Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời Bài 15: Duyên hải Nam Trung Bộ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Duyên hải Nam Trung Bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 15: DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

(36 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Duyên hải Nam Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh?

A. 8 tỉnh.

B. 9 tỉnh.

C. 5 tỉnh.

D. 6 tỉnh.

Câu 2: Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích tự nhiên là

A. 51,2 nghìn km2.

B. 21,3 nghìn km2.

C. 44,6 nghìn km2.

D. 50 nghìn km2.

Câu 3: Các đảo và quần đảo thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

  1. Hoàng Sa, Lý Sơn, Phú Quý, Trường Sa.
  2. Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Lý Sơn.
  3. Lý Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quốc, Côn Đảo.
  4. Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quý, Phú Quốc.

Câu 4: Phía bắc Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp với

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ.

C. Lào.

D. Biển Đông.

Câu 5: Năm 2021, Duyên hải Nam Trung Bộ có số dân là

A. 4 triệu người.

B. 10 triệu người.

C. 6,4 triệu người.

D. 9,4 triệu người.

Câu 6: Vùng đồng bằng là nơi sinh sống chủ yếu của

A. Người Mông và người Kinh.

B. Người Tày và người Mường.

C. Người Do Thái và người Chăm.

D. Người Kinh và người Chăm.

Câu 7: Hai địa phương có nhiều đóng góp cho doanh thu du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Đà Nẵng, Khánh Hòa.

B. Nha Trang, Khánh Hòa.

C. Dung Quất, Quy Nhơn.

D. Phan Thiết, Đà Nẵng.

Câu 8: Khoáng sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Sắt, đá vôi, cao lanh.

B. Than nâu, mangan, thiếc.

C. Titan, dầu khí, muối biển.

D. Cát thủy tinh, titan, vàng.

Câu 9: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng khai thác khoáng sản nào ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. dầu thô.

B. muối.

C. cát.

D. băng cháy.

Câu 10: Công nghiệp cơ khí chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Sản xuất vật liệu xây dựng.

B. Khai thác dầu thô, khí tự nhiên.

C. Khai thác vàng, titan.

D. Sửa chữa và đóng tàu, thuyền.

Câu 11: Đặc điểm lãnh thổ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. rộng lớn, có dạng bậc thang.

B. tam giác.

C. kéo dài, hẹp ngang.

D. trải dài từ đông sang tây.

Câu 12: Hai tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có lượng mưa thấp nhất Việt Nam là?

A. Ninh Thuận, Quảng Nam.

B. Ninh Thuận, Bình Thuận.

C. Bình Định, Quảng Ngãi.

D. Phú Yên, Bình Thuận.

Câu 13: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có diện tích là

A. 12 nghìn/km2.

B. 28,0 nghìn/km2.

C. 21 nghìn/km2.

D. 34,7 nghìn/km2.

Câu 14: Tính đến năm 2004, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm có bao nhiêu tỉnh, thành phố?

A. 5 tỉnh, thành phố.

B. 2 tỉnh, thành phố.

C. 4 tỉnh, thành phố.

D. 7 tỉnh, thành phố.

2. THÔNG HIỂU (13 CÂU)

Câu 1: Tỉnh duy nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển là

A. Khánh Hòa.

B. Quảng Nam.

C. Quảng Ngãi.

D. Bình Thuận.

Câu 2: Duyên hải Nam Trung Bộ không tiếp giáp với vùng kinh tế nào?

A. Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3: Đâu không phải là hạn chế về điều kiện tự nhiên của Duyên hải Nam Trung Bộ?

  1. Biến đổi khí hậu làm gia tăng các thiên tai như hạn hán và sa mạc hóa.
  2. Đa dạng sinh học cao với nhiều vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới.
  3. Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của người dân.
  4. Đất dễ bị rửa trôi, ít thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm dân cư vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

  1. Mật độ dân số trung bình.
  2. Phân bố dân cư, dân tộc có sự phân hóa theo không gian và đan xen giữa các dân tộc.
  3. Người Kinh và người Chăm sinh sống chủ yếu tại phía tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
  4. Vùng đồng bằng phía đông dân cư tập trung đông đúc.

Câu 5: Về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã có những chuyển biến phát triển kinh tế như thế nào?

  1. Chú trọng nông nghiệp sinh thái, phát triển hạ tầng và dịch vụ nghề cá, gắn với công nghiệp chế biến.
  2. Đẩy mạnh công nghiệp lọc, hóa dầu.
  3. Phát triển mạnh du lịch.
  4. Phát triển viễn thông quốc tế.

Câu 6: Đâu không phải là sự chuyển biến phát triển kinh tế về dịch vụ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

  1. Phát triển mạnh du lịch biển.
  2. Phát triển dịch vụ cảng biển, viễn thông.
  3. Phát triển hạ tầng và dịch vụ nghề cá.
  4. Phát triển viễn thông quốc tế, tài chính ngân hàng.

Câu 7: Đâu không phải thế mạnh nổi trội để phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Giao thông vận tải biển.

B. Công nghiệp chế biến thực phẩm.

C. Du lịch biển.

D. Khai thác khoáng sản.

Câu 8: Đâu không phải là du lịch biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Vịnh Lan Hạ.

B. Nha Trang.

C. Văn Phong - Đại Lãnh.

D. Phan Thiết - Mũi Né.

Câu 9: Các tỉnh có sản lượng hải sản khai thác lớn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

  1. Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Bình Thuận.
  2. Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận.
  3. Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận.
  4. Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận.

Câu 10: Về khí hậu, vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ khác với vùng Bắc Trung Bộ là

A. Mưa vào thu - đông.

B. Mưa vào mùa đông.

C. Mưa vào mùa hè - thu.

D. Mưa vào đầu hạ.

Câu 11: Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng nổi bật nhất trong phát triển hoạt động kinh tế nào sau đây?

A. Kinh tế biển.

B. Sản xuất lương thực.

C. Thủy điện.

D. Khai thác khoáng sản.

Câu 12: Trung tâm du lịch quan trọng nhất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Nha Trang.

B. Phan Thiết.

C. Đà Nẵng.

D. Quảng Ngãi.

Câu 13: Tính đến năm 2004, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm những tỉnh, thành nào?

  1. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
  2. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
  3. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định.
  4. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Điểm giống nhau về tự nhiên của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

  1. Tất cả các tỉnh đều có biển.
  2. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
  3. Vùng biển rộng và thềm lục địa sâu.
  4. Vùng trung du trải dài.

Câu 2: Quan sát bảng sau:

Cơ cấu GRDP (theo giá hiện hành) của Duyên hải Nam Trung Bộ,

giai đoạn 2010 - 2021

(Đơn vị: %)

Năm

2010

2015

2021

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

21,3

19,8

19,1

Công nghiệp và xây dựng

23,7

26,6

30,5

Dịch vụ

43,2

42,2

39,8

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

11,8

11,4

10,6

(Nguồn: Cục thống kê các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2011, 2016 và 2022)

Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu ngành kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

  1. Giảm tỉ trọng các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
  2. Giảm tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng.
  3. Giảm tỉ trọng ngành dịch vụ.
  4. Tăng tỉ trọng các ngành nông nghiệp, dịch vụ.

Câu 3: Trong nghề cá, Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do

  1. Có các ngư trường rộng, đặc biệt là hai ngư trường xa bờ.
  2. Tất cả các tỉnh đều giáp biển.
  3. Bờ biển có các vũng, vịnh, đầm phá.
  4. Có các dòng biển gần bờ.

Câu 4: Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn thuộc tỉnh

A. Quảng Nam.

B. Quảng Ngãi.

C. Quảng Ninh.

D. Quảng Bình.

Câu 5: Quan sát Bản đồ kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2021) và cho biết trung tâm công nghiệp Phan Thiết có những ngành công nghiệp nào?

  1. Sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất chế biến thực phẩm.
  2. Thủy điện, nhiệt điện; điện mặt trời, điện gió.
  3. Khai thác, chế biến lâm sản, cơ khí; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.
  4. Khai thác vàng, titan; sản xuất, chế biến thực phẩm.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Theo Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ phát triển vùng động lực miền Trung gồm những tỉnh thành ven biển nào?

  1. Phan Thiết, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Quảng Nam.
  2. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
  3. Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Thừa Thiên Huế.
  4. Nha Trang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Dung Quất.

Câu 2: Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là

  • Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của vùng.
  • Đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế biển, đảo.
  • Cơ cấu kinh tế đa dạng, đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới.
  • Trung tâm, động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng.
  • Góp phần giải quyết việc làm.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
  • Đầu mối quan trọng trong giao lưu quốc tế, điểm trung chuyển hàng hóa của Tây Nguyên và cửa ngõ ra biển của các nước thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây.

Số đáp án không đúng về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 3: Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào của nước ta?

  1. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi.
  2. Tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng.
  3. Tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng.
  4. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Câu 4: Sân bay quốc tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Cam Ranh.

B. Quy Nhơn.

C. Chu Lai.

D. Đà Nẵng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay