Phiếu trắc nghiệm Hoá học 8 kết nối Ôn tập Chương 2: Một số hợp chất thông dụng (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 2: Một số hợp chất thông dụng (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức

CHƯƠNG 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Oxide lưỡng tính có đặc điểm là

  1. Tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
  2. Vừa tác dụng với dung dịch base và vừa tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
  3. Tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
  4. Chỉ tác dụng được với muối.

Câu 2. CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất hóa học nào của CaO?

  1. Tác dụng với oxide acid
  2. Tác dụng với Acid
  3. Tác dụng với base
  4. Cả A,B,C đều sai

Câu 3. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các muối?

  1. MgCl2; Na2SO4; KNO3.
  2. Na2CO3; H2SO4; Ba(OH)2.
  3. CaSO4; HCl; MgCO3.
  4. H2O; Na3PO4; KOH.

Câu 4. Đạm urea có thành phần chính là

  1. (NH4)2CO3.                   
  2. (NH2)2CO.
  3. NH4Cl    .
  4. Ca(H2PO4)2.

Câu 5: Nếu Ph <7 thì dung dịc có môi trường :

  1. Base
    B. Muối
    C. Trung tính
    D. Acid

Câu 6: Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách:

  1. Cho cả nước và axit vào cùng một lúc
  2. Rót từng giọt nước vào axit
  3. Rót từ từ axit vào nước và khuấy đều
  4. Cả 3 cách trên đều được

Câu 7: Base là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?

  1. Xanh
  2. Đỏ
  3. Tím
  4. Vàng

Câu 8: Oxide là gì?

  1. Hỗn hợp của nguyên tố oxygen với một nguyên tố khác.
  2. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác.
  3. Hợp chất của oxygen với một nguyên tố hóa học khác.
  4. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác.

Câu 9: Trong các dung dịch sau, chất nào phản ứng được với dung dịch BaCl2 ?

  1. AgNO3.
  2. NaCl.
  3. HNO3.
  4. HCl.

Câu 10: Phân bón kép là

  1. Phân bón chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N, P, K
  2. Phân bón có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng chính N, P, K
  3. Phân bón chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan… dưới dạng hợp chất
  4. Phân bón chứa nguyên tố dinh dưỡng chính là N.

Câu 11: Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách:

  1. Cho cả nước và axit vào cùng một lúc
  2. Rót từng giọt nước vào axit
  3. Rót từ từ axit vào nước và khuấy đều
  4. Cả 3 cách trên đều được

Câu 12: Quỳ tím chuyển xanh khi cho vào dung dịch

  1. nước vôi trong
  2. sulfuric acid
  3. hydrochloric acid
  4. phosphorus(V) oxide

Câu 13: Chỉ ra các oxide base: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O, P2O3

  1. P2O5, CaO, CuO
  2. CaO, CuO, BaO, Na2O
  3. BaO, Na2O, P2O3
  4. P2O5, CaO, P2O3

Câu 14: Dung dịch chất X có pH > 7 và khi cho tác dụng với dung dịch potassium sulfate (K2SO4) tạo ra kết tủa. Chất X là

  1. BaCl2
  2. NaOH
  3. Ba(OH)2
  4. H2SO4

 

Câu 15: Khối lượng của nguyên tố N có trong 200 g (NH4)2SO4 là

  1. 42,42 g                            
  2. 21,21 g                                            
  3. 24,56 g                            
  4. 49,12 g

Câu 16: Hydrochloric acid có trong dạ dày đóng vai trò

  1. Thúc đẩy quá trình tiều hóa thức ăn
  2. Kích thích ruột non và tụy sản xuất ra các enzyme tiêu hóa để phân giải chất béo, protein,…
  3. Tiêu diệt các vi khuẩn có hại từu bên ngoài vào dại dày
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 17: Quỳ tím chuyển đỏ khi cho vào dung dịch

  1. nước vôi trong
  2. sulfuric acid
  3. hydrochloric acid
  4. phosphorus(V) oxide

Câu 18: Có 3 lọ không nhãn. Mỗi lọ đựng một trong những chất rắn: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Chọn chất thử nào sau đây đề nhận biết chất rắn trong mỗi lọ?

  1. Quỳ tím
  2. Nước, quỳ tím và dung địch Na­2CO3
  3. Dùng quỳ tím và dung dịch AgNO3
  4. Dùng dung dịch Na2CO3

Câu 19: Cho 7,2 gam một loại oxide sắt tác dụng hoàn toàn với khí hydrogen cho 5,6 gam sắt. Công thức của oxide sắt là

  1. FeO
  2. Fe2O3
  3. Fe3O4
  4. FeO2

 

Câu 20: Khối lượng của nguyên tố N có trong 100 gam (NH4)2SO4 là

  1. 42,42 g
  2. 21,21 g
  3. 24,56 g
  4. 49,12 g

Câu 21: Để nhận biết 3 dung dịch bị mất nhãn: Na2SO4, HCl, H2SO4 loãng, người ta dùng

  1. Qùy tím
  2. Qùy tím và dd BaCl2
  3. Qùy tím và Fe
  4. dd BaCl2và dd AgNO3

Câu 22: Cho 12 gam NaOH vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích thoát ra ở đktc là

  1. 6,72 lít
  2. 7,40 lít
  3. 8,20 lít
  4. 5,65 lít

Câu 23: Cho dung dịch CaCl2 tác dụng với dung dịch có chứa 1,7 g AgNO3. Khối lượng chất rắn không tan sinh ra sau phản ứng là

  1. 1,435 gam
  2. 1,400 gam
  3. 1,500 gam
  4. 1,525 gam

Câu 24: Trộn dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị m là

  1. 8 gam
  2. 4 gam
  3. 6 gam
  4. 12 gam

Câu 25: Trong công nghiệp, phân lân superphotphate kép được sản xuất theo sơ đồ sau: 

                              Ca3(PO4)2  → H3PO4 →  Ca(H2PO4)2

Khối lượng dung dịch H2SO4 70% đã dùng để điểu chế được 468kg Ca(H2PO4)2 theo sơ đồ trên là bao nhiêu? Biết hiệu suất của quá trình là 80%.

  1. 392 kg
  2. 520 kg
  3. 600 kg
  4. 700 kg

 

=> Giáo án Hoá học 8 kết nối bài 8: Acid

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay