Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 cánh diều Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ CHUNG 2: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển Việt Nam trong Biển Đông không bao gồm bao gồm:

  1. Nội thuỷ
  2. Lãnh hải
  3. Vùng quân sự
  4. Vùng đặc quyền kinh tế

Câu 2: Vùng biển của Việt Nam mở rộng ra tới ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên Biển Đông với diện tích khoảng:

  1. 100 nghìn km2
  2. 1 triệu km2
  3. 5 triệu km2
  4. 10 triệu km2

Câu 3: Đâu là tên một quần đảo ở vùng biển của Việt Nam?

  1. Tam Sa
  2. Trường Sa
  3. Tây Sa
  4. Hawaii

Câu 4: Huyện Cồn Cỏ trực thuộc tỉnh thành nào?

  1. Quảng Ninh
  2. Hải Phòng
  3. Quảng Trị
  4. Khánh Hoà

Câu 5: Vùng biển và hải đảo nước ta có nguồn tài nguyên:

  1. Khá phong phú và đa dạng
  2. Phong phú và đa dạng nhất trên thế giới
  3. Phong phú nhưng không đa dạng
  4. Nghèo nàn nhưng quý hiếm

Câu 6: Các khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn ở biển nước ta như: dầu mỏ, khí tự nhiên, cát thuỷ tinh, ti-tan,... tạo thuận lợi phát triển:

  1. Các ngành công nghiệp
  2. Các ngành giải trí
  3. Kinh tế biển xanh
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Tài nguyên du lịch biển của nước ta không được thể hiện qua ý nào sau đây?

  1. Bờ biển dài, có nhiều bãi cát
  2. Vịnh, hang động đẹp
  3. Doanh thu từ du lịch biển đứng đầu trên thế giới
  4. Nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú

Câu 8: Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là:

  1. Tiền đề để thiết lập một trật tự thế giới mới trên biển, nhờ đó các nước được đảm bảo về quyền lợi kinh tế.
  2. Một hệ thống cơ sở pháp lí để các quốc gia có thể mua bán, trao đổi, giao dịch chủ quyền biển đảo với nhau.
  3. Cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Việt Nam đã kí kết Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 vào năm nào?

  1. 1982
  2. 1985
  3. 1995
  4. 2003

Câu 10: Truyền thuyết nào sau đây có yếu tố liên quan đến biển?

  1. Con rồng cháu tiên
  2. Sự tích dưa hấu
  3. Mỵ Châu – Trọng Thuỷ
  4. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1: Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước biển ven bờ ở nước ta như thế nào?

  1. Không tốt vì có nhiều hoạt động gây ô nhiêm môi trường. Các chỉ số đều ở mức trung bình.
  2. Rất xấu vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động quá mức của con người.
  3. Khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép
  4. Rất tốt với các chỉ số đều ở mức tối đa

Câu 2: Chất lượng nước biển xa bờ như thế nào?

  1. Đều đạt chuẩn cho phép, tương đối ổn định và ít biến động qua các năm
  2. Đạt chuẩn nhưng thường xuyên biến động.
  3. Rất ít vùng đạt chuẩn, sự biến động là tương đối lớn.
  4. Không đạt chuẩn do giao thương mạnh mẽ giữa các nước

Câu 3: Chất lượng môi trường nước biển của nước ta có xu hướng giảm do chịu tác động mạnh của:

  1. Các hoạt động quân sự và nghiên cứu khoa học trên biển và các đảo, đặc biệt là thử nghiệm bom nguyên tử, nghiên cứu sức chịu đựng của các sinh vật biển,…
  2. Các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội khu vực ven bờ, đặc biệt là các hoạt động phát triển cảng biển, nuôi trồng hải sản và phát triển du lịch biển, nước thải, rác thải sinh hoạt của người dân,...
  3. Các chính sách không tập trung của Nhà nước.
  4. Cả A và B.

Câu 4: Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường biển và hải đảo đang từng bước được cải thiện với những biện pháp cụ thể. Đó là:

  1. Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn
  2. Bảo vệ rạn san hô
  3. Cải thiện tình trạng ô nhiễm ven bờ
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đâu là một khó khăn của biển đảo nước ta đối với phát triển kinh tế?

  1. Là điểm nóng của chiến tranh giữa các nước lớn.
  2. Vùng biển nhiệt đới nước ta nhiều thiên tai, đặc biệt là bão.
  3. Vùng biển nước ta nghèo nàn về tài nguyên.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Cơ sở hạ tầng của nước ta ở các vùng biển và hải đảo nhìn chung:

  1. Được xây dựng với quy mô lớn, góp phần phát huy được hết tiềm năng và thế mạnh biển đảo
  2. Còn sơ khai, chưa đồng bộ, chỉ có thể đáp ứng được một số nhu cầu cơ bản.
  3. Chưa đầy đủ và đồng bộ, không tương xứng với tiềm năng và thế mạnh biển đảo
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Việt Nam đã xây dựng được:

  1. Hệ thống tàu chiến hiện đại bậc nhất nhằm ngăn chặn ý đồ xâm lược của các nước khác trên Biển Đông
  2. Hệ thống luật và pháp luật làm cơ sở để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước trên Biển Đông
  3. Một vùng kinh tế trọng điểm trên toàn bộ Biển Đông
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Ở thời tiền sử, người Việt cổ đã có hoạt động gì trên biển?

  1. Đưa chiến thuyền đi xâm chiếm các nước trong khu vực.
  2. Đánh bắt hải sản và giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng và trong khu vực
  3. Đi thuyền ra quần đảo Hoàng Sa để xác lập chủ quyền.
  4. Cả B và C

Câu 9: Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, các cảng thị, đô thị cổ ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong như: Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà, Gia Định,... đều:

  1. Hướng ra biển, được tổ chức phòng thủ chặt chẽ chống nguy cơ xâm lược từ ngoại bang.
  2. Hướng ra biển, thúc đẩy việc mở rộng giao thương không chỉ với các nước trong khu vực mà cả với các nước châu Âu.
  3. Được thương nhân nước ngoài tập trung đầu tư, xây dựng, biến chúng trở thành những thành phố công nghiệp sớm nhất.
  4. Có người dân ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sinh sống, lập nghiệp.

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Vùng biển Việt Nam có nhiều loài thuỷ sản cho giá trị kinh tế cao
  2. Hằng năm, trên vùng biển Việt Nam có thể khai thác 16 – 17 triệu tấn cá, 600 – 700 nghìn tấn tôm, 300 – 400 nghìn tấn mực,...
  3. Dọc ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản có giá trị cao (tôm, cua, cá, rong biển,..).
  4. Biển Việt Nam là nguồn cung cấp muối vô tận.

Câu 2: Biển đảo nước ta có thuận lợi gì đối với phát triển kinh tế?

  1. Tài nguyên biển (sinh vật, khoáng sản,...) đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế biển: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, khai thác dầu khí,...
  2. Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vịnh biển kín để xây dựng các cảng nước sâu,... là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.
  3. Nhiều bãi biển đẹp, nước biển ấm, chan hoà ánh nắng, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển ven biển và trên các đảo,... tạo điều kiện để phát triển du lịch biển đảo.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu không phải một hoạt động của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên Biển Đông?

  1. Việt Nam tích cực tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)
  2. Kí một số thoả thuận và hiệp định về phân định và hợp tác trên biển với các nước láng giềng như Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với Indonesia năm 2003
  3. Thoả thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Malaysia năm 1992,...
  4. Tổ chức phòng thủ quyết liệt trên Biển Đông khi hải quân Trung Quốc tấn công, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam năm 2018

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về việc khai thác biển đảo từ khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ X?

  1. Những trống đồng, thạp đồng có trang trí hoa văn hình thuyền thuộc văn hoá Đông Sơn được phát hiện đã chứng tỏ cư dân ở đây tiếp tục sinh sống và khai thác biển.
  2. Trong khoảng hơn một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt ở phía bắc nhờ chiếm đóng được quần đảo Hoàng Sa, hải quân phát triển mạnh nên có thể vừa đấu tranh giành độc lập, vừa duy trì và thực thi chủ quyền thông qua khai thác biển đảo.
  3. Với vị trí ven biển, thuận lợi cho giao thương nên Vương quốc Chăm-pa đã sớm trở thành nơi thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán.
  4. Còn Óc Eo (An Giang) cũng là một thương cảng nổi tiếng của Vương quốc Phù Nam trong giao thương với Chăm-pa và các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á cũng như với Trung Quốc, Ấn Độ,...

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về việc khai thác biển đảo từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV?

  1. Cảng biển Cát Bà (Hải Phòng) thuộc vùng quần đảo phía đông bắc, đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng từ thời Lý – Trần, các vua Trần cử các tướng lĩnh tin cậy trấn thủ.
  2. Các cửa biển khác như: Hội Triều (Thanh Hoá), Hội Thống (Hà Tĩnh) trở thành những trung tâm buôn bán lớn với người nước ngoài.
  3. Triều Lê sơ tiếp tục mở rộng khai phá vùng đất phía nam, duy trì việc buôn bán với thương nhân nước ngoài qua các thương cảng và giữ vững chủ quyền cả trên đất liền, vùng biển, các đảo lớn.
  4. Vương triều Vi-giay-a (Vương quốc Chăm-pa) tiếp tục phát triển thương mại đường biển thông qua các thương cảng như Đại Chiêm hải khẩu (Quảng Nam), Tân Châu (Bình Định),...

Câu 6: Tháng 8 – 1702, người Anh đã đánh chiếm đảo (Côn Lôn) và xây dựng căn cứ lâu dài ở đây. Nước ta đã có hành động gì đáp trả?

  1. Hơn một năm sau, chúa Nguyễn Phúc Chu đã tổ chức chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược Anh, giành lại chủ quyền biển đảo.
  2. Hơn một năm sau, chúa Trịnh Tùng đã tổ chức chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược Anh, giành lại chủ quyền biển đảo.
  3. Hơn một năm sau, chính quyền hai Đàng cùng phối hợp tấn công đánh đuổi quân Anh và chia lại chủ quyền biển đảo.
  4. Những năm sau đó nước ta không có hành động gì cho đến khi Nguyễn Huệ lên ngôi vua, lập ra triều Tây Sơn thì ông mới đưa quân ra đánh lại.

Câu 7: Các chúa Nguyễn tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hằng năm ra quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thực hiện:

  1. Kí kết các hiệp ước trên Biển Đông với các nước xung quanh.
  2. Diễn tập quân sự và thử nghiệm vũ khí bí mật.
  3. Khai thác sản vật và quản lí biển đảo.
  4. Xây dựng trung tâm kinh tế chiến lược.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên Biển Đông là gì?

  1. Tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông
  2. Quân lực của nước ta quá yếu so với các nước tranh chấp Biển Đông
  3. Các thành viên cấp cao của Liên Hợp Quốc và Toà án Quốc tế không ủng hộ nước ta trong việc giải quyết tranh chấp trên biển.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Tờ sai năm 1786 của quan Thượng tướng công triều Tây Sơn có ghi: Sai cai Hội Đức Hầu đội Hoàng Sa dẫn bốn chiếc thuyền câu vượt biển đến thẳng Hoàng Sa và các cù lao trên biển thu lượm đồ vàng bạc, đồ đồng và vũ khí, đồi mồi, cá quý mang về kinh đô dâng nộp theo lệ”.
  2. Từ năm 1802 cho đến năm 1884: Các vua triều Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền biển đảo qua việc tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, đo đạc thuỷ trình, vẽ bản đồ và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
  3. Từ năm 1884 đến năm 1945: Sau khi kí Hiệp định Genève 1885 với triều Nguyễn, Pháp tiếp tục thực thi chủ quyền trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, đồng thời triển khai mặt trận quân sự Thái Bình Dương nhằm chuẩn bị cho chiến tranh thế giới.
  4. Từ năm 1945 đến nay: Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử tiếp tục có hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm thực thi chủ quyền biển đảo cũng như chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án điện tử Địa lí 8 cánh diều Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay