Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 1: Cấu tạo nguyên tử (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 1: Cấu tạo nguyên tử (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

(PHẦN 2 – 25 CÂU)

Câu 1: Trong tự nhiên, đồng (Cu) có hai đồng vị bền là 63Cu 65Cu. Tỉ lệ phần trăm của đồng vị 65Cu trong hỗn hợp là: (biết nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,546)

  1. 16,6
  2. 72,7
  3. 27,3
  4. 83,4

Câu 2: Số phát biểu đúng về mô hình nguyên tử hiện đại trong các phát biểu sau là ?

(1) Theo mô hình nguyên tử hiện đại, electron chuyển động không theo những quỹ đạo xác định trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân.

(2) Tất cả các AO nguyên tử đều có hình dạng giống nhau.

(3) Mỗi AO nguyên tử chỉ có thể chứa được 1 electron.

(4) Các electron s chuyển động trong các AO có hình số tám nổi.

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3: Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là

  1. 4
  2. 2
  3. 6
  4. 8

Câu 4: Nguyên tố Bo có 2 đồng vị (x1%) và (x2%) nguyên tử khối trung bình của B là 10,8. x1 là:

  1. 80%
  2. 20%
  3. 10,8%
  4. 89,2%

Câu 5: Cho các cấu hình electron của một số nguyên tử nguyên tố như sau:

(1) 1s22s22p6

(2) 1s22s22p63s2

(3) 1s22s22p63s23p63d64s2

(4) 1s22s22p63s23p63d14s2

(5) 1s22s22p63s23p4

(6) 1s22s22p63s23p5

Số lượng các nguyên tố kim loại trong số các nguyên tố ở trên là

  1. 2
  2. 1
  3. 4
  4. 3

Câu 6: Về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là sai ?

  1. Các (e) ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau
  2. Các (e) ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất
  3. Các (e) ở lớp K có mức năng lượng cao nhất
  4. Các (e) ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất

Câu 7: Boron là nguyên tố có nhiều tác dụng đối với cơ thể người như: làm lành vết thương, điều hòa nội tiết sinh dục, chống viêm khớp, ... Do ngọn lửa cháy có màu lục đặc biệt nên boron vô định hình được dùng làm pháo hoa. Boron có hai đồng vị là 10B và 11B , nguyên tử khối trung bình là 10,81. Tính phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị của boron.

  1. 10B là 19% và 11B là 81%
  2. 10Blà 81% và 11Blà 19%
  3. 10Blà 91% và 11B là 9%
  4. 10Blà 9% và 11B là 91%

Câu 8: Năng lượng của electron trong hệ gồm 1 electron và 1 hạt nhân (như H, He+, …) theo mô hình Rutherford – Bohr cũng như mô hình hiện đại đều phụ thuộc vào số thứ tự của lớp (n) và điện tích hạt nhân (Z) như sau:

 (J)

trong đó Z là điện tích hạt nhân; n = 1, 2, 3, … là số thứ tự của lớp electron.

Hãy tính và so sánh năng lượng của electron lớp thứ nhất của H, He+, Li2+.

  1. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, năng lượng của electron lớp thứ nhất của H, He+, Li2+trở lên dương hơn.
  2. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, năng lượng của electron lớp thứ nhất của H, He+, Li2+trở lên âm hơn.
  3. Theo chiều giảm của điện tích hạt nhân, năng lượng của electron lớp thứ nhất của H, He+, Li2+trở lên âm hơn.
  4. Không đáp án nào đúng.

Câu 9: Sự chuyển động của electron theo quan điểm hiện địa được mô tả

  1. Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử
  2. Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo nhất định tròn hay hình bầu dục
  3. Electron chuyển động cạnh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử
  4. Electron chuyển động rất chậm gần hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử

Câu 10: Đồng vị phóng xạ cobalt (Co – 60) phát ra tia γ có khả năng đâm xuyên mạnh, dùng điều trị các khối u ở sâu trong cơ thể. Cobalt có ba đồng vị:  (chiếm 98%),  và  ; nguyên tử khối trung bình là 58,982. Xác định hàm lượng % của đồng vị phóng xạ Co – 60.

  1. 0,05%
  2. 0,1%
  3. 0,12%
  4. 0,2%

Câu 11: Electron nào quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố

  1. Electron ở lớp gần nhân nhất
  2. Electron ở lớp kế ngoài cùng
  3. Electron ở lớp Q
  4. Electron lớp ngoài cùng

Câu 12: Trong tự nhiên, bromine có hai đồng vị bền là   chiếm 50,69% số nguyên tử và  chiếm 49,31% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của bromine là

  1. 80,00
  2. 79,986
  3. 80,112
  4. 80,986

Câu 13: Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 48, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Nguyên tố Y là

  1. sodium (Na).
  2. calcium Ca).
  3. boron (B).
  4. magnesium (Mg).

Câu 14: Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:

- X có 26 nơtron trong hạt nhân.

- X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.

- X có điện tích hạt nhân là 26+.

- Khối lượng nguyên tử X là 26u.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 15: Một nguyên tố X có 2 đồng vị là 127X và 135X. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. 127X có ít hơn 135X 8 nơtron và 8 electron
  2. 127X có ít hơn 135X 8 nơtron.
  3. 127X có ít hơn 135X 8 proton và 8 electron.
  4. 127X có ít hơn 135X 8 proton.

Câu 16: Trong tự nhiên tìm được hai đồng vị của nguyên tố X. Khảo sát cho thấy cứ 100 nguyên tử của X thì có 80 nguyên tử 63X. Biết rằng nguyên tử khối trung bình của X là 63,546, số khối của đồng vị còn lại là bao nhiêu (làm tròn đến số phần nguyên)

  1. 64
  2. 65
  3. 66
  4. 67

Câu 17: Một nguyên tử (X) có 13 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:

  1. 78,26.1023gam
  2. 21,71.10-24gam.
  3. 27 đvC
  4. 27 gam

Câu 18: Tưởng tượng ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 5 cm thì đường kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.

  1. 5m
  2. 50 m.
  3. 500 m
  4. 5000 m.

Câu 19: Nguyên tử sodium (Na) có 11 proton trong hạt nhân. Khi Na tác dụng với khí chlorine (Cl2) sẽ thu được muối sodium chloride (NaCl), trong đó Na tồn tại ở dạng ion Na+. Ion Na+ có bao nhiêu proton trong hạt nhân?

  1. 11.
  2. 12.
  3. 10.
  4. 13.

Câu 20: Biết rằng số Avogadro bằng 6,022.1023. TÍnh số nguyên tử H có trong 3,6 gam H2O?

  1. 1,3011.1023
  2. 4,8396.1023
  3. 2,4088.1023
  4. 3,2989.1023

Câu 21: Tổng số hạt cơ bản (p, e, n) trong nguyên tử nguyên tố X là 159, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Số khối của X là:

  1. 106
  2. 110
  3. 108
  4. 111

Câu 22: Nguyên tố A có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Xác định nguyên tố A

  1. A có thể thuộc các nguyên tố sau : K, Cr, Cu
  2. K
  3. Cr
  4. Cu

Câu 23: A được dùng để chế tạo đèn có cường độ sáng cao. Nguyên tử A có electron ở phân lớp 3d chỉ bằng một nửa phân lớp 4s. Viết cấu hình electron của nguyên tử A

  1. 1s22s22p63s23p63d24s4.
  2. 1s22s22p63s23p63d34s6.
  3. 1s22s22p63s23p63d14s2.
  4. 1s22s22p63s23p63d44s2.

Câu 24: Một nguyên tố mà nguyên tử có 4 lớp electron, có phân lớp d, lớp ngoài cùng đã bão hòa electron. Hãy tính tổng số electron s và electron p của nguyên tố này.

  1. 20
  2. 22
  3. 23
  4. 24

Câu 25: X được dùng làm chất bán dẫn trong kĩ thuật vô tuyến điện, chế tạo pin mặt trời. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Xác định số hiệu nguyên tử của X và tên nguyên tố X. Viết cấu hình electron của X.

  1. 1s22s22p63s23p1
  2. 1s22s22p63s23p2
  3. 1s22s22p63s2
  4. 1s22s22p63s1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoá học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay