Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hóa học 10 cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 10 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Câu 1: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng là do:
A. Các phân tử chuyển động nhanh hơn, va chạm nhiều hơn
B. Các phân tử trở nên nhỏ hơn
C. Các phân tử bị phá hủy
D. Các phân tử trở nên ổn định hơn
Câu 2: Axit HF yếu hơn các axit hydrohalic khác vì:
A. HF có liên kết hydrogen mạnh
B. HF có khối lượng phân tử nhỏ
C. HF có tính oxi hóa mạnh
D. HF có nhiệt độ sôi cao
Câu 3: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào sau đây ?
A. Độ tăng khối lượng sản phẩm.
B. Tốc độ phản ứng.
C. Độ tăng khối lượng chất tham gia phản ứng
D. Thể tích chất tham gia phản ứng.
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào sai ?
A. Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất.
B. Nước giải khát được nén và ở áp suất cao hơn sẽ có độ chua (độ axit) lớn hơn.
C. Thực phẩm được bảo đảm ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
D. Thực phẩm nấu trong nồi áp suất là để có nhiệt độ cao hơn 100°C.
Câu 5: Vì sao iốt (I₂) được sử dụng để sát trùng vết thương?
A. Iốt có tính khử mạnh
B. Iốt có tính oxi hóa mạnh, tiêu diệt vi khuẩn
C. Iốt phản ứng với nước để tạo ra dung dịch sát khuẩn
D. Iốt có tính kiềm nên trung hòa axit từ vi khuẩn
Câu 6: Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?
A. Phản ứng nhiệt phân thuốc tím (KMnO4).
B. Phản ứng nhiệt phân Fe(OH)3.
C. Phản ứng đốt cháy cồn (ethanol).
D. Phản ứng nung NH4Cl(s) tạo ra NH3(g) và HCl(g).
Câu 7: Mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hóa học là
A.
B.
C.
D.
Câu 8: Theo chiều từ F → Cl → Br → I, bán kính của nguyên tử
A. tăng dần.
B. không thay đổi.
C. giảm dần.
D. không có quy luật.
Câu 9: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH.
(b) Cho Al tác dụng với I2 có H2O làm xúc tác.
(c) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(d) Cho SiO2 vào dung dịch HF.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10: Những phát biểu nào sau đây đúng?
(a). Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và 25oC.
(b) Nhiệt (toả ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đó.
(c) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.
(d) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và lấy nhiệt từ môi trường.
A. (a) và (c)
B. (b) và (d)
C. (a), (b), (d)
D. (b), (c), (d)
Câu 11: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
A. CaOCl2
B. KMnO4
C. K2Cr2O7
D. MnO2
Câu 12: Phản ứng giữa hai chất A và B được biểu thị bằng phương trình hóa học sau: A + B → 2C
Tốc độ phản ứng này là V = K.[A].[B]. Thực hiện phản ứng này với sự khác nhau về nồng độ ban đầu của các chất:
Trường hợp 1: Nồng độ của mỗi chất là 0,01 mol/l.
Trường hợp 2: Nồng độ của mỗi chất là 0,04 mol/l
Trường hợp 3: Nồng độ của chất A là 0,04 mol/l, của chất B là 0,01 mol/l.
Tốc độ phản ứng ở trường hợp 2 và 3 lớn hơn so với trường 1 số lần là
A. 12 và 8
B. 13 và 7
C. 16 và 4
D. 15 và 5
Câu 13: Để làm nóng khẩu phần ăn, người ta dùng phản ứng giữa CaO và H2O
CaO (s) + H2O (l) → Ca(OH)2 (aq) ∆H = -105 kJ.
Cần cho m gam CaO vào 250g H2O để nâng nhiệt độ từ 20°C lên 80°C. Giá trị của m là
A. 38,06 (g).
B. 33,6 (g).
C. 34,02 (g).
D. 37,22 (g).
Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 10,05 gam hỗn hợp 2 muối carbonat kim loại hoá trị II và III vào dung dịch HCl thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Khối lượng muối trong A là
A. 10,38gam.
B. 20,66gam.
C. 30,99gam.
D. 9,32gam.
Câu 15: Tốc độ của phản ứng sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ từ 20oC đến 100oC, nếu hệ số nhiệt độ của phản ứng đã cho bằng 2?
A. 256 lần
B. 265 lần
C. 275 lần
D. 257 lần
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Ở điều kiện chuẩn, 2 mol nhôm tác dụng vừa đủ với khí chlorine tạo muối aluminium chloride và giải phóng một lượng nhiệt 1390,81 kJ.
a) Phản ứng trên là phản ứng oxi hoá khử vì có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tử trong phản ứng.
b) Phản ứng trên là phản ứng toả nhiệt.
c) Lượng nhiệt được giải phóng khi 10g AlCl3 được tạo thành là -52,9 kJ.
d) Nếu muốn tạo ra được 1,0kJ nhiệt lượng cần 50 g Al phản ứng.
Câu 2: Phản ứng luyện gang trong lò cao có phương trình như sau:
x Fe2O3 (s) + y CO (g) → z Fe (s) + t CO2 (g)
Cho biết nhiệt hình thành chuẩn của Fe2O3, CO, CO2 lần lượt là -824,2 kJ/mol, -110,5 kJ/mol; -393,5 kJ/mol.
a) Cân bằng phương trình ta được x : y = 1:3
b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng với các hệ số cân bằng tương ứng là 24,8 kJ.
c) Trong phản ứng trên thì Fe2O3 là chất oxi hoá CO là chất khử.
d) Lượng nhiệt giải phóng ra khi cho 1 mol Fe2O3 tác dụng với 1 mol CO2 với hiệu suất 100% là 9,72 kJ.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................