Phiếu trắc nghiệm HĐTN 9 chân trời (bản 2) Chủ đề 4: Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo (Bản 2). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4: Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2

CHỦ ĐỀ 4: GÓP PHẦN CHĂM LO HẠNH PHÚC

VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

(24 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Biểu hiện của gia đình hạnh phúc là:

  • A. Bầu không khí trong gia đình luôn vui vẻ, thoải mái.
  • B. Các thành viên không tôn trọng nhau, thường xuyên chỉ trích và chê bai nhau.
  • C. Xuất hiện những hành động bạo lực tinh thần và thể xác.
  • D. Mọi người thường xuyên vô tâm với nhau.

Câu 2: Lời nói, việc làm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình là:

  • A. Không ngừng chỉ trích người thân ngay cả khi đó là lỗi rất nhỏ.
  • B. Nói lời cục cằn, thô lỗ khi người thân cần sự giúp đỡ.
  • C. An ủi người thân khi không vui.
  • D. Không quan tâm người thân khi ốm, mệt.

Câu 3: Cách giải quyết bất đồng giữa bản thân em và các thành viên trong gia đình là:

  • A. Để các thành viên lớn tuổi hơn chủ động nói chuyện trước.
  • B. Thấu hiểu suy nghĩ, mong muốn của người thân nếu người thân chủ động xin lỗi.
  • C. Luôn phải phân định rõ ràng ai là người đúng và ai là người sai.
  • D. Thảo luận để tìm ra giải pháp phù hợp với cả hai bên.

Câu 4: Việc làm giúp tổ chức, sắp xếp công việc một cách khoa học trong gia đình của em là:

  • A. Thực hiện các công việc theo cảm xúc, tùy hứng.
  • B. Ưu tiên công việc và học tập lên hàng đầu sau đó mới giải quyết các công việc cần thiết khác.
  • C. Trẻ em chỉ nên tập trung vào việc học, không cần làm việc nhà.
  • D. Khuyến khích các thành viên tham gia hoạt động lao động của gia đình.

Câu 5: Cách tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học là:

  • A. Ưu tiên những việc khẩn cấp, quan trọng cần làm trước.
  • B. Cố gắng hoàn thành tất cả các công việc cùng một lúc.
  • C. Ghi nhớ trong đầu những công việc cần làm.
  • D. Ưu tiên các công việc của người lớn trước các công việc của con cái.

Câu 6: Cách xây dựng ngân sách cá nhân là:

  • A. Theo dõi quá trình chi tiêu không nhất quán, không thường xuyên.
  • B. Không cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.
  • C. Phân bổ ngân sách hợp lí cho các khoản chi thường xuyên (ăn uống, học tập), chi phí phát sinh (cho, tặng) và chi tiết kiệm.
  • D. Không nắm rõ các khoản chi tiêu hàng tháng.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là biểu hiện của một gia đình hạnh phúc?

  • A. Các thành viên có trách nhiệm trong việc sắp xếp, thực hiện các công việc trong gia đình.
  • B. Mọi người quan tâm đến sở thích của các thành viên trong gia đình.
  • C. Các thành viên biết cách giải quyết khi bất đồng nảy sinh trên cơ sở đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau.
  • D. Bầu không khí trong gia đình thường xuyên nặng nề.

Câu 2: Đâu không phải là những lời nói, việc làm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình?

  • A. Vô tâm khi người thân không vui hoặc cần sự giúp đỡ.
  • B. Hỏi thăm về học tập và công việc. Chăm sóc khi người thân mệt, ốm.
  • C. Kể các câu chuyện vui vẻ, hài hước cho người thân nghe.
  • D. Nói lời khen ngợi, tặng quà chúc mừng cho người thân.

Câu 3: Đâu không phải là một trong những bất đồng có thể xảy ra giữa bản thân em với các thành viên trong gia đình?

  • A. Không thống nhất với anh chị em trong phân công việc nhà.
  • B. Không hài lòng với ý kiến của bố mẹ về việc kết bạn của mình.
  • C. Không hài lòng với anh chị em về thói quen sinh hoạt.
  • D. Không thống nhất về biện pháp phát triển kinh tế gia đình.

Câu 4: Đâu không phải là cách giải quyết bất đồng giữa bản thân em và các thành viên trong gia đình?

  • A. Xác định nguyên nhân dẫn đến bất đồng.
  • B. Chủ động giải thích để người thân hiểu suy nghĩ, mong muốn của người thân.
  • C. Không kiểm soát cảm xúc của bản thân trong lúc bất đồng.
  • D. Đồng cảm, thấu hiểu suy nghĩa, mong muốn của người thân.

Câu 5: Đâu không phải là một trong những bất đồng có thể xảy ra giữa các thành viên trong gia đình là:

A. Cách giáo dục con cháu.B. Thói quen sinh hoạt.
C. Việc dành thời gian trong gia đình.D. Thẳng thắn chia sẻ.

Câu 6: Đâu không phải là việc làm giúp tổ chức, sắp xếp công việc một cách khoa học trong gia đình?

  • A. Lập thời gian biểu để thực hiện các công việc.
  • B. Phân công công việc hợp lí giữa các thành viên trong gia đình.
  • C. Việc nhà là công việc của người lớn. Các con chỉ cần tập trung vào việc học tập.
  • D. Cân đối thời gian giữa việc học tập, việc gia đình và các hoạt động khác.

Câu 7: Đâu không phải là cách tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học?

  • A. Liệt kê các công việc cần làm.
  • B. Hoàn thành tất cả các công việc cùng một lúc.
  • C. Tổ chức các bước thực hiện mỗi công việc sao cho hiệu quả.
  • D. Sắp xếp các công việc theo một trình tự hợp lí.

Câu 8: Đâu không phải là cách xây dựng ngân sách cá nhân?

  • A. Không cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.
  • B. Lập danh sách các khoản thu, chi hàng tháng.
  • C. Phân bổ ngân sách hợp lí cho các khoản chi thường xuyên (ăn uống, học tập), chi phát sinh (cho, tặng) và chi tiết kiệm.
  • D. Theo dõi thường xuyên và điều chính việc chi tiêu cho phù hợp.

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Chỉ ra những khoản thu, chi, tiết kiệm, cho tặng của nhân vật trong trường hợp sau:

Trường hợp: Ngọc tính toán và lên kế hoạch cho các khoản thu chi trong năm nay. Mỗi tháng, mẹ cho Ngọc 200 000 đồng để ăn sáng và tiêu vặt. Thu nhập từ cộng tác bán hàng trên mạng mỗi tháng được thêm 200 000 đồng. Cuối năm học, ông bà và bố mẹ thưởng cho Ngọc 500 000 đồng vì có thành tích tốt trong học tập. Ngọc định dành 60% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu như ăn sáng, uống nước; 10% cho việc mua quà sinh nhật, quà tặng; 5% để làm từ thiện; 5% chi cho sở thích cá nhân như đi chơi hoặc đi xem phim với bạn bè…; còn lại 20% Ngọc để dành tiết kiệm.

  • A. Thu từ việc mẹ cho để ăn sáng, tiêu vặt, bán hàng qua mạng, ông bà bố mẹ thưởng; chi 60% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 20% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 20%.
  • B. Thu từ việc mẹ cho để ăn sáng, tiêu vặt; chi 20% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 20% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 60%.
  • C. Thu từ việc bán hàng qua mạng; chi 20% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 60% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 20%.
  • D. Thu từ việc ông bà bố mẹ thưởng; chi 70% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 20% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 10%.

Câu 2: Thực hành cách giải quyết bất đồng trong tình huống sau:

Tình huống: Hai chị em Thu ở chung một phòng. Thu là người ngăn nắp, gọn gàng. Em gái của Thu thì ngược lại, thường xuyên bày bừa đồ dùng, quần áo khắp phòng, khiến Thu phải thu dọn, sắp xếp lại. Nhiều lần như vậy, Thu rất bực mình và khó chịu với em.

  • A. Em còn nhỏ nên dù bực mình và khó chịu với em, Thu cũng cố gắng dọn dẹp ngăn nắp cho em.
  • B. Thu nói chuyện với em về thói quen sinh hoạt cá nhân của em gái, mỗi người cần có trách nhiệm với việc làm của mình và không để ảnh hưởng đến người thân trong gia đình. Phân công việc dọn dẹp nhà cửa phù hợp cho cả hai chị em.
  • C. Thu nói chuyện với bố mẹ để bố mẹ có biện pháp nhắc nhở và yêu cầu em gái dọn dẹp, ngăn nắp hơn.
  • D. Thu thu dọn, sắp xếp đồ cá nhân của bản thân. Đồ của em gái Thu để mẹ dọn dẹp cho em.

Câu 3: Thực hành cách giải quyết bất đồng trong tình huống sau:

Tình huống: Năm nay anh Long học lớp 12, bài tập nhiều nên bố mẹ phân công cho anh làm ít việc nhà hơn Thắng. Thắng rất ấm ức vì bố mẹ thiên vị anh.

  • A. Thắng nên phản đối gay gắt sự phân công này của bố mẹ vì việc học tập của Thắng cũng rất quan trọng.
  • B. Thắng ấm ức vì nghĩ bố mẹ thiên vị anh nhưng vẫn làm việc nhà cho anh trai vì phải nghe lời bố mẹ.
  • C. Việc học tập của anh Long và Thắng đều rất quan trọng. Thắng sẽ đề nghị bố mẹ cùng anh Long sắp xếp cân đối việc học tập và làm việc nhà để anh Long làm việc nhà ngang bằng với Thắng.
  • D. Anh Long học lớp 12 là giai đoạn chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia rất quan trọng, nên bố mẹ ưu tiên để anh tập trung thời gian cho việc học. Thắng không nên ấm ức và nghĩ bố mẹ thiên vị anh trai. Nếu Thắng cảm thấy việc nhà quá nhiều, Thắng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người thân trong gia đình.

Câu 4: Chỉ ra bất đồng trong quan hệ gia đình ở tình huống sau:

Tình huống: Thảo hay thức khuya để học bài, làm bài nhóm. Mẹ Thảo góp ý về giờ giấc sinh hoạt của Thảo vì cho rằng thường xuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Mẹ yêu cầu Thảo sắp xếp lại thời gian biểu nhưng Thảo cho rằng mình học hiệu quả hơn vào đêm khuya. Mẹ Thảo không đồng ý với quan điểm của Thảo và hai mẹ con đã giận nhau.

  • A. Mẹ Thảo cho rằng thường xuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Còn Thảo cho rằng bản thân học hiệu quả hơn vào đêm khuya.
  • B. Mẹ Thảo yêu cầu Thảo sắp xếp lại thời gian biểu nhưng Thảo cho rằng bản thân học hiệu quả hơn vào đêm khuya.
  • C. Thảo cho rằng thường xuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Còn mẹ Thảo cho rằng học bài sẽ hiệu quả hơn vào đêm khuya.
  • D. Mẹ Thảo cho rằng học bài vào buổi sáng sớm là tốt nhất. Còn Thảo cho rằng bản thân học hiệu quả hơn vào đêm khuya.

Câu 5: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“Tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình và biết giải quyết bất đồng giữa các thành viên trong gia đình là cách……………………….”.

  • A. Chúng ta trân trọng gia đình.
  • B. Chúng ta chăm lo hạnh phúc gia đình.
  • C. Chúng ta góp phần phát triển kinh tế gia đình.
  • D. Chúng ta xây dựng gia đình hạnh phúc.

Câu 6: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“Tổ chức sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học thể hiện…………….. và góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc”.

  • A. Sự hòa thuận giữa các thành viên.
  • B. Sự nhường nhịn giữa các thành viên.
  • C. Sự chia sẻ giữa các thành viên.
  • D. Sự đoàn kết giữa các thành viên.

Câu 7: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“Phát triển kinh tế gia đình góp phần phát triển kinh tế của …..(1)…… Mỗi gia đình có những biện pháp phát triển kinh tế khác nhau, phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình và …..(2)……Các thành viên trong gia đình có thể thực hiện những hoạt động phù hợp để phát triển kinh tế cho …..(3)……mình.

  • A. (1). địa phương; (2). xã hội; (3). gia đình.
  • B. (1). xã hội; (2). địa phương; (3). gia đình.
  • C. (1). gia đình; (2). địa phương; (3). xã hội.
  • D. (1). gia đình; (2). xã hội; (3). địa phương.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1. Biện pháp sản xuất phù hợp để phát triển kinh tế gia đình là:

  • A. Bán hàng tạp hóa.
  • B. Chăn nuôi gia cầm, trồng rau quả.
  • C. Bán hàng tạp hóa.
  • D. Cho thuê truyện, sách.

Câu 2: Biện pháp kinh doanh phù hợp để phát triển kinh tế gia đình là:

  • A. Bán hàng ăn.
  • B. Làm đồ thủ công.
  • C. Cho thuê trang phục để chụp ảnh.
  • D. Chăn nuôi gia cầm.

Câu 3: Đâu không phải là một trong những công cụ quản lí thời gian?

A. Phiếu nhắc việc.B. Lịch bàn.
C. Thời gian biểu.D. Biểu đồ.

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay