Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời Bài 11: Vùng Đồng bằng sông Hồng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Vùng Đồng bằng sông Hồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
BÀI 11: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
(47 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (24 CÂU)
Câu 1: Đồng bằng sông Hồng gồm bao nhiêu tỉnh?
A. 11 tỉnh. | B. 10 tỉnh. | C. 15 tỉnh. | D. 16 tỉnh. |
Câu 2: Đồng bằng sông Hồng có diện tích
A. 21,3 nghìn km2. | B. 20 nghìn km2. | C. 23,1 nghìn km2. | D. 21,1 nghìn km2. |
Câu 3: Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vùng kinh tế nào sau đây?
A. Tây Nguyên. | B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. |
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. | D. Đông Nam Bộ. |
Câu 4: Phía tây Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. | B. Bắc Trung Bộ. |
C. Vịnh Bắc Bộ. | D. Tây Bắc. |
Câu 5: Đồng bằng sông Hồng giáp với nước láng giềng?
A. Thái Lan. | B. Cam-pu-chia. |
C. Trung Quốc. | D. Lào. |
Câu 6: Đồng bằng sông Hồng do phù sa của hệ thống sông nào bồi đắp?
A. Sông Hồng và sông Đà. | B. Sông Hồng và sông Cả. |
C. Sông Hồng và sông Thái Bình. | D. Sông Thái Bình và sông Đà. |
Câu 7: Địa hình đồi núi ở phía bắc, tây bắc và tây nam chủ yếu là loại đất nào?
A. đất phù sa. | B. đất đỏ. | C. đất badan. | D. đất feralit. |
Câu 8: Đồng bằng sông Hồng mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ trung bình năm cao khoảng
A. 10 - 15oC. | B. 23 - 25oC. | C. trên 25oC. | D. 15 - 45oC. |
Câu 9: Đồng bằng sông Hồng có lượng mưa trung bình năm
A. cao. | B. thấp. | C. rất cao. | D. ít mưa. |
Câu 10: Mùa đông vùng Đồng bằng sông Hồng kéo dài
A. từ tháng 4 đến tháng 10 năm sau. | B. từ tháng 1 đến tháng 12. |
C. từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. | D. từ tháng 7 đến tháng 9 năm sau. |
Câu 11: Đồng bằng sông Hồng có tài nguyên sinh vật phong phú, tập trung ở
- Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình.
- Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
- Hải Phòng, Hà Nội.
- Quảng Ninh và khu vực đồi núi phía Tây.
Câu 12: Vùng nào đông dân cư nhất cả nước?
A. Đồng bằng sông Hồng. | B. Đông Nam Bộ. |
C. Đồng bằng sông Cửu Long. | D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. |
Câu 13: Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất cả nước, chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm số dân cả nước (tính đến năm 2021)?
A. 65%. | B. 23,6%. | C. 13%. | D. 17%. |
Câu 14: Năm 2021, số dân trong độ tuổi nào chiếm hơn 65% số dân của vùng?
A. từ 0 - 14 tuổi. | B. từ 65 tuổi trở lên. |
C. từ 15 - 64 tuổi. | D. dưới 14 tuổi. |
Câu 15: Đặc điểm nổi bật nhất về dân cư Đồng bằng sông Hồng là
A. đông dân nhất cả nước. | B. tỉ lệ gia tăng dân số giảm. |
C. lao động có trình độ cao. | D. sống chủ yếu ở nông thôn. |
Câu 16: Những nơi có mật độ dân số cao nhất là ở
A. miền núi. | B. cao nguyên. | C. nông thôn. | D. đô thị. |
Câu 17: Những nơi dân cư phân bố thưa thớt là ở
A. vùng núi, ven biển. | B. cao nguyên. |
C. nông thôn. | D. đô thị. |
Câu 18: Đồng bằng sông Hồng là nơi cư trú chủ yếu của dân tộc người
A. Mường. | B. Tày. | C. Dao. | D. Kinh. |
Câu 19: Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Hải Phòng. | B. Hà Nội. | C. Cần Thơ. | D. Đà Nẵng. |
Câu 20: Cơ cấu kinh tế của Hà Nội
- chuyển dịch theo xu hướng xanh, bền vững.
- chuyển dịch theo hướng công nghệ số.
- chuyển dịch theo xu hướng công nghệ số 5.0, hội nhập nền kinh tế - văn hóa thế giới.
- đa dạng, đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới.
Câu 21: Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế quan trọng của cả nước, chiếm bao nhiêu phần trăm GDP của cả nước?
A. hơn 30%. | B. 25%. | C. dưới 30%. | D. 17%. |
Câu 22: Vùng trọng điểm sản xuất lương thực - thực phẩm thứ hai của cả nước là
A. Đồng bằng sông Hồng. | B. Đồng bằng sông Cửu Long. |
C. Bắc Trung Bộ. | D. Đông Nam Bộ. |
Câu 23: Ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển, vật nuôi chính là
A. trâu. | B. lợn. | C. bò. | D. gà. |
Câu 24: Cơ cấu ngành công nghiệp của vùng khá đa dạng, nổi bật là
- chăn nuôi lợn và gia cầm.
- bảo vệ và trồng rừng đồi núi, rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven biển.
- sinh thái bền vững, hình thành các cụm liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản gắn với doanh nghiệp, hợp tác xã.
- sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất ô tô; sản xuất, chế biến thực phẩm; khai thác than; sản xuất vật liệu xây dựng.
2. THÔNG HIỂU (14 CÂU)
Câu 1: Đồng bằng sông Hồng có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển
A. chăn nuôi gia cầm. | B. trồng cây công nghiệp lâu năm. |
C. nuôi trồng thủy sản. | D. sản xuất lương thực - thực phẩm. |
Câu 2: Đồng bằng sông Hồng có mùa đông lạnh thích hợp để phát triển
A. kinh tế biển. | B. chế biến, sản xuất gỗ. |
C. các loại cây trồng cận nhiệt và ôn đới. | D. thủy điện. |
Câu 3: Đâu không phải là đặc điểm của dân số Đồng bằng sông Hồng?
- Đông, tăng nhanh.
- Mật độ dân số cao nhất cả nước.
- Cơ cấu dân số trẻ.
- Dân số sống chủ yếu ở nông thôn.
Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm về biển, đảo vùng Đồng bằng sông Hồng?
- Không có cửa sông và vịnh biển.
- Có nhiều bãi tôm, bãi cá với ngư trường trọng điểm Hải Phòng - Quảng Ninh.
- Ven biển có nhiều bãi triều, đầm, vịnh,...
- Có nhiều thắng cảnh, bãi biển đẹp, các khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Câu 5: Điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản là
- có các khu dự trữ sinh quyển thế giới và vườn quốc gia.
- có nhiều cửa sông và vịnh biển.
- ven biển có nhiều bãi triều, đầm, vịnh,...
- có nhiều thắng cảnh, bãi biển đẹp.
Câu 6: Phát triển du lịch cần chú ý đến
- bảo vệ môi trường trong khu vực nuôi trồng.
- bảo tồn các cảnh quan tự nhiên và môi trường biển.
- tránh khai thác quá mức các nguồn hải sản gần bờ.
- bảo vệ an ninh quốc phòng.
Câu 7: Đâu không phải ý nghĩa về việc phát triển thế mạnh kinh tế biển, đảo của vùng Đồng bằng sông Hồng?
- Đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Bảo vệ môi trường biển.
- Bảo vệ an ninh quốc phòng.
- Bảo tồn động vật quý hiếm.
Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm nguồn lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng?
- Nguồn lao động dồi dào.
- Mật độ dân số cao nhất cả nước.
- Chất lượng lao động thuộc loại cao nhất cả nước.
- Lao động đáp ứng đầy đủ nhu cầu về lao động cho các ngành kinh tế.
Câu 9: Đâu không phải là đặc điểm về Thủ đô Hà Nội?
- Vùng động lực phía Nam.
- Trung tâm chính trị - hành chính quốc gia.
- Trung tâm giao dịch quốc tế, kinh tế, văn hóa, giáo dục hàng đầu của cả nước với lịch sử phát triển hơn 1 000 năm.
- Trung tâm thương mại lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Câu 10: Trong những năm gần đây, diện tích trồng lúa giảm do
- giá trị xuất khẩu gạo giảm.
- nhu cầu sử dụng thực phẩm giảm.
- chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- sâu bệnh phá hoại.
Câu 11: Đâu không phải là đặc điểm công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng?
- Tốc độ phát triển chậm trong những năm gần đây.
- Cơ cấu ngành công nghiệp của vùng khá đa dạng.
- Các trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của vùng là Hà Nội, Hải Phòng,...
- Định hướng phát triển ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, thân thiện với môi trường.
Câu 12: Đâu không phải là đặc điểm dịch vụ vùng Đồng bằng sông Hồng?
- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GRDP của vùng.
- Các lĩnh vực như bưu chính viễn thông, giáo dục và đào tạo, y tế,... bị kìm hãm, chưa phát triển mạnh.
- Hoạt động thương mại phát triển bậc nhất cả nước.
- Du lịch là ngành kinh tế trọng điểm.
Câu 13 Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa nổi bật của vùng đồng bằng Sông Hồng là
A. Cây thực phẩm. | B. Lúa. | C. Đậu tương. | D. Lạc. |
Câu 14: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
A. Hải Dương. | B. Hưng Yên. | C. Vĩnh Phúc. | D. Nam Định. |
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Cửa ngõ biển quan trọng của Đồng bằng sông Hồng hướng ra Vịnh Bắc Bộ là
A. Hà Nội. | B. Hải Phòng. | C. Thái Bình. | D. Nam Định. |
Câu 2: Tại sao dân cư tập trung đông hơn ở trung tâm đồng bằng?
- Có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.
- Nơi có lịch sử lâu đời và gắn liền với tập quán canh tác lúa nước.
- Mạng lưới đô thị thưa thớt.
- Nền nông nghiệp xanh, bền vững.
Câu 3: Loại thiên tai xảy ra hằng năm ở vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Lũ quét. | B. Ngập lụt. | C. Động đất. | D. Sóng thần. |
Câu 4: Vùng động lực phía Bắc gồm
A. Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh. | B. Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Nam. |
C. Hải Phòng, Hạ Long, Thái Bình. | D. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. |
Câu 5: Một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta thuộc đồng bằng sông Hồng là
A. TP. Hồ Chí Minh. | B. Hà Nội. |
C. Hải Phòng. | D. Đà Nẵng. |
4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)
Câu 1: Định hướng phát triển vùng động lực phía Bắc là
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số.
- Phát triển ngành đóng tàu.
- Phát huy vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của quốc gia.
- Phát triển một số ngành dịch vụ hiện đại, chất lượng cao.
- Phát triển du lịch biển đảo và vườn quốc gia.
- (2); (3); (5).
- (1); (2); (4).
- (1); (3); (4).
- (3); (4); (5).
Câu 2: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là
A. Đất phù sa màu mỡ. | B. Nguồn nước mặt phong phú. |
C. Có một mùa đông lạnh. | D. Địa hình bằng phẳng. |
Câu 3: Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng hiện nay là
- Thiếu tài nguyên thiên nhiên.
- Thiếu lao động có kĩ thuật.
- Nhiều vùng đất bị thoái hóa, bạc màu.
- Dân số đông trong khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
Câu 4: Những địa điểm du lịch hấp dẫn không phải của Đồng bằng Sông Hồng là
A. Chùa Hương, Tam Đảo. | B. Thác Bản Giốc, đảo Phú Quốc. |
C. Bái Đính, Cúc Phương. | D. Hồ Gươm, Cát Bà. |
=> Giáo án Địa lí 9 Chân trời bài 11: Vùng Đồng bằng sông Hồng