Phiếu trắc nghiệm HĐTN 9 chân trời (bản 2) Chủ đề 1: Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hòa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo (Bản 2). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1: Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hòa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2
CHỦ ĐỀ 1: THỂ HIỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP,
ỨNG XỬ VÀ SỐNG HÀI HÒA
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(24 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Theo em, tích cực là gì?
- A. Thể hiện thái độ sống hướng đến những suy nghĩ, hành động và nhận định mọi vấn đề theo hướng tốt đẹp nhất ngay cả khi phải đối mặt với tình huống khó khăn và bế tắc.
- B. Thể hiện thái độ sống hướng đến những suy nghĩ và nhận định mọi vấn đề theo hướng tốt đẹp nhất ngay cả khi phải đối mặt với tình huống khó khăn và bế tắc.
- C. Thể hiện thái độ sống hướng đến những suy nghĩ, hành động mọi vấn đề theo hướng tốt đẹp nhất ngay cả khi phải đối mặt với tình huống khó khăn và bế tắc.
- D. Thể hiện thái độ sống hướng đến những suy nghĩ, hành động và nhận định mọi vấn đề theo hướng khả thi nhất ngay cả khi phải đối mặt với tình huống khó khăn và bế tắc.
Câu 2: Hành vi giao tiếp là:
- A. quá trình truyền đạt thông tin, ý kiến giữa các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức khác nhau.
- B. quá trình truyền đạt thông tin và ý nghĩa giữa các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức khác nhau.
- C. quá trình truyền đạt thông tin, ý kiến và ý nghĩa giữa các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức khác nhau.
- D. quá trình truyền đạt thông tin, ý kiến và ý nghĩa giữa các cá nhân với các cá nhân khác.
Câu 3: Theo em, ứng xử là:
- A. cách thể hiện hành vi trong giao tiếp, xử sự với mọi người nhằm thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm và tạo ra một môi trường tương tác tích cực.
- B. cách thể hiện thái độ, hành vi trong giao tiếp, xử sự với mọi người nhằm thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm và tạo ra một môi trường tương tác mong muốn.
- C. cách mà mỗi người thể hiện thái độ trong giao tiếp, xử sự với cộng đồng nhằm thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm và tạo ra một môi trường tương tác tích cực.
- D. cách thể hiện thái độ, hành vi trong giao tiếp, xử sự với mọi người nhằm thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm và tạo ra một môi trường tương tác tích cực.
Câu 4: Đâu là hành vi thể hiện thái độ tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử?
- A. Sử dụng những từ ngữ khiếm nhã để bày tỏ thái độ không hài lòng của mình.
- B. Tỏ thái độ thờ ơ, lạnh lùng khi nói chuyện với người đối diện.
- C. Nói chuyện cộc lốc, không có thưa gửi hay sử dụng kính ngữ.
- D. Biết dùng từ ngữ tạo sự hài hước nhưng đảm bảo sự tôn trọng đối với người nghe.
Câu 5: Đâu là biểu hiện của người có sự khác biệt?
- A. Có suy nghĩ độc lập, táo báo
- B. Có cái tôi được thể hiện quá đà.
- C. Luôn muốn trở thành tâm điểm của đám đông.
- D. Trở thành một người cô lập với đám đông.
Câu 6: Tôn trọng là:
- A. thể hiện thái độ hay sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, lợi ích, quyết định hay những nét riêng biệt của đối phương.
- B. thể hiện thái độ hay sự đánh giá đúng mực, coi trọng nhân phẩm, lợi ích, quyết định hay những nét riêng biệt của đối phương.
- C. thể hiện thái độ hay sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm, lợi ích, quyết định hay những nét riêng biệt của đối phương.
- D. thể hiện thái độ hay sự đánh giá đúng danh dự, nhân phẩm, lợi ích, quyết định hay những nét riêng biệt của đối phương.
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là hành vi tích cực trong giao tiếp, ứng xử?
- A. Sử dụng lời nói dí dỏm để tạo cho người tiếp xúc thiện cảm.
- B. Nói năng lưu loát tránh để gây ra hiểu lầm khi giao tiếp.
- C. Lắng nghe người nói để thể hiện sự tôn trọng đối với người nói.
- D. Suy diễn quá mức những lời nói của người đang trình bày.
Câu 2: Đâu không phải là những lời nói, việc làm thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt của người xung quanh?
- A. Miệt thị người khác với những đặc điểm khác lạ trước đám đông.
- B. Không chê bai, miệt thị, khích bác người khác biệt với mình
- C. Cởi mở, hòa đồng với tất cả mọi người.
- D. Giữ bình tĩnh trước những ý kiến trái chiều với mình.
Câu 3: Đâu không phải là hành vi thể hiện sự tôn khác biệt khi nhận được những quan điểm khác nhau?
- A. Đưa ra nội dung đối thoại, vấn đề tranh luận cụ thể.
- B. Nhận diện cảm xúc của bản thân khi có ý kiến trái chiều.
- C. Xác định những hành vi, lời nói cần làm để thể hiện sự tôn trọng ý kiến của bạn.
- D. Bày tỏ cảm xúc không hài lòng của bản thân và đề nghị bạn không tiếp tục tham gia vào chủ đề đang nói tới.
Câu 4: Đâu không phải là từ đồng nghĩa với từ hài hòa?
- A. Hòa hợp.
- B. Thân thiện.
- C. Nhất quán.
- D. Hòa hảo.
Câu 5: Đâu không phải là một trong những việc làm thể hiện lối sống hài hòa với thầy cô, bạn bè?
A. Chủ động làm quen với các bạn. | B. Quan tâm, giúp đỡ mọi người. |
C. Ứng xử thân thiện, hòa nhã. | D. Sống khép kín, thu mình. |
Câu 6: Đâu không phải là mạng xã hội em biết hoặc có thể tham gia?
- A. Locket.
- B. Facebook.
- C. Google.
- D. Lotus.
Câu 7: Đâu không phải là một nội dung có trong phiếu khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội?
- A.Tần suất sử dụng mạng xã hội.
- B. Sự quản lí của gia đình về thời gian sử dụng mạng xã hội.
- C. Các nội dung trao đổi qua mạng xã hội.
- D. Đặc điểm ngôn ngữ khi giao tiếp qua mạng.
Câu 8: Đâu không phải là một nội dung có trong đề cương khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội?
- A. Người thực hiện khảo sát.
- B. Lí do thực hiện khảo sát.
- C. Mục đích thực hiện khảo sát.
- D. Nhiệm vụ khảo sát.
3. VẬN DỤNG (7 CÂU)
Câu 1: Chỉ ra hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực trong trường hợp sau:
Ngọc và Mai là hai bạn ngồi cùng bàn. Trong giờ kiểm tra Ngọc đã hoàn thành xong bài trước và ngồi trật tự để cho các bạn khác làm bài. Mai chưa làm xong nên có nhờ Ngọc chỉ cho mình phần bài còn lại nhưng Ngọc không chỉ cho Mai. Trong giờ ra chơi, Mai trách Ngọc là người ích kỉ, làm xong việc cá nhân nhưng không chịu giúp mình.
- A. Mai trách Ngọc không chịu giúp mình với thái độ tức giận tuy nhiên trong giờ kiểm tra các bạn cần phải tự hoàn thành bài của mình.
- B. Mai trách Ngọc là người sống không có tình cảm bạn bè, không giúp bạn khi bạn gặp hoạn nạn, khó khăn trong cuộc sống.
- C. Mai có những lời lẽ xúc phạm đến nhân phẩm của Ngọc chỉ vì Ngọc không giúp Mai hoàn thành bài tập được giao.
- D. Mai thể hiện thái độ sống không chan hòa với bạn bè khi đã nặng lời với người bạn bên cạnh mình.
Câu 2: Thực hành cách giải quyết bất đồng trong tình huống sau:
Tình huống: Thu là bạn mới chuyển tới lớp. Bạn bị tai nạn nên đã phải ngồi xe lăn đến lớp cũng như trong các hoạt động cuộc sống hằng thường khác.
- A. Em sẽ chỉ giúp đỡ bạn trong công việc học tập trên lớp và để bạn tự vươn lên trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.,
- B. Em cùng các bạn sẽ hỗ trợ và giúp đỡ bạn trong việc học ở trên lớp cũng như trong cuộc sống bình thường để bạn nhanh chóng hòa nhập hơn.
- C. Em sẽ giúp bạn trong các haotj động sinh hoạt tập thể và để bạn tự nỗ lực vươn lên trong học tập vì các bạn cần có sự cạnh tranh để đạt được danh hiệu mong muốn.
- D. Em và các bạn sẽ xa lánh bạn vì bạn không giống với các bạn khác trong lớp.
Câu 3: Thực hành cách giải quyết tình huống sau:
Tình huống: Một nhóm bạn đang ngồi nói chuyện với nhau trong lớp. Cường ngồi gần và muốn bắt chuyện cùng các bạn nhưng ngại vì không thân với các bạn ấy.
- A. Cường nên ngồi im lắng nghe câu chuyện của các bạn để lần sau có cơ hội tham gia trò chuyện.
- B. Cường làm thân với một trong số các bạn trong nhóm và nhờ bạn giới thiệu tham gia trò chuyện.
- C. Cường nhờ các bạn xung quanh giới thiệu với nhóm bạn kia để dễ tham gia trò chuyện hơn.
- D. Cường nên mạnh dạn, cởi mở, có thể tìm điểm chung để dễ tham gia trò chuyện cùng các bạn.
Câu 4: Thực hành giải quyết tình huống sau:
Tình huống: Hùng là một học sinh giỏi các môn thể thao. Cô giáo chủ nhiệm muốn Hùng tham gia đội bóng rổ của trường để thi đấu cấp thành phố. Trong khi đó, thầy thể dục muốn Hùng tham gia đội bóng đá của trường.
- A. Hùng nên gặp trực tiếp hai thầy cô để bày tỏ quan điểm của cá nhân và nguyện vọng muốn tham gia đội nào đồng thời cảm ơn thầy cô đã tin tưởng mình.
- B. Hùng nhận lời cả hai thầy cô và cố gắng luyện tập với cả hai đội thể dục để không làm phật lòng thầy cô.
- C. Hùng từ chối thẳng với thầy cô vì em không thể chọn cả hai môn thể thao để luyện tập cùng một thời điểm.
- D. Hùng nhận lời thầy hoặc cô và không cần thông báo lại cho thầy cô còn lại vì em đã tự chọn lựa đội cho mình.
Câu 5: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:
“Việc nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân giúp chúng ta……………………….”.
- A. Nhận được sự tôn trọng và ca ngợi của mọi người.
- B. Tạo được sự tin tưởng của mọi người.
- C. Kiểm soát, thao túng được các mối quan hệ xung quanh.
- D. Đạt được hiệu quả trong giao tiếp và trong cuộc sống.
Câu 6: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:
“ Thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt của mọi người xung quanh cũng chính là.........”.
- A. trao đi sự giúp đỡ trong lúc khó khăn hoạn nạn.
- B. đem lại cho mọi người sự đồng cảm, sẻ chia.
- C. tôn trọng bản thân và sự khác biệt của chính mình
- D. truyền thống lâu đời của dân tộc ta.
Câu 7: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:
“Lí do thực hiện khảo sát:................................?”
- A. Vì sao cần thực hiện đề tài này.
- B. Khảo sát được thực hiện nhằm mục đích gì.
- C. Cần làm việc gì để thực hiện mục đích khảo sát.
- D. Khảo sát bằng phương pháp nào?
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1. Đâu là dấu hiệu nhận biết cách sử dụng đúng ngôn ngữ trên mạng?
- A. Sử dụng từ ngữ phân biệt.
- B. Sử dụng từ ngữ chuẩn mực.
- C. Sử dụng từ ngữ miệt thị.
- D. Sử dụng từ ngữ thô tục, phản cảm.
Câu 2: Một trong các vấn đề thường xảy ra đối với học sinh trên mạng là:
- A. Mâu thuẫn, bất đồng ý kiến.
- B. Thần tượng cá nhân.
- C. Thể hiện tài năng.
- D. Bộc lộ những cá tính.
Câu 3: Đâu không phải là một trong những phương thức khảo sát?
A. Phiếu khảo sát. | B. Phỏng vấn. |
C. Bảng hỏi. | D. Lấy số liệu trên mạng. |
- B. ĐÁP ÁN