Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 2: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ

(32 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Mật độ dân số bình quân của nước ta là

A. 297 người/km2.

B. 111 người/km2.

C. 780 người/km2.

D. 145 người/km2.

Câu 2: Vùng có mật độ dân số cao nhất là

  1. Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ.
  2. Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
  3. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nam Bộ.
  4. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Câu 3: Vùng có mật độ dân số thấp nhất là

  1. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.
  2. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
  3. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

Câu 4: Đặc điểm dân thành thị nước ta là

  1. cao, nhưng có xu hướng giảm.
  2. thấp, song có xu hướng tăng nhanh.
  3. trung bình, nhưng có xu hướng tăng.
  4. thấp, song xu hướng giảm.

Câu 5: Đặc điểm của vùng đồng bằng nước ta là

  1. chiếm 3/4 diện tích cả nước nhưng chỉ chiếm 1/4 số dân.
  2. chiếm một nửa diện tích cả nước, số dân thấp nhất cả nước.
  3. chiếm 1/4 diện tích cả nước nhưng chiếm đến 3/4 số dân.
  4. chiếm một nửa diện tích cả nước, số dân cao nhất cả nước.

Câu 6: Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là

  1. Đồng bằng sông Hồng (1 091 người/km2).
  2. Đông Nam Bộ (778 người/km2).
  3. Trung du và miền núi Bắc Bộ (136 người/km2).
  4. Tây Nguyên (111 người/km2).

Câu 7: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

  1. Đồng bằng sông Hồng (1 091 người/km2).
  2. Đông Nam Bộ (778 người/km2).
  3. Trung du và miền núi Bắc Bộ (136 người/km2).
  4. Tây Nguyên (111 người/km2).

Câu 8: Đâu là đặc điểm về mật độ dân số của quần cư thành thị?

  1. Mật độ dân số thấp, dân cư phân tán hơn quần cư thành thị.
  2. Mật độ dân số cao, dân cư tập trung thưa.
  3. Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông.
  4. Mật độ dân số thấp, dân cư tập trung đông.

Câu 9: Đặc điểm về chức năng, hoạt động kinh tế của quần cư thành thị là

  1. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
  2. Nông nghiệp làm chủ đạo.
  3. Phát triển thủy hải sản.
  4. Công nghiệp và dịch vụ là chủ đạo.

Câu 10: Quần cư thành thị thường phân bố ở đâu?

  1. Khu đô thị, chung cư.
  2. Thôn, ấp, chung cư.
  3. Chung cư, bản, làng.
  4. Bản làng, ấp, khu đô thị.

Câu 11: Quần cư nông thôn thường phân bố ở đâu?

  1. Khu đô thị, chung cư.
  2. Thôn, ấp, bản, làng.
  3. Chung cư, thôn, bản.
  4. Bản, làng, khu đô thị.

Câu 12: Dân cư nước ta phân bố thưa thớt ở

  1. miền núi.
  2. đồng bằng.
  3. ven biển.
  4. cao nguyên.

Câu 13: Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở

  1. cao nguyên.
  2. miền núi.
  3. vùng biên giới.
  4. đồng bằng, ven biển.

Câu 14: Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở

  1. cao nguyên.
  2. thành thị.
  3. nông thôn.
  4. miền núi.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về phân bố dân cư giữa đồng bằng và trung du, miền núi và giữa thành thị và nông thôn?

  1. Do điều kiện tự nhiên.
  2. Do điều kiện kinh tế - xã hội.
  3. Do ảnh hưởng của tôn giáo.
  4. Do khả năng tiếp cận việc làm, giáo dục và dịch vụ y tế.

Câu 2: Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, làm thay đổi đặc điểm quần cư thành thị và nông thôn là

  1. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  2. Chương trình cải cách hành chính.
  3. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
  4. Chương trình hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Câu 3: Đâu không phải là đặc điểm về chức năng, hoạt động kinh tế của quần cư nông thôn?

  1. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
  2. Phát triển công nghiệp và dịch vụ.
  3. Nông nghiệp vẫn là chủ đạo.

D.Công nghiệp và dịch vụ là chủ đạo.

Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm về phân bố dân cư nước ta?

  1. Có sự khác biệt giữa đồng bằng và trung du, miền núi; giữa thành thị và nông thôn.
  2. Dân cư tập trung đông đúc ở vùng miền núi.
  3. Các vùng đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả nước.
  4. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân cư cao nhất cả nước.

Câu 5: Quan sát biểu đồ sau và nhận xét về dân số Việt Nam (1989 - 2021)?

  1. Dân số Việt Nam có xu hướng giảm qua các năm.
  2. Dân số Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm.
  3. Dân số Việt Nam giảm không đồng đều qua các năm.
  4. Dân số Việt Nam giảm chậm qua các năm.

Câu 6: Năm 2021, vùng nào có tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước (chiếm 66,4%)?

  1. Đông Nam Bộ.
  2. Đồng bằng sông Hồng.
  3. Tây Nguyên.
  4. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 7: Năm 2021, vùng nào có tỉ lệ dân thành thị thấp nhất cả nước (chiếm 20,4%)?

  1. Đông Nam Bộ.
  2. Đồng bằng sông Hồng.
  3. Tây Nguyên.
  4. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây đúng về tỉ lệ dân thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1990 - 2021 trong bảng dưới đây:

Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn nước ta, giai đoạn 1990 – 2021

(Đơn vị: %)

Năm

1990

2000

2010

2021

Thành thị

19,5

24,1

30,4

37,1

Nông thôn

80,5

75,9

69,6

62,9

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2000, 2011 và 2022)

  1. Dân số thành thị luôn lớn hơn dân số nông thôn.
  2. Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn.
  3. Dân số nông thôn tăng nhiều hơn dân số thành thị.
  4. Dân số thành thị giảm, dân số nông thôn tăng.

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Quan sát biểu đồ dân số Việt Nam, năm 2021 và cho biết địa phương nào sau đây có mật độ dân số trên 1 000 người/km2?

  1. Hà Giang.
  2. Hà Nội.
  3. Thanh Hóa.
  4. Kon Tum.

Câu 2: Quan sát biểu đồ dân số Việt Nam, năm 2021 và cho biết địa phương nào sau đây có mật độ dân số dưới 100 người/km2?

  1. Yên Bái.
  2. Thái Nguyên.
  3. Lai châu.
  4. Ninh Bình.

Câu 3: Quan sát biểu đồ dân số Việt Nam, năm 2021 và cho biết địa phương nào sau đây có quy mô dân số trên 1 000 000 người?

  1. Vũng Tàu.
  2. Phan Thiết.
  3. Phú Yên.
  4. Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 4: Quan sát biểu đồ dân số Việt Nam, năm 2021 và cho biết địa phương nào sau đây có quy mô dân số từ 100 000 - 200 000 người?

  1. Đồng Hới, Bến Tre, Bà Rịa, Sầm Sơn, Bạc Liêu.
  2. Long Xuyên, Cà Mau, Bà Rịa, Sầm Sơn, Đồng Hới.
  3. Bến Tre, Bà Rịa, Sầm Sơn, Hà Nội, Cần Thơ.
  4. Bạc Liêu, Đồng hới, Bến Tre, Bà Rịa, Vinh.

Câu 5: Tại sao khu vực nông thôn có tỉ lệ dân số cao hơn khu vực thành thị?

  1. Có diện tích rộng lớn, đặc biệt là đất ở.
  2. Có môi trường sống trong lành hơn.
  3. Hoạt động nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, thu hút nhiều lao động.
  4. Tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản.

Câu 6: Tại sao dân cư phân bố thưa thớt ở các vùng trung du miền núi?

  1. Tài nguyên khoáng sản phong phú.
  2. Điều kiện sống khó khăn.
  3. Chính sách phân bố dân cư của Nhà nước.
  4. Là thượng nguồn của các con sông.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Tính đến tháng 12 - 2021, hệ thống đô thị toàn quốc có bao nhiêu đô thị?

A. 800 đô thị.

B. 789 đô thị.

C. 134 đô thị.

D. 869 đô thị.

Câu 2: Ý nào sau đây đúng về hệ thống đô thị toàn quốc tính đến tháng 12 - 2021?

  • 2 đô thị đặc biệt.
  • 22 đô thị loại I.
  • 34 đô thị loại II.
  • 48 đô thị loại III.
  • 90 đô thị loại IV.
  • 674 đô thị loại V.
  1. (1); (3); (4); (6).
  2. (1); (2); (4); (6).
  3. (2); (3); (4); (5).
  4. (2); (3); (5); (6).

Câu 3: Các dân tộc sinh sống ở khu vực Trường Sơn, Tây Nguyên theo hình thức tập trung thành các điểm dân cư gọi là

  1. làng, ấp.
  2. chung cư.
  3. buôn, plây.
  4. khu đô thị.

Câu 4: Dân tộc người Tày, Thái, Mường gọi các điểm dân cư là

A. bản.

B. khu đô thị.

C. chung cư.

D. nhà sàn.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay