Phiếu trắc nghiệm HĐTN 9 chân trời (bản 2) Chủ đề 5: Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo (Bản 2). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 5: Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2
CHỦ ĐỀ 5: XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN HỆ
VÀ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(22 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Cộng đồng là gì?
- A. Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung.
- B. Là một nhóm nhỏ lẻ của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là không có chung các mối quan tâm.
- C. Là một nhóm nhỏ lẻ tách ra từ tập thể cùng sống chung trong một môi trường thường là có chung các mối quan tâm.
- D. Là một nhóm cá thể tách ra từ tập thể cùng sống chung trong một môi trường thường là có chung các mối quan tâm.
Câu 2: Khi gặp khó khăn trong khi tham gia hoạt động giáo dục truyền thống địa phương em cần làm gì đầu tiên?
- A. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người tổ chức hoạt động.
- B. Tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn bè.
- C. Tìm ra nguyên nhân của những khó khăn.
- D. Tự mình giải quyết những khó khăn đó
Câu 3: Để tham gia hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương, em có thể tham gia vào hoạt động nào?
- A. Đồng hành cùng các chương trình hỗ trợ em nhỏ vùng cao.
- B. Mở hội chợ từ thiện.
- C. Tham gia hoạt động hiến máu.
- D. Giúp đỡ người già neo đơn tại địa phương.
Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến khó khăn trong việc vận động người dân địa phương cùng tham gia hoạt động phát triển cộng đồng?
- A. Hầu hết mọi người không được chào đón khi tham gia hoạt động cộng đồng.
- B. Hầu hết mọi người thờ ơ với các hoạt động cộng đồng.
- C. Nhiều người không có thời gian tham gia hoạt động cộng đồng.
- D. Nhiều người chưa nhận thức được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.
Câu 5: Theo em mối quan hệ là gì?
- A. Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
- B. Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
- C. Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
- D. Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
Câu 6: Khi gặp khó khăn trong khi tham gia hoạt động phát triển cộng đồng em cần làm gì đầu tiên?
- A. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người tổ chức hoạt động.
- B. Tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn bè.
- C. Tìm ra nguyên nhân của những khó khăn
- D. Tự mình giải quyết những khó khăn đó.
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lí do chung tay giúp đỡ cộng đồng?
- A. Là trách nhiệm với cộng đồng.
- B. Là hành động thể hiện tình yêu thương.
- C. Là một hành động đẹp từ tấm lòng.
- D. Là cách sử dụng thời gian rảnh một cách hiệu quả
Câu 2: Đâu không phải là hình thức tham gia hoạt động giáo dục truyền thống địa phương?
- A. Giới thiệu về pháp luật nhà nước
- B. Tổ chức lễ hội truyền thống.
- C. Tìm hiểu về truyền thống địa phương.
- D. Trải nghiệm văn hóa truyền thống địa phương.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải hoạt động giáo dục truyền thống nhân đạo?
- A. Chăm sóc gia đình gia người có công với cách mạng.
- B. Giúp đỡ người vô gia cư.
- C. Bảo vệ trẻ em thiệt thòi.
- D. Tham gia bảo vệ động vật hoang dã.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải cách tham gia các hoạt động truyền thống địa phương?
- A. Tìm hiểu truyền thống văn hóa của gia đình, dòng họ.
- B. Tham gia lễ hội của địa phương.
- C. Tuyên truyền hiến máu nhân đạo.
- D. Tham gia biểu diễn nghệ thuật truyền thống
Câu 5: Đâu không phải là một nguyên nhân khiến em thiếu động lực thực hiện hoạt động?
A. Chưa được ghi nhận, động viên. | B. Hoạt động nhàm chán. |
C. Chưa theo kịp nội dung. | D. |
Câu 6: Đâu không phải là nội dung hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương?
- A. Nâng cao đời sống sức khỏe tinh thần.
- B. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa.
- C. Dạy lớp trẻ nghề truyền thống.
- D. Phát triển kinh tế.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cách phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng?
- A. Chủ động giúp đỡ người gặp khó khăn.
- B. Ngại tham gia, tiếp xúc với người lạ.
- C. Quyên góp tiền để xây dựng trường học.
- D. Quyên góp quần áo, lương thực cho các bạn nhỏ vùng cao.
Câu 8: Đâu không phải là một cách để xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng?
- A. Bất kì tổ chức hay cá nhân nào cũng có thể tham gia vào và đóng vai trò nhất định.
- B. Xác định hoạt động cộng đồng cần xây dựng.
- C. Liệt kê các việc làm cần thực hiện trong hoạt động.
- D. Duy trì sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong mạng lưới đó.
3. VẬN DỤNG (7 CÂU)
Câu 1: Chỉ ra cách tham gia hoạt động phát triển cộng đồng trong trường hợp sau:
Cứ sau 3 tháng theo điều kiện có thể hiến máu lại, Hà lại đến bệnh viện Huyết học máu TW để hiến máu với mong muốn có thể cứu giúp được nhiều người bệnh.
- A. Hà đã cho đi lượng máu của mình để cung cấp cho những người đang cần máu.
- B. Hà đã cho đi lượng máu không cần đến của mình cho người đang cần hơn.
- C. Hà làm việc giúp lan tỏa tình yêu thương đến những người đang cần máu.
- D. Hà đã trao đổi lượng máu của mình cho các bệnh nhân đang cần điều trị.
Câu 2: Chỉ ra các chủ thể trong mạng lưới quan hệ cộng đồng trong tình huống sau:
Tình huống: Cán bộ xã tổ chức truyền thông về an toàn giao thông tại địa phương. Công tác tuyên truyền do Đoàn Thanh niên đảm nhận. Các trường lồng ghép vào nội dung giáo dục.
- A. Cán bộ - Đoàn Thanh niên – các trường học – học sinh.
- B. Cán bộ - Đoàn Thanh niên – các trường học.
- C. Đoàn Thanh niên – các trường học.
- D. Đoàn Thanh niên – các trường học – học sinh.
Câu 3: Chỉ các chủ thể trong mạng lưới cộng đồng trong tình huống sau:
Tình huống: Tổ chức chương trình Trung thu cho các em nhỏ.
- A. Tổ trưởng dân phố - em nhỏ.
- B. Đoàn Thanh niên – em nhỏ.
- C. Đoàn Thanh niên – tổ trưởng dân phố.
- D. Đoàn Thanh niên – tổ trưởng dân phố - em nhỏ.
Câu 4: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:
“Xây dựng một mạng lưới quan hệ cộng đồng……………………….”.
- A. điều chỉnh các vai trò của cá nhân một cách linh hoạt.
- B. tạo ra một tổ chức có tính thống nhất và liên kết.
- C. giúp cho nhân dân có được những sợi dây liên kết chặt chẽ với nhau.
- D. tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức phát huy hết vai trò đối với cộng đồng.
Câu 5: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:
“ Người được nhận lại những kết quả tốt đẹp từ các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương là........”.
- A. người tham gia hoạt động.
- B. người thực hiện.
- C. người dân.
- D. người lãnh đạo.
Câu 6: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:
“ Giáo dục truyền thống địa phương cũng là................................?”
- A. giáo dục nhận thức con người.
- B. giáo dục truyền thống dân tộc.
- C. giáo dục hành vi cho con người.
- D. giáo dục lối sống con người.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1. Là học sinh lớp, em có thể tham gia các hoạt động cộng đồng không? Vì sao?
- A. Có, vì các hoạt động cộng đồng khá đơn giản, dễ dàng thực hiện
- B. Có, miễn là em biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian cá nhân.
- C. Không, vì các hoạt động cộng đồng chỉ dành cho người lớn.
- D. Không, vì các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi học sinh
Câu 2: Việc thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề bạo lực học đường nhằm:
- A. nâng cao nhận thức bảo vệ trẻ trong môi trường giáo dục.
- B. lên án hành vi xâm hại trẻ của kẻ xấu.
- C. đưa ra những dấu hiệu nhận biết những kẻ có dấu hiệu bạo lực học đường.
- D. thực hiện biện pháp xử lí các hành vi gây hại cho trẻ ở trường.