước mưa hoà tan đá vôi tạo ra dạng địa hình đặc trưng là karst, cùng với sự khoét sâu của các mạch nước ngầm tạo ra các hang động rộng lớn.

Câu 14: Ở nước ta, các mỏ nội sinh thường hình thành ở

  1. các vùng biển nông, vùng bờ biển.
  2. các vùng đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh.
  3. vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng.
  4. nơi có hoạt động mac-ma, ven biển.

Câu 15: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Khu vực Tây Bắc chỉ có các dãy núi thấp, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi; các cánh đồng thung lũng,…
  2. Khu vực Trường Sơn Bắc: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, là vùng núi thấp, hướng tây bắc – đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.
  3. Khu vực Trường Sơn Nam: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ, gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng.
  4. Dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng: ở Bắc Bộ có vùng đồi trung du, ở Đông Nam Bộ là dạng địa hình bán bình nguyên

Câu 16: Chúng ta có thể biết được gì qua bản đồ này?

  1. Đường bộ, đường biển, đường hàng không của các nước trong khu vực Đông Nam Á
  2. Sự phát triển về kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á
  3. Vị trí, tên, mức độ rộng lớn của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
  4. Tình trạng tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước Đông Nam Á

Câu 17: Mặc dù có nhiều khoáng sản nhưng phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta:

  1. Có giá thành thấp
  2. Có chất lượng thấp, không đạt tiêu chuẩn thế giới
  3. Có trữ lượng vừa và nhỏ
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 18: Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở khu vực nào?

  1. Khu vực Đông Bắc
  2. Khu vực Tây Bắc
  3. Khu vực Trường Sơn Bắc
  4. Khu vực Trường Sơn Nam

Câu 19: Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ?

  1. 150vĩ tuyến.
  2. 160vĩ tuyến.
  3. 170vĩ tuyến.
  4. 180vĩ tuyến.

Câu 20: Dầu mỏ và khí tự nhiên được tích tụ trong các bể trầm tích chủ yếu ở:

  1. Vùng thềm lục địa phía bắc
  2. Vùng thềm lục địa quanh quần đảo Hoàng Sa
  3. Vùng thềm lục địa phía nam
  4. Vịnh Thái Lan

Câu 21: Vĩ độ 23o23’B và kinh độ 105o20’Đ là toạ độ của nơi nào trên đất nước Việt Nam?

  1. Điểm cực Bắc
  2. Toà nhà Quốc hội
  3. Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh
  4. Điểm cực Nam

Câu 22: Tỉnh Ninh Bình nằm về phía nào Hà Nội?

  1. Phía bắc
  2. Phía đông
  3. Phía tây
  4. Phía nam

Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm chung của địa hình nước ta?

  1. Địa hình đồi núi cao chiếm phần lớn.
  2. Địa hình chịu tác động của con người.
  3. Địa hình có tính phân bậc khá rõ rệt.
  4. Chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm.

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Trong bậc địa hình đồi núi có núi cao, núi thấp, sơn nguyên, cao nguyên, đồi, bán bình nguyên.
  2. Trong các bậc địa hình ở nước ta, đồi và núi thấp (dưới 1000 m) chiếm diện tích lớn nhất.
  3. Địa hình thấp dân từ đất liền ra biển, trung với hướng tây bắc – đông nam của các dãy núi và các dòng sông lớn.
  4. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam được chia ra thành 3 giai đoạn: Tiền kiến tạo, Tân kiến tạo và Đại kiến tạo.

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Việt Nam nằm trên đường di lưu của nhiều luồng sinh vật.
  2. Do nằm cách xa nơi giao thoa của 2 vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú.
  3. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc – Nam và theo chiều Đông – Tây.
  4. Nước ta nằm trong vùng hay xảy ra thiên tai, nhất là bão.

 

=> Giáo án Địa lí 8 cánh diều Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay