Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 3: Liên kết hoá học (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 3: Liên kết hoá học (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

(PHẦN 2 - 25 CÂU)

Câu 1:  Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe vào dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Cũng cho m gam hỗn hợp X trên vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thoát ra 15,68 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là

  1. 31,6
  2. 44,4
  3. 38,0
  4. 36,8

Câu 2: Chất độc màu da cam dioxin gây tác hại vô cùng nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người. Nó phân huỷ vô cùng chậm trong đất. Nghiên cứu cho thấy phải mất tám năm để lượng dioxin trong đất giảm đi một nửa. Nếu một mảnh đất có chứa 0,016 mg dioxin thì sau bao lâu lượng dioxin còn lại là 10-6 g dioxin.

  1. 36 năm
  2. 37 năm
  3. 32 năm
  4. 34 năm

Câu 3: Ở điều kiện chuẩn, 2 mol nhôm tác dụng vừa đủ với khí chlorine tạo ra muối aluminium chloride và giải phóng một lượng nhiệt 1 390,81 kJ.

Nếu muốn tạo ra được 1,0 kJ nhiệt lượng cần bao nhiêu gam Al phản ứng?

  1. 0,18943(gam).
  2. 0,04928(gam).
  3. 0,02382(gam).
  4. 0,03888(gam).

Câu 4: Để làm nóng khẩu phần ăn, người ta dùng phản ứng giữa CaO và H2O

CaO (s) + H2O (l) → Ca(OH)2 (aq)          ∆H = -105 kJ.

Cần cho m gam CaO vào 250g H2O để nâng nhiệt độ từ 20°C lên 80°C. Giá trị của m là

  1. 38,06 (g).
  2. 33,6 (g).
  3. 34,02 (g).
  4. 37,22 (g).

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn x mol FeS bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sinh ra y mol N2O (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biểu thức liên hệ giữa x và y là

  1. x = 8y
  2. y = 4x
  3. x = 4y
  4. y =  8x

Câu 6: Những phát biểu nào sau đây sai?

  1. Sự oxi hoá là sự nhường electron hay sự làm tăng số oxi hoá.
  2. Trong quá trình oxi hoá, chất khử nhận electron.
  3. Trong quá trình khử, chất oxi hoá nhận electron và bị khử xuống số oxi hoá thấp hơn.
  4. Trong quá trình oxi hoá, chất khử nhường electron và bị oxi hoá lên số oxi hoá cao hơn.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và 25oC.
  2. Nhiệt (toả ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đó.
  3. Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.
  4. Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là do các phản ứng này thu nhiệt và lấy nhiệt từ môi trường.

Câu 8: Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau:

N2 (g) + O2 (g) 2NO (g)                    = + 180 kJ

Kết luận nào sau đây đúng?

  1. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp
  2. Phản ứng tỏa nhiệt
  3. Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường
  4. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường

Câu 9: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ của phản ứng giữa Mg(s) với HCl(aq), mô tả nào sau đây phản ánh đúng hiện tượng quan sát được khi làm thí nghiệm?

  1. Khi đun nóng, bọt khí không thoát ra.
  2. Khi đun nóng, bọt khí thoát ra chậm hơn so với không đun nóng.
  3. Khi đun nóng, dây Mg tan nhanh hơn so với không đun nóng.
  4. Khi đun nóng, dây Mg tan chậm hơn so với không đun nóng.

Câu 10: Trong những phản ứng hoá học xảy ra theo các phương trình dưới đây, những phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử?

(1) PCl3 + Cl2 → PCl5

(2) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

(3) CO2 + 2LiOH → Li2CO3 + H2O

(4) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

Chọn phương án đúng.

  1. (3).                 
  2. (4).
  3. (1) và (2).     
  4. (1), (2) và (3).

Câu 11: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:

N2 (g) + O2 (g) → 2NO (g)  = + 179,20 kJ

Phản ứng trên là phản ứng

  1. Thu nhiệt.
  2. Không có sự thay đổi năng lượng.
  3. Toả nhiệt.
  4. Có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường.

Câu 12: Những phát biểu nào sau đây đúng?

(a). Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và 25oC.

(b) Nhiệt (toả ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đó.

(c) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.

(d) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và lấy nhiệt từ môi trường.

  1. (a) và (c)
  2. (b) và (d)
  3. (a), (b), (d)
  4. (b), (c), (d)

Câu 13: Trong phản ứng , nếu nồng độ của Htăng gấp đôi thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?

  1. Giảm 1 nửa
  2. Tăng gấp đôi
  3. Tăng 4 lần
  4. Giảm 4 lần

Câu 14: Nước oxy già có tính oxi hóa mạnh, do khả năng oxi hóa của hydrogen peroxide (H2O2). Từ công thức cấu tạo H – O – O – H, hãy xác định số oxi hóa của nguyên tử O.

  1. -1
  2. -2
  3. +1
  4. +2

Câu 15: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hoá học là gì?

  1. Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóahọc là lượng nhiệt tỏara của một phản ứng hoá học (∆rH được tính theo đơn vị kJ hoặc kcal).
  2. Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hoá học là năng lượng thu vào của một phản ứng hoá học (∆rH được tính theo đơn vị kJ hoặc kcal).
  3. Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hoá học là năng lượng toả ra của một phản ứng hoá học (∆rH được tính theo đơn vị kJ hoặc kcal).
  4. Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học là lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào của một phản ứng hoá học (∆rH được tính theo đơn vị kJ hoặc kcal).

Câu 16: Phát biểu sau đây đúng?

  1. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (với chất khí), nồng độ 1 mol L-1(đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K.
  2. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với nhiệt độ 298K.
  3. Áp suất 760 mmHg là áp suất ở điều kiện chuẩn.
  4. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 atm, nhiệt độ 0°C.

Câu 17: Đâu không phải yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

  1. Nồng độ chất tan
  2. Áp suất
  3. Nhiệt độ
  4. Số mol chất phản ứng

Câu 18: Hãy xác định chất bị khử, chất bị oxi hóa trong các phản ứng hóa học sau

 2KMnO4 + 5H2C2O4 + 3H2SO4 → 10CO2 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

  1. Chất bị oxi hóa: H2C2O4; chất bị khử: K2SO4.
  2. Chất bị oxi hóa: H2SO4; chất bị khử: KMnO4.
  3. Chất bị oxi hóa: KMnO4; chất bị khử: H2C2O4.
  4. Chất bị oxi hóa: H2C2O4; chất bị khử: KMnO4.

Câu 19: Quá trình nào sau đây là thu nhiệt?

(1) H2O (lỏng, ở 25oC) → H2O (hơi, ở 100oC)

(2) H2O (lỏng, ở 25oC) → H2O (rắn, ở 0oC).

(3) CaCO3 (Đá vôi) →Nung CaO + CO2.

(4) Khí methane (CH4) cháy trong oxygen.

  1. (1) và (2)
  2. (1) và (3)
  3. (2) và (4)
  4. (3) và (4)

Câu 20: Xác định số lượng mỗi loại liên kết trong các phân tử trước và sau phản ứng của CH4.

  1. 2 liên kết C – H.
  2. 3 liên kết C – H.
  3. 4 liên kết C – H.
  4. 5 liên kết C – H.

Câu 21: Khi ninh (hầm) thịt cá, yếu tố làm cho chúng chậm chín là

  1. Dùng nồi áp suất.          
  2. Chặt nhỏ thịt cá.
  3. Cho thêm muối vào.      
  4. Chặt to thịt cá.    

Câu 22: Phản ứng oxi hóa - tự khử là phản ứng oxi hoá - khử trong đó nguyên tử nhường và nhận electron thuộc cùng một nguyên tố, có cùng số oxi hóa ban đầu và thuộc cùng một chất. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - tự khử?

  1. 3Cl+ 3Fe  3FeCl
  2. CH+ 2O CO + 2HO
  3. NHNON + 2HO
  4. Cl+ 6KOH KClO + 5KCl + 3HO

Câu 23: Phản ứng phân hủy 1 mol H2O (g) ở điều kiện tiêu chuẩn:

H2O(g)→H2(g) + O2(g) cần cung cấp một nhiệt lượng là 241,8 kJ.

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là

  1. -832, 9 kJ
  2. 832, 9 kJ
  3. -246,1 kJ
  4. 246,1 kJ

Câu 24: Cho phản ứng: CH4(g) + H2O → CO(g) + 3H2(g) = 249,9 kJ. Ở điều kiện chuẩn, để thu được 1 gam H2, phản ứng này cần hấp thu nhiệt lượng bằng bao nhiêu.

  1. 89,7 kJ.
  2. 179,23 kJ.
  3. 96,5 kJ.
  4. 124,95 kJ.

Câu 25: Phản ứng A → sản phẩm được thực hiện trong bình kín. Nồng độ của A tại các thời điểm t = 0, t = 1 phút, t = 2 phút lần lượt là 0,1563 M; 0,1496 M; 0,1431 M.

Tính tốc độ trung bình của phản ứng từ phút thứ nhất tới hết phút thứ hai.

  1. 5,7.10-3
  2. 6,9.10-3
  3. 5,7.10-3
    D. 6,5.10-3

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoá học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay