Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 cánh diều Ôn tập Chương 2: Khí hậu và thủy văn Việt Nam (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 2: Khí hậu và thủy văn Việt Nam (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

Câu 1: Trong dịch vụ, giải pháp nào sau đây được sử dụng để thích ứng với biến đổi khí hậu?

  1. Ứng dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu và nhiên liệu.
  2. Thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ và phát triển thủy lợi.
  3. Cải tạo, tu bổ hạ tầng vận tải và phát triển du lịch xanh.
  4. Tạo ra các sản phẩm chất lượng, hạn chế xâm nhập mặn.

Câu 2: Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng bao nhiêu từ năm 1958 đến 2018?

  1. 0.89oC
  2. 2.45oC
  3. 3.17oC
  4. 5.50oC

Câu 3: Các sông nào sau đây ở nước ta không chảy theo hướng vòng cung?

  1. Sông Lục Nam.
  2. Sông Lô, sông Gâm.
  3. Sông Mã, sông Cả.
  4. Sông Cầu, sông Thương.

Câu 4: Vì sao chế độ dòng chảy sông ngòi của nước ta phụ thuộc vào chế độ mưa, với hai mùa rõ rệt là mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô?

  1. Vì lượng mưa trên sông lớn hơn nhiều so với trên đất
  2. Vì nguồn cung cấp nước sông chủ yếu là nước mưa
  3. Vì nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Nhiệt độ nước ta tăng dần:

  1. Từ bắc vào nam
  2. Từ nam ra bắc
  3. Từ đông sang tây
  4. Từ tây sang đông

Câu 6: Hai nhóm giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu là

  1. thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên.
  2. giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  3. sử dụng năng lượng tái tạo và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  4. giảm nhẹ biến đổi khí hậu và tăng cường bảo vệ, trồng rừng.

Câu 7: Giải pháp “thích ứng với biến đổi khí hậu” cần hiểu như thế nào?

  1. Tất cả những hoạt động của con người được điều chỉnh để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời khai thác những mặt thuận lợi của nó
  2. Tất cả những hoạt động của con người được điều chỉnh để đối phó với biến đổi khí hậu, đập tan những nơi chủ chốt gây ra biến đổi khí hậu.
  3. Con người cần phải luyện tập các bài tập về cơ bắp, thể lực,… để tăng cường khả năng chống chịu trước sự khắc nghiệt ngày càng cao của khí hậu.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Vào mùa đông, một số vùng núi ở miền khí hậu phía Bắc có thể xuất hiện tuyết rơi, nhất là trên :

  1. Các đỉnh núi cao của dãy Hoàng Liên Sơn
  2. Các đỉnh núi cao của dãy Ngọc Linh
  3. Núi Bà Đen
  4. Núi Bà Rá

Câu 9: Vùng chuyên canh cây chè ở đâu?

  1. Trung du và miền núi Bắc Bộ
  2. Đồng bằng sông Hồng
  3. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
  4. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 10: Ở một số lưu vực sông của nước ta đang gặp tình trạng nào sau đây?

  1. Sạt lở hai bên sông, lũ lụt xảy ra nhiều nơi.
  2. Chưa sử dụng hợp lí, ô nhiễm nguồn nước.
  3. Đầy nước quanh năm và sử dụng lãnh phí.
  4. Ô nhiễm nước sông và hạn hán ở khắp nơi.

Câu 11: Câu nào sau đây không đúng về tác động của biến đổi khí hậu đối với thuỷ văn nước ta?

  1. Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông trong mùa lũ
  2. Biến đổi khí hậu khiến hạn hán kéo dài ở nhiều vùng trên cả nước
  3. Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng nhiễm mặn ở các đồng bằng ven biển trong mùa cạn.
  4. Biến đổi khí hậu làm mực nước biển tăng lên. Tính trung bình, mực nước tại các trạm hải văn ven biển nước ta có xu thế tăng khoảng 27.4 mm/năm.

Câu 12: Biến đổi khí hậu tác động đến

  1. đời sống và sản xuất, đe dọa sự phát triển bền vững.
  2. đời sống, sản xuất, đe dọa sự phát triển nông nghiệp.
  3. đời sống và sinh hoạt, đe dọa sự phát triển du lịch.
  4. sinh hoạt và sản xuất, khai thác tài nguyên tự nhiên.

Câu 13: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Mùa lũ kéo dài 7 – 8 tháng, chiếm 70 – 80% tổng lượng nước cả năm, có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.
  2. Sông ngòi miền núi vào mùa lũ có lượng nước lớn, mực nước dâng nhanh và cao.
  3. Mùa cạn thường kéo dài hơn mùa lũ, trung bình 7 – 8 tháng, chiếm 20 – 30% tổng lượng nước cả năm.
  4. Nam Trung Bộ vào mùa cạn, một số sông có mực nước xuống rất thấp.

Câu 14: Biến đổi khí hậu tác động đến sông ngòi như thế nào vào mùa cạn?

  1. Lượng nước sông tăng nhanh, đôi khi mùa cạn trở thành mùa lũ, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của con người.
  2. Khiến cho các loài sinh vật dưới nước chết nhiều, ô nhiễm môi trường lan rộng.
  3. Lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm từ 3 – 10%, mực nước sông giảm mạnh, gây xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Số giờ nắng nước ta nhận được mỗi năm là

  1. 1300 - 4000 giờ trong năm.
  2. 1400 - 3500 giờ trong năm.
  3. 1400 - 3000 giờ trong năm.
  4. 1300 - 3500 giờ trong năm.

Câu 16: Khí hậu nóng ẩm gây khó khăn gì cho nông nghiệp?

  1. Khí hậu nóng ẩm khiến cho các loại chất hoá học dùng cho cây không hoạt động được tốt nhất.
  2. Khí hậu nóng ẩm là môi trường dễ phát sinh sâu bệnh, làm giảm năng suất cây trồng và vật nuôi
  3. Khí hậu nóng ẩm làm thay đổi cấu trúc phân tử của cây, khiến cây phát triển như dự kiến
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng về hệ thống sông Cửu Long?

  1. Sông Cửu Long (sông Mê Công) có chiều dài dòng chính là 7 300 km, bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc).
  2. Sông Mê Công chảy tới Phnôm Pênh chia thành ba nhánh: một nhánh chảy vào hồ Tông lê Sáp (Cam-pu-chia), hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam với chiều dài trung bình là 230 km.
  3. Hệ thống sông có nhiều phụ lưu, riêng ở Việt Nam có hơn 280 phụ lưu.
  4. Mùa lũ sông Cửu Long kéo dài 5 tháng, chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm.

Câu 18: Biến đổi khí hậu tác động đến sông ngòi như thế nào vào mùa lũ?

  1. Khiến cho nước lũ không còn tăng nhanh như trước kia nữa.
  2. Lượng nước tăng nhanh ở các dòng sông, gây sạt lở lớn hai bên bờ sông và ngập úng trên diện rộng
  3. Làm cho các loài sinh vật dưới nước chết hết.
  4. Cả B và C.

Câu 19: Đâu là một khó khăn mà khí hậu nước ta gây ra cho nông nghiệp?

  1. Thiên tai: hạn hán, bão lũ,…
  2. Mùa mưa kéo dài
  3. Mùa khô kéo dài
  4. Thời tiết nóng quá mức

Câu 20: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện qua các yếu tố nào sau đây?

  1. Nhiệt độ và số giờ nắng.
  2. Lượng mưa và độ ẩm.
  3. Độ ẩm và cán cân bức xạ.
  4. Ánh sáng và lượng mưa.

Câu 21: Cho bản đồ khí hậu Việt Nam.

Ta không thể biết được gì qua bản đồ này?

  1. Lượng mưa trung bình trong năm
  2. Hướng gió
  3. Phân bố địa hình
  4. Thời điểm xuất hiện các cơn bão

Câu 22: Câu nào sau đây không đúng về tác động của biến đổi khí hậu đối khí hậu nước ta?

  1. Số cơn bão mạnh có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất và phạm vi hoạt động.
  2. Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.
  3. Mưa lớn và lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi nhưng rét đậm và rét hại lại không còn xuất hiện nữa.
  4. Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng trên cả nước.

Câu 23: Câu nào sau đây không đúng về hệ thống sông Hồng?

  1. Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu.
  2. Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác.
  3. Mùa lũ thường kéo dài 7 – 8 tháng, chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.
  4. Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.

Câu 24: Trong giai đoạn 1958 – 2018, biến đổi khí hậu làm lượng mưa trung bình năm của cả nước:

  1. Tăng lên liên tục
  2. Giảm xuống liên tục
  3. Điều hoà, ổn định
  4. Có nhiều biến động

Câu 25: Đặc điểm thời tiết vào mùa đông của miền khí hậu miền Bắc là

  1. nóng, khô và phân thành hai mùa rõ rệt.
  2. đầu mùa tương đối khô, cuối mùa ẩm ướt.
  3. nóng ẩm và mưa nhiều diễn ra quanh năm.
  4. thời tiết lạnh buốt và khô ráo, nhiều mây.

 

=> Giáo án Địa lí 8 cánh diều Bài 5: Khí hậu Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay