Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời Bài 8: Dịch vụ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Dịch vụ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
BÀI 8: DỊCH VỤ
(39 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (18 CÂU)
Câu 1: Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ?
A. 1 yếu tố. | B. 7 yếu tố. | C. 4 yếu tố. | D. 8 yếu tố. |
Câu 2: Quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố của ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng quyết định bởi
- trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động.
- quy mô dân số và năng suất lao động.
- trình độ lao động được nâng cao.
- khoa học - kĩ thuật phát triển.
Câu 3: Sức mua và nhu cầu của người dân đối với hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng bởi
- trình độ phát triển kinh tế.
- quy mô, cơ cấu dân số và mức sống.
- năng suất lao động.
- tiến bộ của khoa học - kĩ thuật.
Câu 4: Đặc điểm dân số nước ta là
- số dân đông, cơ cấu dân số già.
- số dân thưa, cơ cấu dân số già.
- số dân đông, cơ cấu dân số trẻ.
- số dân thưa, cơ cấu dân số trẻ.
Câu 5: Sự phân bố dân cư và đô thị hóa ảnh hưởng rõ nét đến
- chất lượng đời sống của người dân.
- mạng lưới các ngành dịch vụ.
- công nghệ sản xuất, chế biến thực phẩm.
- chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Câu 6: Lãnh thổ nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, địa hình bị chia cắt, dẫn đến hậu quả
- Thuận lợi phát triển các loại hình giao thông.
- Tạo điều kiện trao đổi, mua bán hàng hóa với các nước trong khu vực.
- Phát triển các ngành dịch vụ.
- Xảy ra nhiều thiên tai như bão, ngập lụt,...
Câu 7: Đặc điểm giao thông vận tải của nước ta là
- Phát triển với tốc độ nhanh, mạng lưới giao thông vận tải không ngừng mở rộng.
- Chất lượng vận tải ngày càng xuống cấp.
- Mạng lưới giao thông không phát triển, thường xuyên xảy ra ùn tắc.
- Cơ sở hạ tầng xuống cấp, lạc hậu.
Câu 8: Quốc lộ 1 chạy từ
A. Hà Nội đến Cần Thơ. | B. Hà Giang đến Cà Mau. |
C. Lạng Sơn đến Cà Mau. | D. Quảng Ninh đến Phú Yên. |
Câu 9: Ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh là
- nối hầu hết các vùng kinh tế và các trung tâm kinh tế lớn.
- hình thành một số đường biển quốc tế.
- tuyến đường được đầu tư nhiều nhất.
- thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía tây của nước ta.
Câu 10: Tuyến đường sắt quan trọng nhất nước ta là
A. Hà Nội - Hải Phòng. | B. Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. |
C. Hà Nội - Lào Cai. | D. Hà Nội - Đồng Đăng. |
Câu 11: Mạng lưới đường sông của nước ta khá dày đặc, phát triển trên nhiều vùng, trong đó mức độ phát triển mạnh nhất là trên
- sông Đồng Nai và sông Hồng.
- sông Hồng và sông Cửu Long.
- sông Hồng và sông Đồng Nai.
- sông Cả và sông Đồng Nai
Câu 12: Tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất của nước ta là
A. Hải Phòng - Quảng Ninh. | B. Phú Yên - Cà Mau. |
C. Huế - TP Hồ Chí Minh. | D. Hải Phòng - TP Hồ Chí Minh. |
Câu 13: Đặc điểm mạng lưới ngành bưu chính nước ta là
- hơn 870 bưu điện, hơn 15 000 điểm phục vụ, đảm bảo mỗi xã có một điểm phục vụ.
- dưới 930 bưu điện, hơn 14 000 điểm phục vụ, đảm bảo mỗi xã có một điểm phục vụ.
- hơn 930 bưu điện, hơn 14 000 điểm phục vụ, đảm bảo mỗi xã có một điểm phục vụ.
- hơn 930 bưu điện, hơn 14 000 điểm phục vụ, đảm bảo mỗi xã có hai đến ba điểm phục vụ.
Câu 14: Bưu chính gồm các hoạt động
- nhận, vận chuyển thư tín và xử lí số liệu bằng các thiết bị điện tử.
- nhận, vận chuyển thư tín, bưu phẩm, hàng hóa, tài liệu.
- gửi, truyền, nhận và xử lí số liệu, hình ảnh, âm thanh,... bằng các thiết bị điện tử.
- nhận và xử lí số liệu, hình ảnh, âm thanh và vận chuyển thư tín, bưu phẩm.
Câu 15: Viễn thông gồm các hoạt động
- nhận, vận chuyển thư tín và xử lí số liệu bằng các thiết bị điện tử.
- nhận, vận chuyển thư tín, bưu phẩm, hàng hóa, tài liệu.
- gửi, truyền, nhận và xử lí số liệu, hình ảnh, âm thanh,... bằng các thiết bị điện tử.
- nhận và xử lí số liệu, hình ảnh, âm thanh và vận chuyển thư tín, bưu phẩm.
Câu 16: Mạng viễn thông không ngừng được nâng cao nhờ
- áp dụng công nghệ tân tiến.
- nâng cao đời sống, văn hóa và kinh tế người dân.
- phân bố rộng rãi, tiếp cận được với người tiêu dùng.
- tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại theo hướng chuyển đổi số.
Câu 17: Du lịch là ngành có sự phát triển từ những năm
A. 90 của thế kỉ XX. | B. 80 của thế kỉ XX. |
C. 90 của thế kỉ XIX. | D. 90 của thế kỉ XI. |
Câu 18: Ngành du lịch nước ta đang hướng đến việc trở thành ngành
A. công nghiệp mũi nhọn. | B. kinh tế mũi nhọn. |
C. kinh tế hiện đại. | D. lâm nghiệp phát triển. |
2. THÔNG HIỂU (13 CÂU)
Câu 1: Trung tâm kinh tế lớn của cả nước là
- Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
- Cần Thơ, Đà Nẵng, Vinh, Hội An.
- Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.
- Cà Mau, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Giang.
Câu 2: Đâu không phải là đặc điểm của quy mô, cơ cấu dân số nước ta?
- Số dân đông, cơ cấu dân số trẻ.
- Mức sống không ngừng được nâng cao tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Mức sống ngày càng giảm do ô nhiễm môi trường.
- Nhu cầu tiêu dùng tăng, hoạt động các ngành dịch vụ được tăng cường và phát triển ngày càng đa dạng.
Câu 3: Vùng đồng bằng, các đô thị lớn tập trung đông dân là
- Hà Nội, Bắc Giang.
- Sóc Trăng, TP Hồ Chí Minh.
- Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột.
- Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Câu 4: Các di tích lịch sử - văn hóa giàu bản sắc của dân tộc Việt Nam?
- Đua xe F1, múa rối nước, cố đô Huế, lễ hội Đền Hùng, làng tranh Đông Hồ,...
- Lễ hội đền Hùng, làng tranh Đông Hồ, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ,...
- Lễ hội đền Hùng, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, múa Lân Sư Tử,...
- làng tranh Đông Hồ, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, hái hoa dân chủ,...
Câu 5: Để góp phần thúc đẩy sự phát triển và mở rộng phân bố ngành dịch vụ, nước ta đã làm gì?
- Áp dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động.
- Nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Nhập khẩu một số thiết bị công nghệ y tế tiên tiến.
Câu 6: Những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ là
- công nghệ chế biến thực phẩm, công nghiệp xanh.
- công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông.
- công nghệ AI, công nghệ lai giống.
- công nghệ viễn thông, công nghệ lai giống.
Câu 7: Đâu không phải là mạng lưới giao thông vận tải nước ta?
A. Đường ngầm. | B. Đường bộ. |
C. Đường sắt. | D. Đường biển |
Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm về đường bộ nước ta?
- Hình thành các tuyến đường huyết mạch kết nối các vùng, các tỉnh, các trung tâm kinh tế, các cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không quốc tế.
- Có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước.
- Mạng lưới các tuyến đường hàng không được thiết lập khắp các vùng của cả nước và trên thế giới.
- Hình thành nhiều tuyến đường cao tốc có ý nghĩa liên vùng, tuyến đường Xuyên Á, tuyến đường ASEAN.
Câu 9: Đâu không phải là đặc điểm về ngành bưu chính nước ta?
- Ngày càng phát triển.
- Mạng lưới bưu chính tập trung chủ yếu ở thành thị.
- Doanh thu hoạt động bưu chính đạt 26,8 nghìn tỉ đồng (năm 2021).
- Dần được nâng cao chất lượng nhờ cải tiến công nghệ, tăng cường tự động hóa và tin học hóa.
Câu 10: Đâu không phải là xu hướng phát triển mới thương mại nội thương?
- Các cơ sở bán lẻ hiện đại ngày càng mở rộng.
- Quy hoạch hợp lí, đổi mới mô hình hoạt động các chợ đầu mối và truyền thống.
- Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng.
- Thương mại điện tử phát triển nhanh.
Câu 11: Đâu không phải là xu hướng phát triển mới về thương mại ngoại thương?
- Phát triển xuất khẩu, nhập khẩu bền vững.
- Thị trường nhập khẩu có sự chuyển dịch về cơ cấu.
- Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng.
- Hạ tầng thương mại được đầu tư.
Câu 12: Hạ tầng thương mại được đầu tư được hiểu như thế nào?
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi tăng giá trị và tỉ trọng trong phân phối bán lẻ hàng hóa trên thị trường.
- Phát triển đồng bộ, đa dạng, từng bước hiện đại hóa, áp dụng công nghệ số hóa trong quản lí, khai thác, vận hành.
- Các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử có kết nối internet ngày càng phổ biến.
- Nâng cấp các chợ đầu mối trên phạm vi cả nước và chợ truyền thống tại các địa phương đáp ứng nhu cầu thông thường, tiêu thụ hàng hóa của người dân, phù hợp với từng vùng, miền.
Câu 13: Đâu không phải là xu hướng phát triển mới trong ngành du lịch nước ta?
- Đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững.
- Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.
- Tập trung phát triển các loại hình du lịch tiềm năng.
- Chỉ tập trung phát triển loại hình du lịch cộng đồng.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Quan sát Bản đồ mạng lưới giao thông Việt Nam (năm 2021) và cho biết tuyến quốc lộ 7 nối liền
- Vinh với nước Lào qua cửa khẩu Nậm Cắn.
- Lào Cai với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
- TP Hồ Chí Minh với Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Hà Nội với Lạng Sơn.
Câu 2: Năm 2021, cả nước có bao nhiêu cảng hàng không dân dụng?
A. 11 cảng hàng không dân dụng. | B. 16 cảng hàng không dân dụng. |
C. 20 cảng hàng không dân dụng. | D. 22 cảng hàng không dân dụng. |
Câu 3: Năm 2021, ngành viễn thông Việt Nam có
- 2 trạm thông tin vệ tinh, 10 tuyến cáp quang biển quốc tế.
- một số trạm thông tin vệ tinh, 6 tuyến cáp quang biển quốc tế.
- 6 tuyến cáp quang biển quốc tế.
- nhiều trạm thông tin vệ tinh.
Câu 4: Quan sát Bản đồ mạng lưới giao thông Việt Nam (năm 20212) và cho biết một số cảng hàng không quốc tế?
- Vinh, Đồng Hới, Chu Lai, Đà Nẵng, Pleiku, Tuy Hòa, Rạch Giá, Cà Mau.
- Nội Bài, Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc.
- Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Côn Đảo, Long Thành, Tuy Hòa, Chu Lai, Phù Cát.
- Đồng Hới, Vinh, Thọ Xuân, Điện Biên Phủ, Côn Đảo, Tuy Hòa, Cần Thơ, Pleiku.
Câu 5: Quan sát Bản đồ mạng lưới giao thông Việt Nam (năm 20212) và cho biết tỉnh nào sau đây đường quốc lộ 1A không đi qua?
A. Lạng Sơn. | B. Bắc Giang. |
C. Bắc Ninh. | D. Vĩnh Phúc. |
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Để đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, Việt Nam cần
- Đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch đồng thời vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, xã hội.
- Góp phần bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và sự phát triển của các hệ sinh thái.
- Phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử.
- Xây dựng điểm đến thông minh, ứng dụng công nghệ số trong du lịch.
- (2); (3).
- (1); (4).
- (3); (4).
- (1); (2).
Câu 2: Để mở rộng thị trường du lịch ,Việt Nam cần
- Phát triển các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch để thúc đẩy, lan tỏa phát triển du lịch đến các địa phương khác.
- Duy trì các thị trường truyền thống như các nước Đông Á, châu Âu, khu vực ASEAN,...
- Ứng dụng công nghệ số trong du lịch như giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành du lịch.
- Đẩy mạnh khai thác thị trường khách nội địa, đa dạng hóa các phân khúc thị trường mục tiêu.
- Phát triển các loại hình du lịch tiềm năng như du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch sinh thái.
- (1); (2).
- (2); (4).
- (3); (5).
- (2); (5).
Câu 3: Tại sao nói tuyến Đường sắt Thống Nhất là tuyến đường sắt quan trọng nhất của nước ta?
- Đây là tuyến đường sắt được đầu tư nhiều nhất.
- Đây là tuyến đường sắt đi qua các vùng kinh tế quan trọng nhất của nước ta.
- Đây là tuyến đường sắt có ý nghĩa về an ninh, chính trị và quốc phòng.
- Đây là tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam.
=> Giáo án Địa lí 9 Chân trời bài 8: Dịch vụ