Phiếu trắc nghiệm HĐTN 9 chân trời (bản 2) Chủ đề 8: Định hướng cho bản thân sau trung học cơ sở
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo (Bản 2). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 8: Định hướng cho bản thân sau trung học cơ sở. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2
CHỦ ĐỀ 8: ĐỊNH HƯỚNG CHO BẢN THÂN SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(22 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Theo em, năng lực là gì?
- A. Là kiến thức, khả năng, hành vi của một người hoặc một hệ thống để thực hiện công việc hay đạt được mục tiêu cụ thể.
- B. Là khả năng, hành vi của một người hoặc một hệ thống để thực hiện công việc hay đạt được mục tiêu cụ thể.
- C. Là kiến thức, hành vi của một người hoặc một hệ thống để thực hiện công việc hay đạt được mục tiêu cụ thể.
- D. Là kiến thức, khả năng của một người hoặc một hệ thống để thực hiện công việc hay đạt được mục tiêu cụ thể.
Câu 2: Theo em, tham vấn là gì?
- A. Là quá trình hỗ trợ về mặt sinh lý để thay đổi hành vi, suy nghĩ và tìm kiếm được những giải pháp cho bản thân.
- B. Là quá trình hỗ trợ về mặt tri giác để nhận thức được vấn đề, thay đổi hành vi, và tìm kiếm được những giải pháp cho bản thân.
- C. Là quá trình hỗ trợ về mặt tâm lý để thay đổi phương nhận thức, hành vi, suy nghĩ về một vấn đề nào đó.
- D. Là quá trình hỗ trợ về mặt vật lý để thay đổi nhận thức được vấn đề, hành vi, suy nghĩ và tìm kiếm được những giải pháp cho bản thân.
Câu 3: Theo em, nghề nghiệp là gì?
- A. Là một hoạt động hoặc công việc mà một người thực hiện trong một thời gian dài để kiếm sống hoặc phát triển sự nghiệp của mình.
- B. Là một hoạt động hoặc công việc mà một người thực hiện trong một thời gian ngắn để kiếm sống hoặc phát triển sự nghiệp của mình.
- C. Là một hoạt động hoặc công việc mà một người thực hiện trong một thời điểm nhất định kiếm để sống hoặc phát triển sự nghiệp của mình.
- D. Là một hoạt động hoặc công việc mà một người thực hiện để kiếm sống hoặc phát triển sự nghiệp của mình.
Câu 4: Theo em, năng lực là gì?
- A. Là kiến thức, hành vi của một người hoặc một hệ thống để thực hiện công việc hay đạt được mục tiêu cụ thể.
- B. Là khả năng, hành vi của một người hoặc một hệ thống để thực hiện công việc hay đạt được mục tiêu cụ thể.
- C. Là kiến thức, khả năng của một người hoặc một hệ thống để thực hiện công việc hay đạt được mục tiêu cụ thể.
- D. Là kiến thức, khả năng, hành vi của một người hoặc một hệ thống để thực hiện công việc hay đạt được mục tiêu cụ thể.
Câu 5: Đâu là căn cứ để tự tin đưa ra những quyết định của bản thân về lựa chọn nghề nghiệp?
- A. Biết rõ khả năng và mong muốn của bản thân.
- B. Không than phiền đổ lỗi cho người khác.
- C. Thực hiện những việc làm thể hiện trách nhiệm của bản thân.
- D. Đề ra phương án dự phòng.
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là nội dung tham vấn về dự kiến ngành nghề lựa chọn?
- A. Những yêu cầu rèn luyện đối với bản thân.
- B. Sự phù hợp giữa sở thích với yêu cầu của ngành.
- C. Ngành nghề dự kiến lựa chọn.
- D. Những yếu tố khách quan tác động đến lựa chọn.
Câu 2: Ý kiến nào sau đây không phải yếu tố trong việc xác định cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục hướng nghiệp?
- A. Thông tin về nhược điểm của cơ sở giáo dục.
- B. Sự phù hợp của bản thân với nghề/ nhóm nghề.
- C. Thông tin cơ bản về nghề/ nhóm nghề.
- D. Yêu cầu cơ bản về người lao động.
Câu 3: Ý kiến nào sau đây không phải nội dung thông tin cơ bản về cơ sở giáo dục đại học/ cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- A. Tên cơ sở.
- B. Nhóm nghề/ nghề lựa chọn.
- C. Yêu cầu về hồ sơ.
- D. Mặt hạn chế của phương thức tuyển sinh.
Câu 4: Ý kiến nào sau đây không phải cách tham vấn ý kiến nghề nghiệp từ bạn bè?
- A. Tham vấn kế hoạch rèn luyện.
- B. Trao đổi những hứng thú nghề nghiệp.
- C. Tham vấn kế hoạch rèn luyện.
- D. Lắng nghe lời khuyên của bạn.
Câu 5: Đâu không phải là khó khăn khi em thực hiện kế hoạch phát triển bản thân?
A. Thiếu sự quyết tâm. | B. Không có ddue thông tin về nghề. |
C. Bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. | D. Nhận được sự động viên. |
Câu 6: Đâu không phải là thuận lợi khi em thực hiện kế hoạch phát triển bản thân?
- A. Được tạo điều kiện rèn luyện.
- B. Mong muốn hoàn thiện bản thân.
- C. Khó tìm kiếm cơ hội trải nghiệm.
- D. Nhận được sự động viên, khích lệ.
Câu 7: Đâu không phải là cách để rèn luyện tính trách nhiệm?
- A. Tích cực chủ động tham gia các hoạt động.
- B. Đổ lỗi cho người khác khi thất bại.
- C. Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- D. Tự đặt ra mục tiêu cho bản thân.
Câu 8: Đâu không phải là nội dung có trong sản phẩm giới thiệu cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- A. Cảnh quan nhà trường.
- B. Tên trường.
- C. Địa chỉ trường.
- D. Kinh phí đào tạo.
3. VẬN DỤNG (7 CÂU)
Câu 1: Thực hiện cách xử lí trong trường hợp sau:
Phương mơ ước trở thành bác sĩ. Phương thấy mình có đủ năng lực để thi đỗ vào trường Đại học Y nhưng trường lại ở rất xa nhà. Tại địa phương Phương cũng có trường Trung cấp Y và sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành y tá.
- A. Phương nên xem xét các điều kiện của gia đình, bản thân khi đưa ra quyết định trở thành y tá hay bác sĩ.
- B. Phương quyết tâm thi vào đại học theo bản thân mong muốn.
- C. Phương nghe theo sự tham vấn của bố mẹ.
- D. Phương tham vấn ý kiến thầy cô giáo rồi đưa ra các quyết định khác nhau.
Câu 2: Thực hành cách giải quyết tình huống sau:
Tình huống: Bố mẹ muốn Dung đi du học về ngành Công nghệ thông tin, Dung chưa quyết định lựa chọn vì trình độ tiếng Anh còn hạn chế và nhu cầu lao động với ngành nghề này hiện nay khá cao nhưng tương lai thì không biết như thế nào. Dung quen một số anh chị lớp trên đã và đang học về ngành đào tạo này ở trong nước và cả nước ngoài.
- A. Dung nên xin tham vấn những bạn bè về cách xin học bổng để đi du học.
- B. Dung nên xin tham vấn những anh chị lớp trên thông tin về các trường đào tạo có ngành nghề yêu thích.
- C. Dung nên xin tham vấn thầy cô cách tìm kiếm thông tin cụ thể về các trường để đi du học.
- D. Dung nên thực hiện theo sự tham vấn của bố mẹ.
Câu 3: Thực hành cách giải quyết tình huống sau:
Tình huống: Bình am hiểu khá nhiều kiến thức về lịch sử và cảnh quan vùng miền. Bình muốn được trải nghiệm thật nhiều các vùng miền khác nhau nên Bình muốn chọn ngành đào tạo có liên quan đến du lịch. Các bạn trong lớp thấy Bình có khả năng thuyết trình rất tốt và nắm chắc kiến thức các môn học nên khuyên Bình chọn trường sư phạm. Bình phân vân giữa việc dạy học và làm hướng dẫn viên du lịch.
- A. Bình nên gặp các chuyên gia đầu ngành để xin tham vấn về các trường đào tạo phù hợp với hứng thú, sở trường của bản thân.
- B. Bình nên chia sẻ với bạn bè để nắm được các trường đào tạo phù hợp với hứng thú, sở trường của bản thân.
- C. Bình nên gặp anh chị trong nghề để xin tham vấn về các trường đào tạo phù hợp với hứng thú, sở trường của bản thân.
- D. Bình nên gặp giáo viên chủ nhiệm của mình để xin tham vấn về các trường đào tạo phù hợp với hứng thú, sở trường của bản thân.
Câu 4: Thực hành giải quyết tình huống sau:
Tình huống: Thu am hiểu khá nhiều kiến thức về pháp luật. Thu muốn được tiếp xúc với thực tế cuộc sống nên Thu muốn chọn ngành đào tạo có liên quan đến luật. Các bạn trong lớp thấy Thu có khả năng thuyết trình rất tốt và nắm chắc kiến thức các môn học nên khuyên Bình chọn trường sư phạm.
- A. Thu nhờ thầy cô phân tích để có sự lựa chọn phù hợp.
- B. Thu nhờ bố mẹ phân tích để có sự lựa chọn phù hợp.
- C. Thu nhờ bạn bè phân tích để có sự lựa chọn phù hợp.
- D. Thu nhờ chuyên gia phân tích để có sự lựa chọn phù hợp.
Câu 5: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:
“Việc phát triển bản thân về cả năng lực lẫn phẩm chất nghề nghiệp giúp ta……………………….”.
- A. điều chỉnh các kĩ năng, kiến thức môn học liên quan đến công việc tương lai.
- B. tạo ra một nền tảng khi bản thân muốn học nâng cao.
- C. tự tin khi ứng tuyển vào một vị trí thuộc lĩnh vực đang theo học.
- D. đáp ứng nhu cầu về nghiệp trong tương lai, mở ra nhiều cơ hội việc làm.
Câu 6: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:
“ Hành động tham vấn ý kiến của người thân, thầy cô, bạn bè đem lại........”.
- A. sự an tâm khi bản thân quyết định lựa chọn nghề nghiệp.
- B. sự tự tin của bản thân khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
- C. những cái nhìn đa chiều hữu ích về nghề nghiệp, kế hoạch theo đuổi nghề nghiệp.
- D. những thông tin bản thân không biết về nghề nghiệp hứng thú.
Câu 7: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:
“Việc tìm hiểu về hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp giúp................................”
- A. lựa chọn được cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
- B. lựa chọn được nơi đào tạo cả về kiến thức lẫn kĩ năng nghề nghiệp phù hợp
- C. tạo ra lợi thế cho bản thân khi tham gia vào thị trường lao động.
- D. rèn luyện kiến thức về nghề nghiệp trong tương lai.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1. Theo em vì sao cần tham vấn ý kiến của mọi người xung quanh về nghề nghiệp tương lai?
- A. Để nhận được sự ủng hộ về mặt tinh thần từ những người xung quanh, tự tin lựa chọn nghề nghiệp mình yêu thích.
- B. Để nhận được sự hỗ trợ về mặt thông tin, tinh thần từ đó có sự lựa chọn đúng đắn về nghề nghiệp tương lai.
- C. Để so sánh giữa nghề mình chọn với sự lựa chọn nghề nghiệp của mọi người dành cho mình từ đó có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp hơn.
- D. Để so sánh mức độ phù hợp cũng như các kĩ năng cần có giữa các nghề bản thân mong muốn trong tương lai.
Câu 2: Vì sao cần xác tìm hiểu các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp liên quan đến việc học tập hướng nghiệp của bản thân?
- A. Để lựa chọn nơi thích hợp giảng dạy các kiến thức chuyên môn và kĩ năng đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp.
- B. Để đáp ứng yêu cầu chung về mọi ngành nghề trong xã hội hiện đại từ đó tăng cơ hội nghề nghiệp.
- C. Để đáp ứng yêu cầu cơ riêng của mỗi nhà tuyển dụng trong xã hội hiện đại từ đó lựa chọn được vị trí làm việc phù hợp.
- D. Để đáp ứng yêu cầu cơ bản của toàn xã hội về người lao động trong tương lai