Phiếu trắc nghiệm HĐTN 9 chân trời (bản 2) Chủ đề 2: Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo (Bản 2). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2: Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2

CHỦ ĐỀ 2: THÍCH NGHI VỚI NHỮNG

THAY ĐỔI TRONG CUỘC SỐNG

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

(24 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Theo em, thích nghi là gì?

  • A. Khả năng thích ứng tốt trước sự thay đổi của môi trường, hoàn cảnh để phù hợp với xu hướng.
  • B. Khả năng thích ứng tốt trước sự thay đổi của môi trường để phù hợp với xu hướng, yêu cầu khách quan.
  • C. Khả năng thích ứng tốt trước sự thay đổi của hoàn cảnh để phù hợp với xu hướng, điều kiện chủ quan đưa tới.
  • D. Khả năng thích ứng tốt trước sự thay đổi của môi trường, hoàn cảnh để phù hợp với xu hướng và yêu cầu chủ quan đem tới.

Câu 2: Căng thẳng là:

  • A. một phản ứng của cơ thể khi đối diện với các tình huống vượt quá khả năng xử lý với sức chịu đựng của mình.
  • B. một phản ứng của não bộ khi đối diện với các tình huống quá tải với sức chịu đựng của mình.
  • C. một phản ứng của cơ thể khi đối diện với các tình huống quá tải với sức chịu đựng của mình.
  • D. một phản ứng của não bộ khi đối diện với các tình huống không thể giải quyết bằng năng lực của mình.

Câu 3:  Theo em, áp lực cuộc sống là:

  • A. thuật ngữ dùng để chỉ những tác động tiêu cực từ xã hội khiến con người suy không còn chút động lực nào để cố gắng vượt qua khó khăn, vất quả.
  • B. thuật ngữ dùng để chỉ những tác động tiêu cực từ gia đình khiến con người suy không còn chút động lực nào để cố gắng vượt qua khó khăn, vất quả.
  • C. thuật ngữ dùng để chỉ những tác động tiêu cực từ công việc khiến con người suy không còn chút động lực nào để cố gắng vượt qua khó khăn, vất quả.
  • D. thuật ngữ dùng để chỉ những tác động tiêu cực từ cuộc sống khiến con người suy không còn chút động lực nào để cố gắng vượt qua khó khăn, vất quả.

Câu 4: Đâu là biểu hiện của cơ thể khi gặp áp lực cuộc sống và căng thẳng trong học tập?

  • A. Cáu giận.
  • B. Buồn chán.
  • C. Lo ấu.
  • D. Chán ăn.

Câu 5: Đâu là biểu hiện về tâm lí khi gặp áp lực cuộc sống và căng thẳng trong học tập?

  • A. Khó kiểm soát hành vi.
  • B. Mất ngủ.
  • C. Mệt mỏi.
  • D. Đau đầu.

Câu 6: Trách nhiệm là:

  • A. là nghĩa vụ của mỗi người nên thực hiện hoặc hoàn thành.
  • B. là công việc của mỗi người phải thực hiện hoặc hoàn thành.
  • C. là công việc hay nghĩa vụ của mỗi người phải thực hiện hoặc hoàn thành.
  • D. là công việc hay nghĩa vụ của mỗi người nên thực hiện hoặc hoàn thành.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong học tập và trước các áp lực cuộc sống?

  • A. Chưa cân bằng thời gian dành cho học tập và giải trí.
  • B. Chưa có phương pháp học tập phù hợp.
  • C. Kì vọng của cá nhân và người thân quá cao.
  • D. Nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè.

Câu 2: Đâu không phải là cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước các áp lực cuộc sống?

  • A. Suy nghĩ nhiều, tiêu cực.
  • B. Đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch phù hợp.
  • C. Tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết.
  • D. Ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục, giải trí phù hợp.  

Câu 3: Đâu không phải là sự thay đổi trong cuộc sống?

  • A. Chuyển trường.
  • B. Gia đình mua nhà mới.
  • C. Gia đình đón thêm thành viên mới.
  • D. Học theo đúng khối lớp đã chọn.

Câu 4: Đâu không phải cách thực hiện các nhiệm vụ được giao?

  • A. Hiểu rõ nhiệm vụ được giao và có kế hoạch thực hiện cụ thể.
  • B. Chia nhỏ nhiệm vụ và hoàn thành theo các mốc thời gian.
  • C. Chia các nhiệm vụ và nhờ tới sự giúp đỡ của mọi người để hoàn thành.
  • D. Tìm sự hỗ trợ khi cần thiết.

Câu 5: Đâu không phải là một nguyên nhân khiến em thiếu động lực thực hiện hoạt động?

A. Chưa được ghi nhận, động viên.B. Hoạt động nhàm chán.
C. Chưa theo kịp nội dung.D. Hoạt động được đầu tư kỹ lưỡng.

Câu 6: Đâu không phải là cách tọa động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động?

  • A. Khám phá về những giá trị, ý nghĩa hoạt động.
  • B. Chia sẻ mong muốn được ghi nhận những nỗ lực của bản thân.
  • C. Đặt áp lực lên bản thân phải làm tốt hơn những gì đã đặt ra.
  • D. Tìm phương pháp thực hiện hoạt động hiệu quả hơn.

Câu 7: Đâu không phải là việc làm thể hiện trách nhiệm của em đối với công việc được giao?

  • A. Lên kế hoạch cụ thể để thực hiện.
  • B. Thay đổi kế hoạch theo thời gian biểu.
  • C. Sắp xếp thời gian hợp lí để thực hiện kế hoạch.
  • D. Tìm sự giúp đỡ từ người tin tưởng.

Câu 8: Đâu không phải là một bài học có thể rút ra khi thực hiện có trách nhiệm công việc được giao?

  • A. Cách thể hiện ý kiến cá nhân.
  • B. Cách tổ chức công việc hợp lí và khoa học.
  • C. Cách khắc phục hạn chế của bản thân.
  • D.  Cách phát triển mối quan hệ khi thực hiện nhiệm vụ.

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Chỉ ra áp lực trong học tập và đời sống trong trường hợp sau:

Hôm nay, mẹ Hà biết điểm thi giữa kì của Hà không cao nên nói với bạn rằng “ Bố mẹ đã tạo điều kiện tốt nhất cho con sao con vẫn không học tốt hơn vậy? Mẹ thấy rất phiền lòng!” Hà cảm thấy buồn và áp lực.

  • A. Hà bị áp lực bởi sự kì vọng quá lớn đến từ bố mẹ khi bạn không đạt kết quả như bố mẹ mong muốn.
  • B. Hà bị áp lực do chính bạn tạo ra khi không đạt kết quả như bạn mong muốn.  
  • C. Hà bị áp lực từ hai phía bao gồm từ bố mẹ và từ chính bản thân bạn.
  • D. Hà bị áp lực vì kì vọng của bố mẹ quá cao và sự cạnh tranh giữa các bạn trong lớp.

Câu 2: Thực hành cách giải quyết tình huống sau:

Tình huống: Năm nay là năm cuối cấp nên Nam phải dành rất nhiều thời gian cho học tập. Bố mẹ luôn nhắc nhở bạn cho nên bạn thấy căng thẳng, mệt mỏi.

  • A. Nam nên nói cho bạn bè nghe về những áp lực của em đồng thời giữ im lặng với bố mẹ để tránh gây ra sự hiểu lầm.
  • B. Nam nên chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của em cho bố mẹ nghe và hứa sẽ chăm chỉ học tập để bố mẹ yên tâm.
  • C. Nam nên dành thời gian nhiều cho việc giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn.
  • D. Nam nên giữ im lặng với bố mẹ để bố mẹ không nhắc nhở bạn nữa.

Câu 3: Chỉ ra sự thay đổi trong tình huống sau:

Tình huống: Tùng khá lo lắng vì tháng sau cả nhà chuyển đến nơi ở mới, xa những người bạn Tùng đã thân quen từ nhỏ.

  • A. Sự thay đổi về thói quen sinh hoạt.
  • B. Sự thay đổi về đồng hồ sinh học.
  • C. Sự thay đổi về nền nếp sinh hoạt.
  • D. Sự thay đổi về môi trường sống.

Câu 4: Thực hành giải quyết tình huống sau:

Tình huống: Bố mẹ về quê nên giao cho Hoa chăm sóc em và quản lí công việc trong nhà. Nhưng Hoa khá lo lắng vì thời gian này cũng đang phải hoàn thành nhiều nhiệm vụ học tập.  

  • A. Hoa nên chia các nhiệm vụ  ra và lên kế hoạch cụ thể, sắp xếp thời gian hợp lí để hoàn thành công việc.
  • B. Hoa nên từ chối bố mẹ vì bản thân không thể nhận thêm các nhiệm vụ khác của bố mẹ giao.
  • C. Hoa nên trao đổi với giáo viên về nhiệm vụ và hoàn cảnh của em để được sắp xếp những nhiệm vụ hợp lí hơn.
  • D. Hoa nên nhờ những người thân xung quanh thực hiện nhiệm vụ bố mẹ giao còn em sẽ hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.

Câu 5: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“Việc nhận ra những biểu hiện về cơ thể và tâm lí khi gặp những căng thẳng trong quá trình học tập và các áp lực của cuộc sống giúp ta……………………….”.

  • A. điều chỉnh các hành vi sao cho đáp ứng nhu cầu thực tiễn đời sống.
  • B. tạo ra một thói quen trong sinh hoạt tránh các bệnh về tâm lí.
  • C. điều trị các biểu hiện sớm của các chứng bệnh như trầm cảm, tăng động....
  • D. dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh lại bản thân, tránh gây ra hậu quả không tốt.

Câu 6: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“ Yếu tố chính giúp bản thân ứng phó với những căng thẳng trong học tập và áp lực cuộc sống là........”.

  • A. sự đồng cảm, cổ vũ của người thân yêu.
  • B. sự chia sẻ, thấu hiểu và lắng nghe chính mình.
  • C. sự cố gắng, kiên trì và thái độ tích cực của bản thân.
  • D. sự thăm khám, chăm sóc của bác sĩ và người nhà.

Câu 7: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“Việc thích nghi với sự thay đổi là................................?”

  • A. điều cần được rèn luyện, luyện tập.
  • B. điều tất yếu trong cuộc sống.
  • C. điều khó khăn nhất đối với mọi người.
  • D. điều đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự phát triển của con người.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1. Đâu là dấu hiệu nhận biết những người tự biết tạo động lực cho bản thân?

  • A. Biết sử dụng các công cụ hỗ trợ để hoàn thành nhiệm vụ.
  • B. Luôn cố gắng hướng đến mục đích tốt đẹp.
  • C. Nhờ vào sự giúp đỡ của người khác để hoàn thành công việc của mình.
  • D. Cho phép bản thân chấp nhận sự thua cuộc để cố gắng hơn.

Câu 2: Yếu tố tạo nên động lực là:

  • A. Ý chí.
  • B. Sở trường.
  • C. Sở đoản.
  • D. Môi trường sống.

Câu 3: Đâu không phải là một triệu chứng về thể chất và tinh thần gây ra bởi áp lực cuộc sống và căng thẳng trong học tập?

A. Trầm cảm.B. Mất ngủ.
C. Suy giảm hệ miễn dịch.D. Tăng động.

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay